Tiếng Saka là một ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Iran Đông, từng hiện diện ở hai vương quốc Phật giáo cổ đại Vu Điền (Khotan) và Tumshuq nằm trong lòng chảo Tarim, ngày nay là miền Nam Tân Cương, Trung Quốc. Đây là một ngôn ngữ Iran trung đại.[3] Hai vương quốc Khotan và Tumshuq có hai phương ngữ (được đặt theo tên mỗi vương quốc) khác nhau mà đôi lúc được coi là hai ngôn ngữ. Tiếng Saka là một trong những ngôn ngữ Iran trung đại ở khu vực Con đường tơ lụa ngoài tiếng Bactria, tiếng Sogdia, tiếng Ba Tư trung đạitiếng Parthia.

Tiếng Saka
Tiếng Khotan, Tiếng Tumshuq
Sử dụng tạiVu Điền (Khotan), Tumshuq, có lẽ cả Murtuq và Sơ Lặc (Shule)[1]
Khu vựcLòng chảo Tarim (Trung Quốc ngày nay)
Mất hết người bản ngữ vàothế kỷ 10
Dân tộcSaka
Phân loạiẤn-Âu
Phương ngữ
Khotan
Tumshuq
Kanchaki?
Hệ chữ viếtBrahmi, Kharosthi
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2kho
ISO 639-3cả hai:
kho – Tiếng Khotan
xtq – Tiếng Tumshuq
Glottologsaka1298[2]
Cung hoàng đạo bằng tiếng Khotan BLI6 OR11252 1R2 1
Những câu thơ tiếng Khotan BLE4 IOLKHOT50 4R1 1
Sách của Zambasta BLX3542 OR9614 5R1 1

Các nhà cai trị người Saka của Tây Ấn Độ, chẳng hạn như người Ấn-Scythia và các Phó vương miền Tây thực tế nói cùng một ngôn ngữ.[4]

Di liệu tiếng Saka trên gỗ và giấy được viết bằng một dạng chữ Brahmi (với một số ký tự riêng tự tạo và một số điểm khác thường trong kí âm, như ys biểu thị âm z).[5] Văn liệu tiếng Saka có niên đại từ thế kỷ thứ tư đến thế kỷ thứ mười một. Tiếng Tumshuq có phần nguyên thủy hơn tiếng Khotan,[6] nhưng do có ít văn liệu tiếng Tumshuq hơn, nên ta biết ít hơn về nó. Cả hai phương ngữ chia sẻ một số đặc điểm với tiếng Pashtuntiếng Wakhi ngày nay. Ngôn ngữ này được gọi là "Hvatanai" trong văn liệu đương thời.[7] Các ngôn ngữ Tochari thu nhận nhiều từ vựng gốc Prakit thông qua trung gian là tiếng Khotan.[8]

Lịch sử sửa

Hai phương ngôn tiếng Saka mà ta biết xuất hiện theo sau một làn sóng di cư của người Scythia. Sử liệu Trung Quốc không ghi nhận cuộc xâm lược nào đến vùng này; có một giả thuyết rằng hai tộc người Saka, nói hai phương ngữ, đến vùng này định cư vào khoảng năm 200 TCN, trước khi sử liệu của người Trung Quốc nhắc đến nơi này.[9] Người Saka cũng có thể đến trước thế kỷ thứ 3 TCN và đồng hóa với người dân bản địa đã định cư ở vùng Lòng chảo Tarim từ trước.[10]

Tiếng Saka biến mất sau khi người Hồi giáo Turk chinh phục vương quốc Vu Điền trong thời kỳ Hồi giáo và Turk hoá Tân Cương.

Vào thế kỷ 11, Mahmud al-Kashgari đã nhận xét rằng người Khotan vẫn có ngôn ngữ, chữ viết riêng và không giỏi tiếng Turk.[11][12] Theo Kashgari, một số ngôn ngữ phi Turk như tiếng Kanchaktiếng Soghdia vẫn được sử dụng ở một số khu vực.[13] Người ta cho rằng tiếng Kanchak (ở Kashgar, nước Sơ Lặc) thuộc nhóm ngôn ngữ Saka, cùng nhóm với ngôn ngữ được sử dụng bởi người dân ở Tashkurgan.[10] Có lẽ người dân lòng chảo Tarim chuyển sang nói ngôn ngữ Turk vào cuối thế kỷ thứ 11.[14]

