Tiếng Serbia-Croatia còn gọi là tiếng Serb-Croat, tiếng Serb-Croat-Bosna (SCB),[3] tiếng Bosna-Croatia-Serbia (BCS)[4] hay tiếng Bosna-Croatia-Montenegro-Serbia (BCMS),[5] là một ngôn ngữ Nam Slav và là ngôn ngữ chính của Serbia, Croatia, Bosna và HercegovinaMontenegro. Đây là một ngôn ngữ đa tâm với bốn[6] dạng chuẩn có thể thông hiểu lẫn nhau.

Tiếng Serbia-Croatia
Tiếng Serbia
Tiếng Croatia
Tiếng Bosna
Tiếng Montenegro
Phương ngữ Bunjevac
srpskohrvatski / hrvatskosrpski
српскохрватски / хрватскосрпски
Sử dụng tạiSerbia, Croatia, Bosna và Hercegovina, MontenegroKosovo[a]
Tổng số người nói18,8 triệu (2007)
Dân tộcNgười Serb, người Croat, người Bosna, người Montenegro, người Bunjevac
Phân loạiẤn-Âu
Dạng chuẩn
Kajkavia (cho tới thế kỷ 20)
Phương ngữ
Shtokavia (tiêu chuẩn)
Torlakia (tranh cãi)
Hệ chữ viếtLatinh (Gaj)
Kirin (SerbiaMontenegro)
Hệ chữ nổi Nam Tư
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Serbia (dưới tên "tiếng Serbia")
 Croatia (dưới tên "tiếng Croatia")
 Bosnia and Herzegovina (dưới tên "tiếng Bosna", "tiếng Croatia", "tiếng Serbia")
 Montenegro (dưới tên "tiếng Montenegro")
 Kosovo[a] (dưới tên "tiếng Serbia")[1]
 Liên minh châu Âu (dưới tên "tiếng Croatia")
Quy định bởiHiệp hội Ngôn ngữ học và tiếng Croatia (tiếng Croatia)

Ban chuẩn hóa tiếng Serbia (tiếng Serbia)

Đại học Sarajevo (Bosna)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1sh (deprecated)
ISO 639-2scr
ISO 639-3tùy trường hợp:
srp – Tiếng Serbia
hrv – Tiếng Croatia
bos – Tiếng Bosna
bun – Phương ngữ Bunjevac
svm – Tiếng Slavomolisano
kjv – Tiếng Kajkavia
Glottologmoli1249[2]
Linguasphere53-AAA-g
  Khu vực nơi tiếng Serbia-Croatia là ngôn ngữ số đông (2005).


Ghi chú: a Kosovo còn đang tranh chấp, xem tuyên ngôn độc lập Kosovo năm 2008
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Các phương ngữ Nam Slav về mặt lịch sử từng tạo nên một dãy phương ngữ. Bởi lịch sử của khu vực, nhất là bởi sự bành trướng của đế quốc Ottoman, đã dẫn đến sự xáo trộn về ngôn ngữ và tôn giáo tại đây. Do sự di cư, tiếng Shtokavia trở thành phương ngữ phổ biến nhất miền tây Balkan, mở rộng về phía tây, nơi mà ChakaviaKajkavia từng chiếm giữ. Người Bosna, người Croatngười Serb khác biệt nhau về tôn giáo và về lịch sử từng thuộc những vùng văn hóa khác nhau, dù họ đã sống kế cạnh nhau trong một thời gian dài, dưới sự cai trị của những vị vua ngoại quốc.

Tiếng Serbia-Croatia được chuẩn hóa trong Hiệp định văn học Viên vào giữa thế kỷ 19 bởi những nhà văn và nhà ngữ văn Croatia và Serbia, nhiều thập kỷ trước khi nhà nước Nam Tư được thành lập.[7] Có ít sự khác biệt giữa dạng chuẩn văn học tiếng Serbia và tiếng Croatia, cả hai đều dựa trên một tiểu phương ngữ của tiếng Shtokavia, là Đông Hercegovinia. Thế kỷ 20, tiếng Serbia-Croatia đóng vai trò ngôn ngữ chính thức của vương quốc Nam Tư (khi đó được gọi là "tiếng Serb-Croat-Slovenia")[8] và sau đó là của Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư. Sự giải tán Nam Tư đã ảnh hưởng đến quan điểm ngôn ngữ của người dân, nên tiếng Serbia-Croatia bị phân chia theo ranh giới dân tộc và chính trị. Tiếng Bosna được chọn làm ngôn ngữ chính thức của Bosna và Hercegovina, còn tiếng Montenegro đang trong quá trình được chuẩn hóa. Tiếng Serbia-Croatia phân chia thành tiếng Serbia, tiếng Croatia, tiếng Bosna, tiếng Montenegro và đôi khi Bunjevac.

