Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trường đại học công lập Việt Nam tập trung về kinh tế quốc dân

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (tiếng Anh: National Economics University – NEU) là một trường đại học định hướng nghiên cứu đầu ngành trong khối các trường đào tạo về Kinh tế, Quản lýQuản trị kinh doanh ở Việt Nam, nằm trong nhóm các trường Đại học, Học viện trọng điểm của Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nổi danh là nơi đào tạo ra rất nhiều lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt NamNhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhiều doanh nhân nổi tiếng. Đồng thời, trường còn là trung tâm nghiên cứu kinh tế chuyên sâu, tư vấn các chính sách vĩ mô cho Chính phủ Việt Nam.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)
National Economics University - NEU
Phù hiệu trường
Địa chỉ
Map
207 đường Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng
, ,
Thông tin
Tên cũTrường Kinh tế Tài chính
LoạiĐại học
Khẩu hiệuĐổi mới, hội nhập, phát triển
Thành lập25 tháng 1 năm 1956; 68 năm trước (1956-01-25)
Sáng lậpngày 25 tháng 1 năm 1956
HệCông lập
Mã trườngKHA
Hiệu trưởngGS. TS. Phạm Hồng Chương
Giảng viênKhoảng 759
Số Sinh viênKhoảng 22000
Bài hátBài Ca Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Biệt danhStanford Phố Vọng
Websiteneu.edu.vn
Thông tin khác
Viết tắtĐHKTQD/NEU
Thuộc tổ chứcBộ Giáo dục và Đào tạo
Tổ chức và quản lý
Hiệu trưởng danh dựCố Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng
Phó hiệu trưởngGS. TS Trần Thị Vân Hoa
GS.TS Hoàng Văn Cường
PGS.TS Bùi Huy Nhượng
Cổng trường Đại học kinh tế quốc dân (phố Vọng)

Lịch sử sửa

  • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập theo Nghị định số 678-TTg ngày 25 tháng 1 năm 1956 với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính[1]. Lúc đó, Trường được đặt trong hệ thống Đại học nhân dân Việt Nam trực thuộc Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.
  • Ngày 22 tháng 5 năm 1958: Nghị định số 252-TTg của Thủ tướng Chính phủ đổi tên trường thành Trường Đại học Kinh tế Tài chính trực thuộc Bộ Giáo dục.[2]
  • Tháng 1 năm 1965: đổi tên thành Trường Đại học Kinh tế Kế hoạch.
  • Ngày 22 tháng 10 năm 1985: Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Nguyễn Đình Tứ ra Quyết định số 1443/QĐ-KH đổi tên trường thành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
  • Năm 1989: trường Đại học Kinh tế Quốc dân được Chính phủ giao thực hiện 3 nhiệm vụ chính là:

1/ Tư vấn về chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô.

2/ Đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở bậc đại học và sau đại học

3/ Đào tạo cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

  • Trải qua những năm tháng xây dựng và phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn luôn giữ vững vị trí là:

- Một trong những trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý Kinh tếQuản trị kinh doanh lớn nhất ở Việt Nam. Bên cạnh các chương trình đào tạo cấp bằng cử nhân, Thạc sĩTiến sĩ, Trường cũng thường xuyên tổ chức các khoá bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn về Quản lý Kinh tếQuản trị kinh doanh cho các nhà quản lý các Doanh nghiệp và các Cán bộ Kinh tế trên phạm vi toàn quốc.

Cho đến nay, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đào tạo được nhiều thế hệ Cán bộ Quản lý chính quy, năng động, dễ thích nghi với Nền kinh tế thị trường và có khả năng tiếp thu các Công nghệ mới. Trong số những sinh viên tốt nghiệp của Trường, nhiều người hiện đang giữ những chức vụ quan trọng trong các Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội Việt Nam, Chính phủ Việt Nam và các Doanh nghiệp.

-- Trung tâm nghiên cứu Khoa học Kinh tế phục vụ đào tạo, hoạch định chính sách Kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, các ngành, các địa phương và chiến lược kinh doanh của các Doanh nghiệp. Trường đã triển khai nhiều công trình nghiên cứu lớn về Kinh tếKinh doanh ở Việt Nam, được Chính phủ trực tiếp giao nhiều đề tài nghiên cứu lớn và quan trọng. Ngoài ra, Trường cũng hợp tác về nghiên cứu với nhiều Trường đại học, Viện nghiên cứuCác tổ chức quốc tế.

- Trung tâm Tư vấn và chuyển giao Công nghệ quản lý Kinh tếQuản trị kinh doanh. Trường đã có nhiều đúng góp to lớn trong việc tư vấn cho các Tổ chức ở Trung ương, địa phương và các Doanh nghiệp. Ảnh hưởng sâu rộng của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đến toàn bộ công cuộc đổi mới được tăng cường bởi các mối liên kết chặt chẽ của Trường với các cơ quan thực tiễn.

