Trương Lục Thủy

Phi tần Triều Tiên

Trương Lục Thủy (chữ Hán: 張緑水; Hangul: 장녹수; năm sinh không rõ, mất ngày 2 tháng 9 năm 1506), là một Hậu cung trong Nội mệnh phụ của Yên Sơn Quân, vị quân chủ thứ 10 của nhà Triều Tiên.

Trương Lục Thủy
Hangul
장녹수
Hanja
張緑水
Romaja quốc ngữJang Nok-su
McCune–ReischauerJang Nok-su
Hán-ViệtTrương Lục Thủy

Tiểu sử sửa

Cha bà tên là Trương Hán Bật (Jang Han-pi), vốn là Văn nghĩa Huyện lệnh ở Trung Thanh đạo, còn mẹ bà là một người thiếp. Cuộc sống của bà khá bần hàn, phải bán thân để kiếm cái ăn[1]. Sau đó bà trở thành nô tì trong phủ của Tế An đại quân, một người em họ của Triều Tiên Thành Tông. Bà kết hôn với một gia nô trong phủ của Tế An đại quân và có một con trai, nhưng sau đó bà bỏ trốn để đi học ca múa và trở thành một Kỹ sinh. Bà có giọng ca du dương và có thể hát mà không cần động đậy môi. Dung mạo của bà khi đã ngoài 30 tuổi mà nhìn vẫn như cô gái 16 tuổi.

Vua Yên Sơn Quân nghe tiếng của bà, bèn đón vào cung, phong làm Thục viên. Vào năm 1502 bà sinh hạ Linh Thọ Ông chúa. Năm 1503, bà được phong là Thục dung. Yên Sơn Quân vô cùng sủng ái bà, cho dù đang bực tức như thế nào chỉ cần nhìn thấy bà liền trở nên vui vẻ[1].

Trương Lục Thủy đã lợi dụng sự sủng ái của nhà vua để đưa gia đình chị gái mình nắm những chức vụ quan trọng ở Hàm Kính đạo. Dù sống ở trong cung nhưng bà xây rất nhiều nhà riêng ở bên ngoài, và phá hủy nhà dân chúng xung quanh để phục vụ cho việc xây dựng của mình. Có bản ghi chép cho rằng Quan Đồng Tri trung xu phủ sự là Lý Thừa Chính bị gia nhân của Trương Lục Thủy sỉ nhục và phải đút lót tiền hối lộ để thoát nạn [2]. Năm 1505, bà chém đầu một Kỹ sinh tên là Ngọc Trì Hoa vì cô này lỡ đạp lên váy của bà, sau đó đem bêu đầu ngoài Liên Phương Viện. Trương Lục Thủy và những kẻ thân cận rất cổ vũ cho những cai trị độc đoán của Yên Sơn Quân, khiến dân chúng rất căm phẫn.

Ngày 2 tháng 9 năm 1506, xảy ra Trung Tông phản chánh, Yên Sơn Quân bị phế vị. Trương Lục Thủy bị bắt và chém đầu cùng với 2 phi tần khác là Thục dung Điền thị và Thục dung Kim thị. Thi thể sau đó bị rất nhiều người tới phỉ nhổ và ném đá.

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ a b 「以金孝孫爲司正。孝孫 張綠水姊夫、綠水 齊安大君家婢也。性慧、善候人意。初貧甚、賣身以食。嫁夫無節、爲大尹家奴妻、生一子。後學歌舞爲娼、善歌不動脣齒、其聲淸亮可聽。年三十餘、貌如二八兒。王聞而悅之、遂納焉。自是、寵愛日隆、所言皆從、封淑媛。容色不踰中人、而陰巧妖媚、莫有比者。王惑之、賞賜鉅萬、傾府庫財物、盡歸其家; 竭金銀珠玉、以悅其心。奴婢田宅、亦不可勝計。操弄王如嬰兒、戲辱王如奴隷。王雖盛怒、見綠水則必喜笑、賞刑皆在其口。孝孫以姊夫、得至通顯。」 朝鮮王朝実録 燕山君日記47冊、燕山8年11月25日 甲午2回目
  2. ^ 申炳周 장녹수 (tiếng Hàn) NAVER 2016.4.16 12:34 (UTC)