Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam

trường trung học phổ thông ở Hà Nội, Việt Nam

Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam (tiếng Anh: Hanoi – Amsterdam Highschool for the Gifted) hay còn được gọi đơn giản là Trường Ams là một trường trung học phổ thông công lập của thành phố Hà Nội được thành lập vào năm 1985. Ngày nay, trường là một trong số các trường trung học phổ thôngtrung học cơ sở nổi tiếng nhất thành phố Hà Nội và được nhiều nguồn tin đánh giá là một trong số các trường trung học có chất lượng giáo dục cao nhất Việt Nam.[4][5][6]

Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam
Hanoi – Amsterdam Highschool for the Gifted
Địa chỉ
Map
Số 1 phố Hoàng Minh Giám, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy
, ,
Thông tin
Tên khácTrường Ams
Loại
  • Trung học phổ thông
  • Trung học cơ sở
Khẩu hiệuNơi khởi đầu của những ước mơ (Where dreams begin)
Thành lập1985; 39 năm trước (1985)
Hiệu trưởngTrần Thùy Dương[2]
Giáo viên230 (năm học 2014 - 2015)[3]
Số học sinh2951 (năm học 2020 - 2021)[3]
Bài hátBài hát về trường Hà Nội Amsterdam[1]
Websitehttp://www.hn-ams.edu.vn
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởng
  • Bùi Văn Phúc
  • Dương Tú Anh

Trường Hà Nội – Amsterdam được thành lập bởi vốn hỗ trợ của nhân dân Amsterdam, Hà Lan với mục đích ban đầu là trở thành mô hình trường trung học phổ thông chuyên toàn diện đầu tiên của thành phố Hà Nội. Ngày nay, trường đã được chia làm hai khối: khối trung học cơ sở và khối trung học phổ thông. Địa điểm ban đầu của trường nằm tại phố Nam Cao, Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội (nay là trường THPT Nguyễn Trãi - Ba Đình). Vào tháng 8 năm 2010 đã chuyển sang địa điểm mới nằm ở phố Hoàng Minh Giám, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Trường đã được ghi nhận về những thành tích học tập xuất sắc và sự đổi mới thường xuyên trong cách giáo dục của trường. Nhiều học sinh trong trường đã giành được rất nhiều giải thưởng trong nước và ngoài nước như kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế, Olympic Vật lý Quốc tế, Olympic Vật lý châu Á, Olympic Hóa học quốc tế, Olympic Tin học quốc tế, Olympic Sinh học quốc tế.[7] Hiện nay, trường Trung hoc phổ thông Chu Văn An, trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ, trường Trung hoc phổ thông Sơn Tây và trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam là bốn trường trung học phổ thông có hệ thống lớp chuyên của Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội. Trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Lịch sử sửa

 
Cổng trường Hà Nội - Amsterdam cũ (ảnh chụp năm 2008)

Vào năm 1972, khi cuộc Chiến tranh Việt Nam bước vào một trong những giai đoạn ác liệt nhất với việc Không quân Mỹ thực hiện Chiến dịch Linebacker II hủy diệt Hà Nội, nhân dân thủ đô Amsterdam (Hà Lan) đã thể hiện thái độ phản đối và mong muốn ủng hộ chính phủ và nhân dân miền Bắc Việt Nam. Thị trưởng của thành phố Amsterdam, Tiến sĩ Ivo Samkalden sau đó đã vận động nhân dân của mình quyên góp tiền để giúp Việt Nam tái thiết cơ sở sau chiến tranh.[8]

Vào những năm 1980, với sự có mặt của các trường chuyên theo từng môn học như trường Trung học phổ thông Chu Văn An, trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, trường Trung học phổ thông chuyên Sư phạm, Trường Trung học phổ thông chuyên Ngoại ngữ, trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong (Thành phố Hồ Chí Minh), Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã quyết định xây dựng một mô hình trường phổ thông kiểu mới theo mô hình một trường chuyên toàn diện, nhằm tuyển sinh những học sinh có năng khiếu đặc biệt trong các môn học.[9] Trường bắt đầu được khởi công vào đầu năm 1985 với nguồn vốn từ nguồn quyên góp của nhân dân thành phố Amsterdam. Ban đầu, tên trường là Trường THPT Hà Nội - Amsterdam. Để thể hiện mối quan hệ hợp tác giữa hai thủ đô Hà Nội và Amsterdam, trường đã được đặt tên là Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam[10].

