Trương Học Lương

Là một trong những quân phiệt rồi trở thành tướng lĩnh của Quốc Dân Đảng Trung Quốc tại vùng Tây An. Ông cùng với tướng Dương Hổ Thành là 2 tác giả chính của "Sự biến Tây An"

Trương Học Lương (chữ Hán: 張學良, (1901-06-03)3 tháng 6, 1901[1] - (2001-10-15)15 tháng 10, 2001) là một trong những quân phiệt có thế lực lớn, sau trở thành tướng lĩnh của Quốc Dân Đảng Trung Quốc tại vùng Tây An. Ông chính là người phát động "Sự biến Tây An" năm 1936 gây chấn động, bắt cóc và gây áp lực với Tưởng Giới Thạch dẫn đến hợp tác Quốc-Cộng trong Chiến tranh Trung-Nhật.[2][3][4][5][6][7]

Trương Học Lương
張學良
Tướng Trương Học Lương
Đảng phái chính trị Quốc dân Đảng (KMT)
Sự nghiệp quân sự
Biệt danhZhang Xueliang hay Chang Hsüeh-liang
Peter Hsueh Liang Chang
Sinh(1901-06-03)3 tháng 6, 1901
Mất14 tháng 10, 2001(2001-10-14) (100 tuổi)
Năm tại ngũ19151936
Quân hàmĐại tướng Lục quân
Chỉ huy
  • Tư lệnh Sư đoàn 27 (1915-1920)
  • Thượng tá lục quân pháo binh (1919)
  • Tư lệnh Lữ đoàn 2 hợp thành, quân đoàn 3 Phụng Thiên (1919-1920)
  • Tư lệnh Lữ đoàn vệ binh (1920-1921)
  • Tư lệnh Lữ đoàn hợp thành, quân đoàn 3 Phụng Thiên (1920-1924)
  • Xứ trưởng Chỉnh lý xứ Lục quân Đông Tam tỉnh (1922)
  • Tổng tài Hàng không Lục quân Đông Tam tỉnh (1922)
  • Tư lệnh Lữ đoàn 2, quân đoàn Phụng Thiên (1922)
  • Tư lệnh Quân đoàn 3 Phụng Thiên (1924)
  • Đại tướng Lục quân Chính phủ An quốc quân (1927-1928)
  • Tổng tư lệnh Bảo an Đông Tam tỉnh (Chính phủ An quốc quân) (1928-1929)
  • Hiệu trưởng Đại học Đông Bắc (Chính phủ An quốc quân) (1928)
  • Ủy viên Chính phủ Quốc dân (1928-1931)
  • Tư lệnh trưởng quan Biên phòng Đông Bắc (1929-1930)
  • Chủ tịch Chính vụ Ủy viên hội Đông Bắc (1929-1930)
  • Ủy viên Thủ đô kiến thiết Ủy viên hội (1929)
  • Ủy viên thường vụ Quốc quân biên khiển Ủy viên hội (1930)
  • Ủy viên Tài chính Ủy viên hội (1929-1930), (1931-1937)
  • Phó tổng tư lệnh Hải Lục Không quân Trung Hoa Dân quốc lục (1930-1931)
  • Ủy viên Cấm yên Ủy viên hội (1931-1935)
  • Ủy viên Toàn quốc kinh tế Ủy viên hội (1931-1932)
  • Chủ nhiệm Bắc Kinh tuy tịnh công thự (1931-1932)
  • Ủy viên Quân sự Ủy viên hội (1932-1936)
  • Đại lý Ủy viên trưởng Quân sự Ủy viên hội, phân hội Bắc Bình (1932-1933)
  • Tổng tư lệnh tiễu phỉ Dự Ngạc Hoàn tam tỉnh (1934-1935)
  • Phó tổng tư lệnh Bộ Tư lệnh tiễu phỉ Tây Bắc (1935-1936)
  • Ủy viên Trung ương Trung Quốc Quốc Dân đảng (1935-1936)
  • Hiệu trưởng danh dự Đại học Đông Bắc (1993-2001)
Tham chiếnXung đột Trung-Xô 1929
Gia đìnhTrương Tác Lâm

Thân thế sửa

Trương Học Lương, tự Hán Khanh (汉卿), hiệu Nghị Am (毅庵), là người Hải Thành, tỉnh Phụng Thiên (nay là Liêu Ninh), sinh ngày 3 tháng 6 năm 1901 tại Tang Lâm, huyện Thái An, tên lúc nhỏ là Song Hỉ (双喜), Tiểu Lục tử (小六子). Ông là con trưởng của thủ lĩnh quân phiệt Đông Bắc Trung Quốc Trương Tác Lâm, được mệnh danh là "Thiếu soái" (少帥), đứng đầu "Dân quốc Tứ công tử".[8]