Giống những ngôn ngữ Nam Slav khác, tiếng Serbia-Croatia có hệ thống ngữ âm tương đối đơn giản, với 5 nguyên âm và 25 phụ âm. Ngữ pháp được thừa hưởng từ ngôn ngữ Slav nguyên thủy, với sự biến tố phức tạp, lưu giữ 7 cách ngữ pháp, thể hiện ở danh từ, đại từ và tính từ. Động từ được chia theo thể chưa hoàn thànhhoàn thành, với một hệ thống thì tương đối phức tạp. Tiếng Serbia-Croatia là một ngôn ngữ có xu hướng bỏ đại từ với cấu trúc câu mềm dẻo, chủ–động–tân là cấu trúc cơ sở. Nó có thể được viết bằng bảng chữ cái Kirin Serbia hoặc bảng chữ cái Latinh của Gaj.

Ghi chú sửa

  1. ^ a b Vị thế chính trị của Kosovo đang trong tình trạng tranh chấp. Sau khi đơn phương tuyên bố độc lập khỏi Serbia vào năm 2008, Kosovo được chính thức công nhận là một nhà nước độc lập bởi 97 trong tổng số 193 (50.3%) nước thành viên LHQ (chưa kể 15 nước khác từng công nhận nhưng sau đó đã rút lại tuyên bố đó), trong khi Serbia tiếp tục tuyên bố đây là một phần lãnh thổ của mình.

Tham khảo sửa

  1. ^ “Hiến pháp Cộng hòa Kosovo” (PDF). tr. 2. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2012.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Molise–SKB”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Čamdžić, Amela; Hudson, Richard. “Serbo-Croat-Bosnian clitics and Word Grammar” (PDF). UCL Psychology and Language Sciences. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2013. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  4. ^ Alexander, Ronelle (2006), Bosnian/Croatian/Serbian – A Grammar with Sociolinguistic Commentary, The University of Wisconsin Press, ISBN 978-0-299-21194-3
  5. ^ Thomas, Paul-Louis; Osipov, Vladimir (2012). Grammaire du bosniaque, croate, monténégrin, serbe [Grammar of Bosnian, Croatian, Montenegrin, and Serbian]. Collection de grammaires de l'Institut d'études slaves; vol. 8 (bằng tiếng Pháp). Paris: Institut d'études slaves. tr. 624. ISBN 9782720404900. OCLC 805026664. Tóm lược dễ hiểu.
  6. ^ Mørk, Henning (2002). Serbokroatisk grammatik: substantivets morfologi [Serbo-Croatian Grammar: Noun Morphology]. Arbejdspapirer; vol. 1 (bằng tiếng Đan Mạch). Århus: Slavisk Institut, Århus Universitet. tr. unpaginated (Preface). OCLC 471591123.
  7. ^ Blum 2002, tr. 130–132.
  8. ^ Busch, Birgitta; Kelly-Holmes, Helen (2004). Language, Discourse and Borders in the Yugoslav Successor States. Multilingual Matters. tr. 26. ISBN 978-1-85359-732-9.

Đọc thêm sửa

  • Banac, Ivo: Main Trends in the Croatian Language Question, Yale University Press, 1984
  • Branko Franolić, Mateo Zagar: A Historical Outline of Literary Croatian & The Glagolitic Heritage of Croatian Culture, Erasmus & CSYPN, London & Zagreb 2008 ISBN 978-953-6132-80-5
  • Franolić, Branko: A Historical Survey of Literary Croatian, Nouvelles éditions latines, Paris, 1984.
  • Franolić, Branko: Language Policy in Yugoslavia with special reference to Croatian, Paris, Nouvelles Editions Latines 1988
  • Ivić, Pavle: Die serbokroatischen Dialekte, the Hague, 1958
  • Matasović, Ranko (2008), Poredbenopovijesna gramatika hrvatskoga jezika (bằng tiếng Croatia), Zagreb: Matica hrvatska, ISBN 978-953-150-840-7
  • Magner, Thomas F.: Zagreb Kajkavian dialect. Pennsylvania State University, 1966
  • Magner, Thomas F.: Introduction to the Croatian and Serbian Language (Revised ed.). Pennsylvania State University, 1991
  • Murray Despalatović, Elinor: Ljudevit Gaj and the Illyrian Movement. Columbia University Press, 1975.
  • Zekovic, Sreten & Cimeša, Boro: Elementa montenegrina, Chrestomatia 1/90. CIP, Zagreb 1991

Liên kết ngoài sửa