Năm học đầu tiên của trường được khai giảng vào ngày 5 tháng 9 năm 1985 với khoảng 400 học sinh và 50 giáo viên. Học sinh của trường trong khóa học đầu tiên được chuyển đến từ nhiều trường Trung học Phổ thông khác nhau bao gồm khối chuyên Toán của trường Trung học Phổ thông Chu Văn An; khối chuyên Ngữ văn, chuyên Vật lý của trường Trung học Phổ thông Việt Đức; khối chuyên tiếng Nga, tiếng Anh, Hóa học của trường Trung học Phổ thông Lý Thường Kiệt và khối chuyên Sinh của trường Trung học Phổ thông Ba Đình.[11]

Trong giai đoạn từ 1985 đến năm 2010, trường đã đào tạo 20 thế hệ học sinh 25 khóa trung học phổ thông và 18 khóa trung học cơ sở.[12] Trong giai đoạn này, trường đã đi đến việc mở rộng và phát triển toàn diện mô hình trường chuyên. Năm 1989, trường mở thêm khối chuyên tiếng Pháp. Năm 1992, trường mở khối Trung học cơ sở và bắt đầu tuyển sinh vào lớp 6. Năm 1996, trường mở khối chuyên Tin học. Năm 2002, trường mở khối chuyên tiếng Trung và chuyên Địa lý.[13] Từ năm 2010, trường có thêm khối chuyên Sử. Và vào năm 2018, trường đã bổ sung thêm hệ thống song bằng tú tài ở cả cấp THCS cũng như là THPT.[14] Từ số giáo viên ban đầu, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã điều thêm những thầy cô giáo ưu tú ở các trường khác đến. Từ đó, trường trở thành một hệ thống đào tạo hoàn chỉnh, trở thành một trong những trường Trung học phổ thông và Trung học cơ sở đạt thành tích cao của thành phố và nhà nước.

Địa điểm mới sửa

Vào năm 2005, chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội là bác sĩ Nguyễn Quốc Triệu đã đến làm việc tại trường Hà Nội - Amsterdam và nhận thấy sự xuống cấp về cơ sở vật chất của trường Hà Nội - Amsterdam cũ và đã đồng ý dành quỹ đất 5 ha ở khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính để xây cơ sở mới cho trường với kinh phí dự kiến hồi đó là 1,5 tỷ đồng.[15] Lễ khởi công xây dựng đã diễn ra vào ngày 19 tháng 5 năm 2008. Công trình có tổng mức đầu tư 469 tỷ đồng (25 triệu USD) và đã được phê chuẩn là một trong những công trình chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.[16] Trong quá trình xây dựng trường mới, có một số mâu thuẫn xảy ra giữa Sở Giáo dục - Đào tạo và Ban giám hiệu nhà trường như tin đồn đổi tên trường thành Trường Trung học Phổ Thông chuyên Hà Nội,[17] tuy nhiên đã được gạt bỏ.[18][19]

Ngày 4 tháng 9 năm 2010, trường khai giảng khóa học đầu tiên tại địa điểm mới đồng thời cũng được gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.[20] Trường mới có hệ thống cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn quốc gia, và được coi là trường Trung học Phổ thông hiện đại nhất Hà Nội.[21]

Mô hình đào tạo sửa

Cơ cấu tổ chức sửa

Trường được tổ chức với mô hình ban giám hiệu điều hành và quản lý chung với Hiệu trưởng là Trần Thùy Dương và các Phó Hiệu trưởng: Bùi Văn Phúc và Dương Tú Anh[22]. Công tác giáo dục được chia thành hai khối Trung học phổ thông và Trung học cơ sở. Hệ thống giáo viên của trường được chia làm các tổ chuyên môn: tổ Toán - Tin, tổ Ngữ văn, tổ Ngoại ngữ, tổ Vật lý, tổ Hóa học, tổ Sinh - Thể, tổ Lịch sử - Thư viên, tổ Địa - GDCD - Nhạc - Họa. Ngoài ra, trường còn có đội ngũ giáo viên thỉnh giảng.[23] Trường có Đảng ủy và Ban chấp hành công đoàn đứng đầu là Chủ tịch Công Đoàn Triệu Lê Quang.[24] Ngoài ra, nhà trường còn có tổ Văn phòng bao gồm các nhóm: nhóm Kế toán; nhóm Văn phòng – Máy tính; nhóm Y tế; nhóm Bảo vệ - Lái xe và nhóm Lao công - Phục vụ.

Xét tuyển sửa

 
Sân trường Hà Nội - Amsterdam ngày xét tuyển đầu vào lớp 6

Trung học cơ sở sửa

Việc lựa chọn đầu vào cho khối Trung học cơ sở của trường bắt đầu từ lớp 6 với chỉ tiêu số học sinh đầu vào dao động trong khoảng 180-200. Bắt đầu bằng việc xét học bạ lấy 5.000 hồ sơ trúng tuyển để vào vòng 2 thi văn hóa. Việc xét học bạ theo các tiêu chí: học lực 5 năm tiểu học đạt loại giỏi, điểm thi cũng như điểm trung bình lớp 4 và 5 và điểm ưu tiên. Việc xét học bạ bắt đầu từ năm 2008 nhằm loại bỏ bớt 1.000 hồ sơ để vào vòng trong.[25] 1.000 học sinh còn lại vào vòng 2 bằng việc thi 2 môn ToánTiếng Việt để lựa chọn những học sinh có tổng điểm cao nhất vào trường. Ngoài ra, trường còn nhận một số trường hợp chuyển ngang được Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội chấp thuận với lý do đặc biệt.[26] Trong năm học 2014 - 2015, đã có 200 học sinh được tuyển sinh từ hơn 4.200 học sinh dự thi.[27]