Quân phiệt vùng Đông Bắc sửa

Năm 1919, ông theo học trường quân sự Phụng Thiên, tốt nghiệp hạng nhất khoa pháo binh 1 năm sau đó. Sau khi ra trường, ông công tác dưới quyền cha mình và thăng tiến nhanh chóng. Ngày 4 tháng 6 năm 1928, khi cha bị Nhật Bản (ở đây là Đế quốc Nhật Bản) ám sát chết tại Hoàng cô đồn, ông được các thuộc hạ của cha mình tôn lên chức vụ Tổng tư lệnh Bảo an Đông Bắc.

Ngay lập tức, ông cùng các thủ hạ tuyên bố trở cờ, ly khai chính phủ Bắc Dương, gia nhập chính phủ Quốc dân đảng. Do sự quy thuận của Trương Học Lương, Tưởng Giới Thạch dễ dàng chấm dứt cục diện quân phiệt gây rối loạn, hoàn tất công cuộc thống nhất Trung Quốc.

Sự biến Tây An sửa

Ông cùng với Dương Hổ Thành là 2 tướng chỉ huy quân Quốc Dân Đảng tại Tây An (Trung Quốc), dưới trướng của Tưởng Giới Thạch.

Ngày 4/12/1936 ông và Dương Hổ Thành được lệnh của Tưởng Giới Thạch tấn công đại bản doanh của Đảng cộng sản tại Diên An. Do chịu ảnh hưởng của phong trào chống Nhật của Đảng cộng sản nên 2 ông cố tình trì hoãn việc tiến công. Ngày 6/12 hai tướng thỉnh cầu Tưởng Giới Thạch đình chỉ nội chiến và cùng Đảng cộng sản chống nhật nhưng bị Tưởng cự tuyệt. Do căm ghét thái độ "hàng Nhật chống Cộng" của Tưởng, tối 12/12/1936 hai tướng cho quân bao vây Hoa Thanh trì và bắt sống Tưởng cùng bộ hạ đưa về Tây An tống giam.

Sau đó hai tướng Trương, Dương đã ra tuyên bố giải tán Tổng bộ chỉ huy tiễu phỉ Tây Bắc, thành lập Ủy ban Quân sự lâm thời Liên quân Tây Bắc kháng Nhật do Trương làm Chủ tịch, Dương làm Phó chủ tịch.

Kết cục giam lỏng sửa

Ngày 25/12, Trương tháp tùng Tưởng Giới Thạch bay về Nam kinh, Tưởng được thả tự do. Nhưng sau khi về tới Nam Kinh Tưởng lại bắt giam Trương Học Lương. Sau đó,Trương Học Lương bị giam lỏng tại Đài Loan đến năm 1975 thì được thả tự do. Ông định cư tới Hoa Kỳ sinh sống. Năm 2001 ông mất tại Hawaii, hưởng thọ 100 tuổi.

Chú thích sửa

  1. ^ Có nguồn ghi là năm 1989 hay 1900
  2. ^ “Zhang Xueliang, 100, Dies; Warlord and Hero of China”. The New York Times. 19 tháng 10 năm 2001. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2012.
  3. ^ “Tribute for Chinese hero”. BBC News. 16 tháng 10 năm 2001. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2002.
  4. ^ “Zhang Xueliang, Chinese military leader, died in Hawaii in 2001 at the age of 100”. thinkfinity.org. 14 tháng 10 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2010.
  5. ^ “张学良老校长”. neu.edu.cn. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2017. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  6. ^ “张学良先生今逝世 江泽民向其亲属发去唁电”. chinanews.com. 15 tháng 10 năm 2001. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2001.
  7. ^ “伟大的爱国者张学良先生病逝 江泽民发唁电高度评价张学良先生的历史功绩”. people.com.cn. 16 tháng 10 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2017. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  8. ^ còn gọi là "Cận đại Tứ công tử", theo thuyết phổ biến trong nhân gian là Trương Học Lương, Viên Hàn Vân (袁寒雲, con Viên Thế Khải), Phổ Đồng (溥侗, hoàng tộc nhà Thanh), Tôn Khoa (con Tôn Trung Sơn)

Tham khảo sửa