Tour de Pologne (tiếng Ba Lan: Wyścig Dookoła Polski), tên viết tắt chính thức là TdP, là giải xe đạp đua theo chặng. Chiều dài tổng cộng của quãng đường đua là khoảng 1.200 km, chia làm 7 - 8 chặng. Cuộc đua được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1928 và từ năm 1952 chính thức trở thành sự kiện thường niên. Trước năm 1993, cuộc đua chỉ dành cho những người đua xe đạp nghiệp dư và hầu hết người chiến thắng là người Ba Lan.

VĐV đua xe trong Tour de Pologne 2011 chặng 1.
Vạch đích Tour de Pologne 2019 chặng 2 tại Katowice.
Dariusz Baranowski, VĐV chiến thắng TdP 1991, 1992, 1993.

Liên đoàn Xe đạp Quốc tế (UCI) đã ghép TdP trở thành một phần của UCI ProTour năm 2005, UCI World Ranking năm 2009.

Lịch sử sửa

Lấy cảm hứng từ giải Tour de France nổi tiếng, Hiệp hội Xe đạp Warszawa và tờ báo thể thao Przegląd Sportowy xuất bản ở Kraków đã đề xuất tổ chức cuộc đua này. Nhờ sáng kiến của họ, Wyścig Dookoła Arlingtonki (Tạm dịch: Cuộc đua quanh đất nước Ba Lan, tên ban đầu của TdP) đã được tổ chức vào mùa hè năm 1928. Cuộc đua lần đầu diễn ra vào ngày 7 tháng 11 năm 1928. 71 VĐV đua xe đạp di chuyển trên quãng đường 1.500 km. Người chiến thắng đầu tiên là Felix Więcek đến từ Câu lạc bộ đua xe đạp Bydgoszcz.

Trước khi Thế chiến II bùng nổ, TdP được tổ chức bốn lần.

Sau chiến tranh, ý tưởng về một cuộc thi đạp xe quanh Ba Lan nhen nhóm trở lại. Năm 1947, nhờ sự hợp tác của Hiệp hội Đua Xe đạp Ba Lan với nhà xuất bản Czytelnik và một nhóm các nhà báo, cuộc đua được tái kích hoạt lại sau 8 năm vắng bóng. Năm đó ban tổ chức quyết định công bố người chiến thắng chỉ sau bốn chặng, với độ dài khoảng 606 km (quãng đường di chuyển ngắn nhất trong lịch sử TdP), đó là VĐV Stanislaw Grzelak (Tramwajarz Lodz). Trước năm 1993, cuộc đua TdP vẫn chưa được chính thức chấp nhận do chính quyền đương thời chỉ chấp nhận sự kiện đạp xe khác: Giải đua Hòa bình.

Năm 1993, Czesław Lang, VĐV giành huy chương bạc trong bộ môn đua xe đạp tại Thế vận hội Mùa hè 1980 và cũng là VĐV chiến thắng giải TdP 1980, đã đảm nhận chức vụ Giám đốc TdP. Nhờ những nỗ lực bền bỉ của mình, ông đã nâng giải TdP lên một tầm cao mới, và hiện là sự kiện đã được UCI World Ranking công nhận.

Năm 1997, trong đại hội UCI ở San Sebastian, TdP tiến lên giải đua chuyên nghiệp hạng 2.4 và trở thành "Cuộc đua xe mang tính quốc gia".

Tại Giải vô địch thế giới UCI năm 1999, Ủy ban kỹ thuật UCI xếp giải đua lên hạng 2.3. Vào ngày 12 tháng 10 năm 2001, TdP tiếp tục thăng hạng lên hạng 2.2.

Trong quyết định năm 2005 của UCI, TdP đã được đưa vào hạng tinh hoa trong các giải đua xe đạp   - UCI ProTour, ngang hàng với Giro d'Italia, Tour de France, Vuelta a España.

Trong các cuộc thăm dò của Przegląd Sportowy năm 1995, 1996, 2004 và 2008, Tour de Pologne nhận được danh hiệu "Sự kiện thể thao hay nhất trong năm".