Hợp tác quốc tế sửa

 
Logo trường đại học Kinh tế Quốc dân trong tòa nhà thế kỷ

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có quan hệ trao đổi, hợp tác đào tạo – nghiên cứu với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu nổi tiếng và nhiều tổ chức quốc tế của các nước Nga, Trung Quốc, Bulgaria, Ba Lan, Cộng hòa SécSlovakia, Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Nhật, Thuỵ Điển, Hà Lan, Đức, Canada, Hàn Quốc, Thái Lan,... Đặc biệt, trường cũng nhận được tài trợ của các nước và các tổ chức quốc tế như tổ chức Sida (Thụy Điển), UNFPA, CIDA (Canada), JICA (Nhật Bản), Chính phủ Hà Lan, ODA (Vương quốc Anh), UNDP, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Ford (Mỹ), Quỹ Hanns Seidel (Đức)... để tổ chức nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo và mở các khoá đào tạo thạc sĩ tại Trường về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh và các lớp bồi dưỡng về kinh tế thị trường... Đồng thời, Trường cũng có quan hệ với nhiều công ty nước ngoài trong việc đào tạo, nghiên cứu và cấp học bổng cho sinh viên.

Mục tiêu đến năm 2020 sửa

Mục tiêu chung sửa

Giữ vững, phát huy và khẳng định vị thế trường trọng điểm quốc gia, trường đầu ngành trong hệ thống giáo dục đại học của cả nước, phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành trường đại học đa ngành về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế nhằm phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, phục vụ có hiệu quả nhu cầu phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế – xã hội Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể sửa

Đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, chuẩn hóa đội ngũ giảng dạy và phục vụ; tạo ra sự đột phá về chất lượng đào tạo ở một số ngành, chuyên ngành mũi nhọn, đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế đảm bảo sự lan toả và làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng toàn diện các hệ đào tạo. Mở rộng, phát triển và khẳng định vị thế là một trung tâm nghiên cứu khoa học và tư vấn kinh tế, quản trị kinh doanh lớn và có uy tín hàng đầu của Việt Nam. Phát triển quan hệ hợp tác, liên kết chặt chẽ và nâng cao vai trò đào tạo, nghiên cứu và tư vấn trong mạng lưới các trường đại học có đào tạo về kinh tếquản trị kinh doanh, trong hệ thống giáo dục đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệpViệt Nam; mở rộng quan hệ hợp tác trao đổi có hiệu quả với các trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới. Mở rộng ảnh hưởng và không ngừng nâng cao hình ảnh uy tín của trường trong và ngoài nước. Phấn đấu trở thành trường đại học hiện đại với đầy đủ cơ sở vật chất và các trang thiết bị tiên tiến, môi trường phục vụ đào tạo và nghiên cứu cơ bản đạt tiêu chuẩn khu vực với hệ thống giảng đường đủ tiêu chuẩn, hệ thống thư viện hiện đại cùng một hệ thống các dịch vụ cung cấp có chất lượng cao.

Quy mô sửa

  • Tổng số giảng viên và nhân viên: 1228, trong đó có 18 Giáo sư, 95 Phó Giáo sư, 255 Tiến sĩ, 391 Thạc sĩ; 20 Giảng viên cao cấp, 230 giảng viên chính, 329 giảng viên. 2 Nhà giáo Nhân dân, 41 Nhà giáo Ưu tú, 382 Đảng viên.
  • Hiện trường đang đào tạo khoảng 22000 sinh viên với 19 khoa, 45 chuyên ngành, 11 viện và 8 trung tâm, 13 bộ môn, 9 phòng ban chức năng và 4 đơn vị phục vụ khác.
 
Tòa nhà thế kỷ-biểu tượng của NEU

Các hiệu trưởng sửa

  • Phạm Văn Đồng (Thủ tướng, Hiệu trưởng danh dự khi thành lập)[3][4]
  • Nguyễn Văn Tạo: 1956–1960[4]
  • GS Đoàn Trọng Truyến: 1960–1963
  • Hồ Ngọc Nhường: 1963–1968
  • Đỗ Khiêm: Phó Hiệu trưởng, phụ trách trường (1968–1970)
  • GS. NGND Mai Hữu Khuê: 1970–1982
  • Phạm Hữu Niên: 1982–1984 (Phụ trách trường)
  • PGS. TSKH. Lê Văn Toàn: 1984–1985
  • PGS. Nguyễn Pháp:1985–1987
  • GS. TS. Anh hùng lao động. NGND Vũ Đình Bách: 1987–1994
  • GS. TSKH. NGND Lương Xuân Quỳ: 1994–1999
  • GS. TS. NGND Nguyễn Đình Hương: 1999–2002
  • GS. TSKH. NGND Lê Du Phong: 2002–2003 (Q.Hiệu trưởng)
  • GS. TS. NGUT Nguyễn Văn Thường: 2003–2008
  • GS. TS. NGUT Nguyễn Văn Nam: nhiệm kỳ 2008–05/2013
  • PGS. TS Phạm Mạnh Hùng: 05/2013–09/2014 (Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
  • GS. TS. NGND Trần Thọ Đạt: 09/2014 – 04/2019
  • GS. TS. NGUT Phạm Hồng Chương (từ 04/2019)