Phân loại sửa

Tiếng Khotan và tiếng Tumshuq có mối quan hệ chặt chẽ và được xếp vào nhóm ngôn ngữ Đông Iran.[15]

Văn bản sửa

Trừ một bản khắc từ Issyk Kurgan (được tạm xác định là bằng tiếng Khotan, dù được viết bằng chữ Kharosthi), tất cả các tài liệu tiếng Saka còn sót lại đều có nguồn gốc từ Khotan hay Tumshuq. Tiếng Khotan có hơn 2.300 văn bản[16] được lưu giữ trong bản thảo Đôn Hoàng, trái lại, chỉ có 15 văn bản[17] bằng tiếng Tumshuq. Những văn bản này được giải mã nhờ Harold Walter Bailey.[18] Các văn bản cổ xưa hơn (từ thế kỷ thứ tư) chủ yếu là các tài liệu tôn giáo. Vương quốc Vu Điền là một đất nước nhiều tịnh xá và có thể dễ dàng tìm thấy những bản dịch Kinh Phật có niên đại khác nhau.

Chú thích sửa

  1. ^ Mallory, J.P. “Bronze Age languages of the Tarim Basin” (PDF). Expedition. 52 (3): 44–53. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2013.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Saka”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ “Saka language”. britannica.com.
  4. ^ Diringer, David (1948). Alphabet A Key To The History Of Mankind. tr. 350.
  5. ^ Bailey, H W (1970). “The Ancient Kingdom of Khotan”. British Institute of Persian Studies. 8: 65–72. doi:10.2307/4299633.
  6. ^ Masson], [editors, A.H. Dani, V.M. (1992). History of civilizations of Central Asia. Paris: UNESCO. tr. 283. ISBN 92-3-103211-9.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ Bailey, H W (tháng 12 năm 1939). “The Rama Story in Khotanese”. Journal of the American Oriental Society. 59 (4): 460. doi:10.2307/594480.
  8. ^ Litvinsky 1999: 432
  9. ^ Bailey, H W (1970). “The Ancient Kingdom of Khotan”. British Institute of Persian Studies. 8: 68.
  10. ^ a b Ahmad Hasan Dani; B. A. Litvinsky; Unesco (ngày 1 tháng 1 năm 1996). History of Civilizations of Central Asia: The crossroads of civilizations, A.D. 250 to 750. UNESCO. tr. 283–. ISBN 978-92-3-103211-0.
  11. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2019.
  12. ^ Scott Cameron Levi; Ron Sela (2010). Islamic Central Asia: An Anthology of Historical Sources. Indiana University Press. tr. 72–. ISBN 0-253-35385-8.
  13. ^ Scott Cameron Levi; Ron Sela (2010). Islamic Central Asia: An Anthology of Historical Sources. Indiana University Press. tr. 72–. ISBN 0-253-35385-8.
  14. ^ Akiner (ngày 28 tháng 10 năm 2013). Cultural Change & Continuity In. Routledge. tr. 71–. ISBN 978-1-136-15034-0.
  15. ^ Ronald Emmerick, "Khotanese and Tumshuqese", in Gernot Windfuhr, ed., The Iranian Languages, Routledge, 2009
  16. ^ https://unicode.org/L2/L2015/15022-khotanese.pdf
  17. ^ “BRĀHMĪ – Encyclopaedia Iranica”. www.iranicaonline.org. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2019.
  18. ^ “BAILEY, HAROLD WALTER – Encyclopaedia Iranica”. www.iranicaonline.org. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2019.

Nguồn sửa

Dự án Đôn Hoàng quốc tế

Đọc thêm sửa

  • Bailey, H W (1979) Dictionary of Khotan Saka, Cambridge University Press
  • Encyclopædia Iranica "Iranian Languages" http://www.iranicaonline.org/articles/central-asia-xiii
  • Emmerick, R. E., & Pulleyblank, E. G. (1993). A Chinese text in Central Asian Brahmi script: new evidence for the pronunciation of Late Middle Chinese and Khotanese. Roma: Istituto italiano per il Medio ed Estremo Oriente. (On connections between Chinese and Khotanese, such as loan words and pronunciations)
  • . ISBN 8120815408. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)