Danh sách VĐV giành chiến thắng sửa

Năm Vô địch Quốc tịch Chặng Độ dài quãng đường
2019 Pavel Sivakov   Nga 6 1036.2 km
2018 Michał Kwiatkowski   Ba Lan 7 1014 km
2017 Dylan Teuns   Bỉ 7 1122 km
2016 Tim Wellens   Bỉ 7 1190 km
2015 Jon Izagirre   Tây Ban Nha 7 1076 km
2014 Rafał Majka   Ba Lan 7 1255 km
2013 Pieter Weening   Hà Lan 7 1238 km
2012 Moreno Moser   Ý 7 1231.6 km
2011 Peter Sagan   Slovakia 7 1113.3 km
2010 Dan Martin   Ireland 7 1256.5 km
2009 Alessandro Ballan   Ý 7 1158 km
2008 Jens Voigt   Đức 7 1258.6 km
2007 Johan Vansummeren   Bỉ 7 1224 km
2006 Stefan Schumacher   Đức 7 1226 km
2005 Kim Kirchen   Luxembourg 8 1246 km
2004 Ondřej Sosenka   Cộng hòa Séc 8 1264 km
2003 Cezary Zamana   Ba Lan 8 1233 km
2002 Laurent Brochard   Pháp 8 1273 km
2001 Ondřej Sosenka   Cộng hòa Séc 8 1249 km
2000 Piotr Przydział   Ba Lan 7 1164 km
1999 Tomasz Brożyna   Ba Lan 7 1164 km
1998 Serguei Ivanov   Nga 8 1434 km
1997 Rolf Järmann   Thụy Sĩ 8 1499 km
1996 Viatcheslav Djavanian   Nga 8 1346 km
1995 Zbigniew Spruch   Ba Lan 7 1254 km
1994 Maurizio Fondriest   Ý 7 1110 km
1993 Dariusz Baranowski   Ba Lan 12 1794 km
1992 Dariusz Baranowski   Ba Lan 8 1149 km
1991 Dariusz Baranowski   Ba Lan 8 1222 km
1990 Mieczysław Karłowicz   Ba Lan 9 1207 km
1989 Marek Wrona   Ba Lan 8 1271 km
1988 Andrzej Mierzejewski   Ba Lan 7 1016 km
1987 Zbigniew Piątek   Ba Lan 8 1162 km
1986 Marek Kulas   Ba Lan 10 1490 km
1985 Marek Leśniewski   Ba Lan 10 1224 km
1984 Andrzej Mierzejewski   Ba Lan 9 1219 km
1983 Tadeusz Krawczyk   Ba Lan 9 1147 km
1982 Andrzej Mierzejewski   Ba Lan 8 892 km
1981 Jan Brzeźny   Ba Lan 9 1 195 km
1980 Czesław Lang   Ba Lan 10 1282 km
1979 Henryk Charucki   Ba Lan 9 1335 km
1978 Jan Brzeźny   Ba Lan 11 1415 km
1977 Lechosław Michalak   Ba Lan 10 1460 km
1976 Janusz Kowalski   Ba Lan 10 1499 km
1975 Tadeusz Mytnik   Ba Lan 10 1440 km
1974 André Delcroix   Bỉ 11 1593 km
1973 Lucjan Lis   Ba Lan 12 1512 km
1972 José Viejo   Tây Ban Nha 10 1194 km
1971 Stanisław Szozda   Ba Lan 12 1291 km
1970 Jan Stachura   Ba Lan 12 1611 km
1969 Wojciech Matusiak   Ba Lan 13 1795 km
1968 Jan Kudra   Ba Lan 12 1757 km
1967 Andrzej Bławdzin   Ba Lan 11 1682 km
1966 Józef Gawliczek   Ba Lan 10 1272 km
1965 Józef Beker   Ba Lan 9 1318 km
1964 Rajmund Zieliński   Ba Lan 10 1394 km
1963 Stanisław Gazda   Ba Lan 8 1482 km
1962 Jan Kudra   Ba Lan 8 1278 km
1961 Henryk Kowalski   Ba Lan 8 1329 km
1960 Roger Diercken   Bỉ 8 1336 km
1959 Wiesław Podobas   Ba Lan 11 1621 km
1958 Bogusław Fornalczyk   Ba Lan 11 2038 km
1957 Henryk Kowalski   Ba Lan 11 1968 km
1956 Marian Więckowski   Ba Lan 8 1221 km
1955 Marian Więckowski   Ba Lan 10 1563 km
1954 Marian Więckowski   Ba Lan 12 1925 km
1953 Mieczysław Wilczewski   Ba Lan 13 2311 km
1952 Wacław Wójcik   Ba Lan 11 1959 km
1949 Francesco Locatelli   Ý 12 1994 km
1948 Wacław Wójcik   Ba Lan 11 1963 km
1947 Stanisław Grzelak   Ba Lan 4 606 km
1939 Bolesław Napierała   Ba Lan 8 1291 km
1937 Bolesław Napierała   Ba Lan 9 1336 km
1933 Jerzy Lipiński   Ba Lan 9 1721 km
1929 Józef Stefański   Ba Lan 12 2250 km
1928 Feliks Więcek   Ba Lan 8 1491 km

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

Liên kết ngoài sửa