Tiếng Tương (chữ Hán giản thể: 湘语, phồn thể: 湘語, Hán-Việt: Tương ngữ), còn gọi là tiếng Hồ Nam (chữ Hán: 湖南话, Hán-Viêt: Hồ Nam thoại), là một trong những nhóm ngôn ngữ chính của các ngôn ngữ Hán, được dùng chủ yếu tại tỉnh Hồ Nam, cũng như tại phía bắc tỉnh Quảng Tây và một số nơi tại Quý Châu, Hồ Bắc. Các học giả chia tiếng Tương thành 5 nhóm là Lâu Thiệu, Trường Ích, Thần Tự, Hành Châu và Vĩnh Toàn.[2]

Tương ngữ
Hồ Nam ngữ
湘語/湘语
chữ Hán "Tương ngữ" được viết theo kiểu phồn thểgiản thể
Sử dụng tạiTrung Quốc
Khu vựcVùng trung tâm và tây nam tỉnh Hồ Nam, phía bắc tỉnh Quảng Tây, một số khu vực tỉnh Quý ChâuHồ Bắc
Tổng số người nói38 triệu
Dân tộcngười Hồ Nam (người Hán)
Phân loạiHán-Tạng
Phương ngữ
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3hsn
Glottologxian1251[1]
Linguasphere79-AAA-e
Tiếng Tương
Phồn thể湘語
Giản thể湘语
tiếng Hồ Nam
Phồn thể湖南話
Giản thể湖南话

Tiếng Tương có vai trò quan trọng trong lịch sử Trung Quốc hiện đại, đặc biệt như phong trào Tự Cường (自强運動), một trăm ngày Duy Tân (百日維新), Cách mạng Tân Hợi, Quốc-Cộng nội chiến lần thứ hai. Một số nhân vật nói tiếng Tương (tiếng Hồ Nam) nổi tiếng như Mao Trạch Đông, Tả Tông Đường, Hoàng Hưng,...

Lịch sử

sửa

Cổ đại

sửa

Thời TầnHán, phía Đông tỉnh Hồ Nam là nước Trường Sa. Người dân nơi đó nói tiếng Nam Sở, tổ tiên của tiếng Tương ngày nay.

Trung đại và hiện đại

sửa

Thời Đường, di dân phương Bắc tiếp tục di cư đến Hồ Nam. Tới thời Nguyên, phong trào khởi nghĩa của nông dân làm thiệt hại dân số Hồ Nam. Thời Minh, dân nói tiếng Cám từ Giang Tây di cư nhiều tới Hồ Nam làm tiếng Tương bị ảnh hưởng, phát sinh ra tiếng Tân Tương ở phía Bắc Hồ Nam.

Huyện Toàn Châuđịa cấp thị Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây xưa kia thuộc tỉnh Hồ Nam. Thời Minh, huyện này bị chia sang tỉnh Quảng Tây, khiến Toàn Châu trở thành huyện có nhiều người nói tiếng Tương ở Quảng Tây.

Phân loại

sửa
 
Các phương ngữ ở tỉnh Hồ Nam. Tiếng Tương tô màu vàng.

Tiếng Tương bị ảnh hưởng bởi tiếng Quan thoại khá mạnh. Bên cạnh đó, nó bị chia làm tiếng Tương mới (màu xanh lam) với phương ngữ đại diện là tiếng Trường Sa; tiếng Tương cũ (màu vàng đậm) với phương ngữ đại diện là tiếng Song Phong.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Xiang Chinese”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ 鲍, 鲍; 陈晖 (ngày 24 tháng 8 năm 2005). 湘语的分区(稿). 方言 (2005年第3期): 261. |script-title= không hợp lệ: missing prefix (trợ giúp)

Liên kết ngoài

sửa