Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế

Đại học Ngoại ngữ Huế là một trường đại học trực thuộc hệ thống Đại học Huế, được xếp vào nhóm đại học trọng điểm của quốc gia Việt Nam. Trường được thành lập ngày 13/07/2004 trên cơ sở sáp nhập các khoa và tổ ngoại ngữ từ 6 trường thành viên của Đại học Huế với bề dày truyền thống gần 50 năm kể từ năm 1957.

Hệ thống Đại học Huế
Trường Đại học Ngoại ngữ
University of Foreign Languages and International Studies, Hue University
Địa chỉ
57 Nguyễn Khoa Chiêm
, , ,
Thông tin
Thành lập13 tháng 7 năm 2004; 18 năm trước (2004-07-13)
Hiệu trưởngPGS.TS Phạm Thị Hồng Nhung
Websitehttps://huflis.edu.vn/vi/
Thông tin khác
Thành viên củaĐại học Huế, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngTS. Nguyễn Văn Huy, TS. Nguyễn Hồ Hoàng Thủy
Ảnh chụp Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế

Chất lượng đào tạoSửa đổi

Bảng xếp hạngSửa đổi

Theo bảng xếp hạng Quacquarelli Symonds (QS) 2017 thì hệ thống đại học Đại học Huế nằm trong nhóm 351 - 400 đại học tốt nhất châu Á.[1] Theo bảng xếp hạng uniRank năm 2018, hệ thống đại học Đại học Huế đứng thứ 16 tại Việt Nam.[2] Còn theo bảng xếp hạng Webometrics năm 2018, hệ thống đại học Đại học Huế đứng thứ 13 tại Việt Nam.[3] Tuy nhiên, nhiều thông tin có liên quan đến các sai phạm đã bị phanh phui trong việc đào tạo bằng đại học thứ 2 trong những năm gần đây ở trường Đại Học Ngoại ngữ, Đại học Huế; sau khi vụ mua bán bằng cử nhân ở đại học Đông Đô bị phát hiện. Theo đó, nhiều học viên nhận được bằng cử nhân ngành Ngôn Ngữ Anh bằng 2 hầu như vắng học, chỉ xuất hiện tại lớp khi kiểm tra hoặc thi cuối học kỳ. Ngoài ra còn vô số sai phạm khác liên quan đến quá trình giảng dạy, coi và chấm thi cũng được thanh tra Chính phủ và Bộ Giáo dục chỉ ra trong đợt kiểm tra gần đây.

Chức năngSửa đổi

Đào tạo cán bộ có trình độ sau đại học, đại học, và các trình độ thấp hơn như cao đẳng, trung học phổ thông về ngoại ngữ, Quốc tế học, Việt Nam học - Bồi dưỡng, cấp các chứng chỉ ngoại ngữ và văn hoá nước ngoài, chứng chỉ phương pháp giảng dạy và phương pháp phiên- biên dịch ngoại ngữ cho các học viên đại học, sau đại học; các chứng chỉ phổ cập ngoại ngữ trình độ A, B, C theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Nghiên cứu và triển khai áp dụng các thành tựu khoa học trong lĩnh vực ngôn ngữ và văn hoá. - Nghiên cứu đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, phương pháp biên phiên dịch.

Nhiệm vụSửa đổi

Xây dựng quy hoạch và chiến lược đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế về ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam và nước ngoài. - Tổ chức các hệ đào tạo theo đúng quy trình, quy chế, chương trình hiện hành; tổ chức nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hoá, về phương pháp dạy - học, phương pháp phiên – biên dịch ngoại ngữ. - Thống nhất quản lý và điều hành về tổ chức, tài chính, cơ sở vật chất, đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế của trường. - Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của CBVC – SVHS theo quy định hiện hành.

Ban giám hiệuSửa đổi

Hiệu trưởng: PGS.TS Phạm Thị Hồng Nhung

Phó Hiệu trưởng: TS. Nguyễn Văn Huy

Phó Hiệu trưởng: TS. Nguyễn Hồ Hoàng Thủy

Đội ngũSửa đổi

Hiện nay, tổng số cán bộ viên chức của Trường trên 300 có biên chế, trong đó có 166 cán bộ giảng dạy: 04 phó giáo sư, 37 tiến sĩ, 158 thạc sĩ, 35 giảng viên chính.

Đào tạoSửa đổi

  • Đào tạo tiến sĩ:
1. Ngôn ngữ học (từ 2010)
2. Phương pháp giảng dạy (từ 2010)
  • Đào tạo thạc sĩ:
1. Ngôn ngữ học Chuyên ngành tiếng Pháp
2. Lý Luận và Phương pháp giảng dạy Chuyên ngành tiếng Anh
3. Lý Luận và Phương pháp giảng dạy Chuyên ngành tiếng Pháp
4. Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
  • Đào tạo đại học:
1. Sư phạm Tiếng Anh
2. Việt Nam học (chuyên ngành Ngôn ngữ-Văn hóa và Du lịch)
3. Quốc tế học (chuyên ngành Hoa Kỳ học)
4. Tiếng Anh (có các chuyên ngành Tiếng Anh Ngữ văn, Tiếng Anh Phiên dịch, Tiếng Anh Biên dịch, Tiếng Anh Du lịch)
5. Tiếng Nga (chuyên ngành Tiếng Nga Ngữ văn)
6. Tiếng Pháp (có các chuyên ngành Tiếng Pháp Ngữ văn, Tiếng Pháp Phiên dịch, Tiếng Pháp Biên dịch, Tiếng Pháp Du lịch)
7. Tiếng Trung (có các chuyên ngành Tiếng Trung Ngữ văn, Tiếng Trung Phiên dịch, Tiếng Trung Biên dịch, Tiếng Trung Thương mại)
8. Tiếng Nhật
9. Tiếng Hàn
10. Sư phạm tiếng Pháp
11. Sư phạm tiếng Trung
  • Đào tạo phổ thông chuyên ngữ:
1. Chuyên Anh
2. Chuyên Pháp
  • Đào tạo cấp chứng chỉ ngoại ngữ chuyên ngành Phiên dịch, Đàm thoại, Y dược, Thương mại, Khách sạn, Tin học, Nhà hàng, Du lịch v.v...
  • Đào tạo cấp chứng chỉ phổ thông A, B, C ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật...v.v, Ngoại ngữ cho trẻ em.

Xem thêmSửa đổi

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ “QS Asia University Rankings 2018”.
  2. ^ “2018 Vietnamese University Ranking”21: Vietnam National University, Ho Chi Minh CityQuản lý CS1: postscript (liên kết)
  3. ^ “Vietnam | Ranking Web of Universities”.

Tham khảoSửa đổi