Tomahawk là một loại rìu cầm tay của những người Anh Điêng Bắc Mỹ.[1][2] Tên gọi của rìu Tomahawk lần đầu tiên được ghi nhận trong tiếng Anh vào thế kỷ 17, chuyển ngữ từ âm gốc của bộ lạc Powhatan. Cộng đồng người da đỏ thuộc nhóm Algonquia ở miền Nam nước Mỹ được cho là những người đã sáng chế ra ra loại rìu này. Rìu Tomahawk truyền thống thường có cán dài khoảng 60 cm, đầu hẹp, trọng lượng nhẹ hơn so với loại rìu phổ biến ở châu Âu. Thời nguyên thủy, loại rìu này được chế tạo bằng đá tròn hoặc xương hươu, nai, phần tay cầm được làm bằng gỗ. Tomahawk hiện đại có cán bằng gỗ hồ đào, tần bì hoặc gỗ phong không dài quá 2 ft (61 cm),[1][2][3] có thể được gia cố bằng da thuộc. Rìu thường được buộc thêm lông vũ hoặc những dải băng thổ cẩm có hoa văn khắc nhau tùy từng bộ lạc hoặc địa vị của người sử dụng. Rìu Tomahawk được người Da đỏ sử dụng làm vũ khí chiến đấu cầm tay hoặc vũ khí ném. Chúng cũng được sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày như cắt xẻ thực phẩm hoặc săn bắn.

Tomahawk.
Tomahawk
Tomahawk

Vào cuối thế kỷ 18, Quân đội Anh đã cấp các tomahawk cho các chính quyền thuộc địa của họ trong cách mạng Mỹ như một vũ khí và công cụ.[4]

Những chiếc rìu tomahawk hiện đại được thiết kế bởi Peter LaGana bao gồm tay cầm bằng gỗ, hơi giống như một cái rìu và một vỏ bọc bằng da và được sử dụng bởi các lực lượng Mỹ chọn lọc trong chiến tranh Việt Nam và được gọi là "Tomahawk Việt Nam".[5][6]

Từ nguyên sửa

Tên gọi xuất phát từ tiếng Powhatan tamahaac, có gốc từ Proto-Algonquia *temah- "cắt bằng dụng cụ".[7] tiếng Algonquia cùng nguồn ngốc bao gồm Lenape təmahikan,[8] Malecite-Passamaquoddy tomhikon, và Abenaki demahigan, tất cả đều có nghĩa là "rìu".[9][10]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Haskew, Mike (ngày 1 tháng 9 năm 2003). “Pipe Hawks”. Blade Magazine. 30 (9): 26–34. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  2. ^ a b Haskew, Mike (ngày 1 tháng 9 năm 2006). “Star-Spangled Hawks Take Wing”. Blade Magazine. 33 (9): 30–37. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  3. ^ Haskew, Mike (ngày 1 tháng 9 năm 2004). “Legends and Lore Through the Spike Tomahawk”. Blade Magazine. 28 (9): 12–19. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  4. ^ Dick, Steven (ngày 1 tháng 5 năm 2002). “Frontier Hatchets still On Duty”. Tactical Knives. 10 (5): 43–47. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  5. ^ Steele, David E. (tháng 9 năm 2005). “Wedged Edges at War”. Blade Magazine: 12–19.
  6. ^ “Marines Stuck On Tomahawk” (PDF). The Pittsburgh Press. ngày 25 tháng 2 năm 1968. tr. 2. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2008.
  7. ^ Cutler, Charles L. (2002). Tracks that Speak: The Legacy of Native American Words in North American Culture. Boston: Houghton Mifflin Harcourt. tr. 139. ISBN 0-618-06509-1.
  8. ^ “tëmahikàn”. Lenape Talking Dictionary. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2012. The Lenape root təmə- means 'to cut off' and the suffix -hikan forms the names of tools
  9. ^ Hranicky, William (ngày 1 tháng 4 năm 2009). Material Culture from Prehistoric Virginia. AuthorHouse. tr. 56. ISBN 978-1-4389-6661-8.
  10. ^ Jahr, Ernst Håkon; Broch, Ingvild (1996). Language Contact in the Arctic: Northern Pidgins and Contact Languages. Walter de Gruyter. tr. 295. ISBN 978-3-11-014335-5.