Những cán bộ, giảng viên nổi tiếng sửa

  • Trần Văn Cung, bí thư Chi bộ Cộng sản đầu tiên của Đông Dương Cộng sản Đảng.
  • Đoàn Trọng Truyến: sinh ngày 15 tháng 1 năm 1922 tại Thừa Thiên Huế, mất ngày 8 tháng 7 năm 2009, là nhà giáo Nhân dân, Giáo sư, nguyên Bộ trưởng, Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng từ tháng 5/1984 đến tháng 2/ 1987. Ngoài ra, ông còn giữ nhiều cương vị lãnh đạo khác trong các Bộ, ngành, là Hiệu trưởng Trường Kinh tế tài chính (nay là Đại học Kinh tế quốc dân) từ 1960- 1963; Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII.
  • Vũ Đình Bách: Nhà giáo nhân dân, GS.TS; Hiệu trưởng trường đại học Kinh tế quốc dân (1987- 1994). Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.Ông có nhiều đóng góp cho sự phát triển trường đại học KTQD.
  • Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội Lê Xuân Tùng
  • Nguyên bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư, chủ tịch HĐQT ACB Trần Xuân Giá
  • Chủ tịch HĐQT Sabeco Phan Đăng Tuất

Khen thưởng sửa

Sinh viên ưu tú sửa

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là nơi đào tạo ra nhiều lãnh đạo cấp cao nhất cho Đảng Cộng sản Việt NamNhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhiều doanh nhân nổi tiếng, những người đẹp đoạt các danh hiệu tại các cuộc thi sắc đẹp cũng là sinh viên và nghiên cứu sinh của trường.

Thông tin khác sửa

Bê bối sửa

Ngày 2/4/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra hình thức xử lý kỷ luật đối với Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam về việc ông Nguyễn Văn Nam đã ban hành một số văn bản quản lý nhà trường không đúng quy định của pháp luật:

  • Chuyển đổi khoa Ngân hàng – Tài chính thành Viện Ngân hàng – Tài chính không thảo luận lấy ý kiến tại cơ sở
  • Tách bộ môn Tài chính tiền tệ không lấy ý kiến của Ban chủ nhiệm khoa, Hội đồng khoa học
  • Bổ nhiệm 49 cán bộ nguồn tại chỗ thiếu bước nhận xét, đánh giá cán bộ và lấy phiếu tín nhiệm tại cơ sở
  • Điều chuyển ông Phạm Ngọc Linh nóng vội sai quy định, xử lý kỷ luật ông Hà Huy Bình không đúng với quy định của pháp luật nhận hình thức xử lý là khiển trách.
  • Ký quyết định chuyển sinh viên Đào Văn Hướng từ khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Tây Bắc sang lớp Ngân hàng tài chính (K50) trong khi SV này không đủ điều kiện nên theo Bộ "phải áp dụng hình thức kỉ luật cảnh cáo".

Tổng hợp các hình thức kỉ luật, ông Nguyễn Văn Nam phải chịu hình thức kỉ luật nặng hơn mức cảnh cáo là Hạ bậc lương.[6]

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “Trường Đại học Kinh tế Quốc dân”, Wikipedia tiếng Việt, 5 tháng 10 năm 2021, truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2021
  2. ^ Giới thiệu ĐHKTQD Lưu trữ 2011-12-17 tại Wayback Machine, cập nhật 24/06/2011 14:32:17
  3. ^ Nguyễn Văn Nam (ngày 21 tháng 11 năm 2011), Kỷ niệm 55 năm thành lập (1956-2011) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh (lần 2) của Trường Đại học KTQD, Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016, truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2013
  4. ^ a b “Khái Quát Chủ Trương Của Đảng Và Nhà Cho Sự Ra Đời Của Trường”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2013.
  5. ^ “Bộ Tài chính bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Cẩn giữ chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan - TinHoatDong : Hải Quan Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2016.
  6. ^ Hình phạt cho hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân, vietnamnet, 4.4.2013

Liên kết ngoài sửa