Tiếng H'Mông
Tiếng H’Mông là ngôn ngữ của người H’Mông hay người Miêu, một dân tộc có vùng cư trú truyền thống là nam Trung Quốc, miền bắc Việt Nam, Lào và Thái Lan.
Tiếng H'Mông | |
---|---|
lol Hmongb ad Hmaob lus Hmoob lus Hmôngz Hmoob 𖬇𖬰𖬞 𖬌𖬣𖬵 𞄉𞄧𞄵𞄀𞄩𞄰 | |
Sử dụng tại | Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, và Hoa Kỳ. |
Tổng số người nói | khoảng 10-12 triệu người |
Phân loại | H'Mông–Miền
|
Hệ chữ viết | Chữ H'Mông Pahawh, Chữ cái Latinh |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-3 | tùy trường hợp:mww – Mông Trắng (Lào, Trung Quốc)hmq – Miêu Đông Kiềm Đôngmuq – Miêu Đông Tương Tâyhnj – Mông Xanhhmz – Hmong Shua (Việt Nam)hmc – H'Mông Trung Huệ Thủy (Trung Quốc)hmm – H'Mông Trung Ma Sơn (Trung Quốc)hmj – H'Mông Trọng An Giang (Trung Quốc)hme – H'Mông Đông Huệ Thủy (Trung Quốc)cqd – Xuyên–Kiềm–Điền Cluster Miaohrm – Horned Miaosfm – Small Flowery Miaohmd – Large Flowery Miaohml – Luopohe Hmonghuj – H'Mông Bắc Quý Dươnghmi – H'Mông Bắc Huệ Thủyhmp – H'Mông Bắc Ma Sơnhea – H'Mông Bắc Kiềm Đônghmy – H'Mông Nam Quý Dươnghma – H'Mông Nam Ma Sơnhms – Miêu Nam Southern Kiềm Đônghmg – H'Mông Tây Nam Quý Dươnghmh – H'Mông Tây Nam Huệ Thủyhmw – H'Mông Tây Ma Sơnmmr – Miêu Tây Tương Tâyhmv – Mông Đỏ (Việt Nam)hmf – Hmong Don (Việt Nam) |
Tổng số người nói ngôn ngữ này trên toàn thế giới ước tính khoảng 10-12 triệu người. Tại Trung Quốc dân số người Miêu cỡ 9 triệu, sống tại các vùng Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây. Tại Hoa Kỳ có khoảng 200.000 người Mỹ gốc H’mông.
Tiếng H'Mông gồm có những phương ngữ có thể hiểu lẫn nhau của nhóm ngôn ngữ Tây H’mông trong ngữ hệ H'Mông-Miền (Miêu-Dao).
Chữ viết H'Mông truyền thuyết được coi là đã mất do sự xâm lược của người Hoa Hạ. Sang thế kỷ 20 có nhiều nỗ lực tạo ra bộ chữ để ghi tiếng H'Mông.
Khái niệmSửa đổi
Bên ngoài Trung Quốc, khái niệm "tiếng H’mông" có thể dùng để chỉ phương ngữ Xuyên–Kiềm–Điền. Tất cả các người H’mông ngoài Trung Quốc (trừ một số tại Việt Nam) đều nói phương ngữ này. Tuy thế, các phương ngữ khác nhau của tiếng H’mông không phải đều hiểu lẫn nhau và có thể coi là các ngôn ngữ riêng.
Từ những năm 1950, một dạng tiêu chuẩn hóa tiếng Miêu dựa trên cơ sở phó phương ngữ Xuyên–Kiềm–Điền tại Đại Nam Sơn đã được thống nhất. Và tất cả các phó-phó-phó phương ngữ của tiếng H’mông ngày nay tại Trung Quốc có thể hiểu lẫn nhau.
Âm vịSửa đổi
Tiếng H’mông gồm có 8 thanh điệu, nhiều hơn tiếng Việt 2 thanh điệu,
Gồm: g, s, v, j, b, d, m và thanh ngang (Chữ Hmông Việt: l, s, r, x, z, k, v, ngang).
Xem thêmSửa đổi
Chú thíchSửa đổi
Tham khảoSửa đổi
- Cooper, Robert, Editor. The Hmong: A Guide to Traditional Lifestyles. Singapore: Times Editions. 1998. các trang 35–41.
- Finck, John. "Clan Leadership in the Hmong Community of Providence, Rhode Island." In The Hmong in the West, Editors, Bruce T. Downing and Douglas P. Olney. Minneapolis, MN: Southeast Asian Refugee Studies Project, Center for Urban and Regional Affairs, University of Minnesota, 1982, các trang 22–25.
- Thao, Paoze, Mong Education at the Crossroads, New York: University Press of America, 1999, các trang 12–13.
- Xiong Yuyou, Diana Cohen (2005). Student's Practical Miao-Chinese-English Handbook / Npout Ndeud Xof Geuf Lol Hmongb Lol Shuad Lol Yenb. Yunnan Nationalities Publishing House, 539 pp. ISBN 7536732872.
- Enwall, Joakim. Hmong Writing Systems in Vietnam: A Case Study of Vietnam's Minority Language Policy. Stockholm, Sweden: Center for Pacific Asian Studies, 1995.
Liên kết ngoàiSửa đổi
Wikipedia Tiếng H'Mông (thử nghiệm) tại Wikimedia Incubator |
- Danh sách từ vựng Mông Trắng Lưu trữ 2010-10-31 tại Wayback Machine (from the World Loanword Database)
- Danh sách Swadesh của Mông Trắng tại Wiktionary
- Lomation's Hmong Text Reader Lưu trữ 2013-03-12 tại Wayback Machine - free online program that can read Hmong words/text.
- Entry for Hmong at Ethnologue
- Online Hmong dictionary Lưu trữ 2021-03-12 tại Wayback Machine (including audio clips)
- The Hmong Language: An Oral Memory Lưu trữ 2007-03-18 tại Wayback Machine
- Mong Literacy - consonants, vowels, tones for both Mong Leng and Hmong Der
- Comparison of Hmong and English grammar Lưu trữ 2008-04-09 tại Wayback Machine from the University of Minnesota
- Hmong Resources