Tiệp dư
Tiệp dư (chữ Hán: 婕妤 hoặc 緁伃; Bính âm: jié yú) là một cấp bậc phi tần trong hậu cung phong kiến của Trung Quốc và Việt Nam.
Lịch sử
sửaVào thời nhà Hán, ban đầu hậu phi cấp bậc chỉ có Phu nhân, Mỹ nhân rồi Lương nhân. Đến đời Hán Vũ Đế, thiết lập Tiệp dư đứng đầu tần phi, thời Hán Nguyên Đế thì dưới Chiêu nghi, vị ngang Liệt hầu. Về ý nghĩa, Nhan Sư Cổ (颜师古) khi ghi chú sách Hán thư có nói:「"Tiệp, ngôn tiếp hạnh vụ thượng dã. Dư, mĩ xưng dã"」[1][2].
Thời Hán Chiêu Đế, Hiếu Chiêu Thượng Quan hoàng hậu của Hán Chiêu Đế nhập cung ban đầu phong Tiệp dư, sau đó mới lập làm Hoàng hậu. Trường hợp tương tự xảy ra với Vương Chính Quân thời Hán Nguyên Đế. Về sau, tước vị Chiêu nghi được tạo ra, thì Tiệp dư chỉ còn cao thứ 2 sau Chiêu nghi. Vào thời nhà Đường và nhà Tống, vị Tiệp dư thuộc hàng Chính nhị phẩm và Chính tam phẩm[3][4], sang thời nhà Minh và nhà Thanh thì chính thức bị hủy bỏ.
Ở Việt Nam, vị Tiệp dư có từ đời Lê Sơ, mẹ của Lê Thánh Tông là Ngô Thị Ngọc Dao vốn là Tiệp dư của Lê Thái Tông. Sau khi Lê Thánh Tông lên ngôi, thiết lập phân vị hậu cung, đã cho Tiệp dư đứng đầu hàng Lục chức là hàng thấp nhất trong hậu cung, dưới Tam phi cùng Cửu tần. Theo lệ, Lục chức ngoài Tiệp dư còn bao gồm: Dung hoa (傛華), Tuyên vinh (宣榮), Tài nhân (才人), Lương nhân (良人), Mỹ nhân (美人).
Vào thời nhà Nguyễn, vị Tiệp dư thuộc hàng thứ 6 trong 9 bậc cung giai, gọi là [Lục giai Tiệp dư; 六階婕妤].
Nhân vật nổi tiếng
sửa- Trung Quốc
- Triệu Tiệp dư - hưu danh là Câu Dặc Phu nhân, sủng phi của Hán Vũ Đế, mẹ Hán Chiêu Đế Lưu Phất Lăng.
- Phó Tiệp dư - phi tần của Hán Nguyên Đế, mẹ Định Đào Cung vương Lưu Khang; cùng Phùng Tiệp dư là 2 người đầu tiên phong tước Chiêu nghi.
- Phùng Tiệp dư - phi tần của Hán Nguyên Đế, mẹ Trung Sơn Hiếu vương Lưu Hưng; cùng Phó Tiệp dư là 2 người đầu tiên phong tước Chiêu nghi.
- Ban Tiệp dư - phi tần của Hán Thành Đế.
- Từ Huệ - phi tần cuối đời Đường Thái Tông.
- Việt Nam
- Quang Thục Hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao - phi tần của Lê Thái Tông, mẹ sinh Lê Thánh Tông.
- Nguyễn Kính phi - phi tần của Lê Thánh Tông.
- Nhã Thuận Lễ tần Nguyễn Nhược Thị Bích - phi tần của Tự Đức nhà Nguyễn.
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ 《汉书·外戚传》颜师古注:「倢,言接幸于上也。伃,美称也。」
- ^ 《汉书 卷九十七上 外戚传序》:"至武帝制倢伃、傛華、充仪,各有爵位......倢伃视上卿,比列侯。"
- ^ 《舊唐書·后妃上》: 三代宮禁之職,《周官》最詳。自周已降,彤史沿革,各載本書,此不備述。唐因隋制,皇后之下,有貴妃、淑妃、德妃、賢妃各一人,為夫人,正一品;昭儀、昭容、昭媛、修儀、修容、修媛、充儀、充容、充媛各一人,為九嬪,正二品;婕妤九人,正三品;美人九人,正四品;才人九人,正五品;寶林二十七人,正六品;御女二十七人,正七品;采女二十七人,正八品;其餘六尚諸司,分典乘輿服御。龍朔二年,官名改易,內職皆更舊號。
- ^ 《宋史·志第一百一十六 职官三》: 司封郎中员外郎掌官封、叙赠、承袭之事。...内命妇之品五:曰贵妃、淑妃、德妃、贤妃,曰大仪、贵仪、淑仪、淑容、顺仪、顺容、婉仪、婉容、昭仪、昭容、昭媛、修仪、修容、修媛、充仪、充容、充媛,曰婕妤,曰美人,曰才人、贵人。