Bắt đầu từ năm học 2015 - 2016, trường xét tuyển các học sinh thi vào khối 6 bằng cách xét học bạ và xét giải, cụ thể như sau: điểm tối đa học bạ là 140 (gồm 5 môn Toán, Tiếng Việt và Khoa - Sử - Địa, mỗi môn 10 điểm) và cộng thêm điểm từ các giải thưởng và điểm quy đổi ưu tiên. Năm học 2016-2017 và 2017-2018, điếm tối đa là 215 điểm.[28][29]

Bắt đầu năm học 2019 - 2020, trường quay trở lại với mô hình tuyển sinh như trước đây, bao gồm 2 vòng: xét học bạ lấy khoảng 1000 hồ sơ để vào vòng 2 làm bài kiểm tra năng lực ngôn ngữ (môn Tiếng Việt và Tiếng Anh) và tư duy (môn Toán).[30]

Vào năm 2024, do một số đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã có đề xuất dừng tuyển sinh hệ THCS trong trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.[31]

Trung học phổ thông sửa

 
Một lớp học của trường Hà Nội - Amsterdam mới

Theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thì trường Hà Nội - Amsterdam cùng trường Trung học phổ thông Chu Văn An, trường Trung học Phổ thông chuyên Nguyễn Huệtrường Trung học phổ thông Sơn Tây là bốn trường trung học phổ thông có hệ thống lớp chuyên của Sở, vì vậy học sinh tốt nghiệp lớp 9 muốn vào học tại các trường này ngoài việc phải tham gia kì thi vào lớp 10 chung cho các trường trung học phổ thông chuyên và không chuyên trực thuộc Sở, còn phải tham gia kì thi chuyên chung của bốn trường. Tương tự như ba trường trường chuyên còn lại, trường Hà Nội - Amsterdam cho thi 3 môn bắt buộc là Toán, Văn (hai môn thi dành cho tất cả thí sinh muốn thi vào khối trung học phổ thông công lập toàn thành phố) và môn Ngoại ngữ điều kiện (dành cho thí sinh muốn thi vào khối trung học phổ thông chuyên). Các thi sinh muốn được vào lớp chuyên sẽ phải thi thêm môn chuyên tương ứng. Học sinh có thể đăng ký thi các môn chuyên khác nhau của hai trường khác nhau với điều kiện các môn chuyên thi không trùng nhau. Điểm xét tuyển sẽ là tổng điểm ba môn Toán, Văn, Anh (mỗi môn lấy hệ số 1) cộng với điểm môn chuyên nhân đôi (hệ số 2), thí sinh lấy từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu của lớp chuyên.[32] Các thí sinh chỉ đăng ký xét tuyển vào các lớp không chuyên sẽ thi hai môn Toán Văn và lấy điểm xét tuyển là tổng điểm hai môn này. Học sinh đăng ký nguyện vọng tại hai trường có cùng 1 môn chuyên, xếp thứ tự ưu tiên là nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2.[33] Trong năm học 2012 - 2013, đã có 595 học sinh trúng tuyển vào 32 lớp chuyên từ 900 học sinh thi tuyển.[34]

Học sinh học hết lớp 5 bắt đầu thi tuyển vào khoảng giữa tháng 6 hàng năm còn ngày thi tuyển vào lớp 10 thường bắt đầu diễn ra vào ngay sau kỳ thi tuyển vào lớp 6 một tuần.[32] Kết quả được thông báo nửa tháng sau đó.[27][35]

Cấu trúc đào tạo sửa

Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam đào tạo theo hai hệ: hệ phổ thông cơ sở và hệ phổ thông trung học. Cả hai hệ này đều thuộc quyền quản lý của trường Hà Nội - Amsterdam và Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội.

Hệ phổ thông cơ sở kéo dài bốn năm từ lớp 6 đến lớp 9. Nhà trường tuyển chọn học sinh có năng lực vào học từ lớp 6. Trong chương trình học của hệ phổ thông cơ sở, nhà trường thực hiện đổi mới và nâng cao chương trình giáo dục cho học sinh các lớp: trang bị cho học sinh những kiến thức giáo dục phổ thông từ sách giáo khoa, đồng thời mở rộng kiến thức cho học sinh. Sau khi học hai năm đầu của hệ phổ thông cơ sở (học hết lớp bảy), toàn bộ học sinh sẽ phải thực hiện kỳ thi phân loại chất lượng để được phân vào các lớp 8. Kỳ thi sẽ chia đều các học sinh khối bảy vào năm lớp tám: lớp chuyên Toán (Toán 1 và Toán 2), lớp chuyên Văn và lớp chuyên Anh (Anh 1 và Anh 2). Trong năm học 2011 - 2012, khối Trung học cơ sở của trường bao gồm 20 lớp: năm lớp mỗi khối 6, 7, 8, và 9.

Hệ phổ thông trung học kéo dài ba năm từ lớp 10 đến lớp 12. Học sinh vào lớp 10 phải trải qua kỳ thi tuyển trung học phổ thông do Sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức. Trong các năm học từ năm học 1985 - 1988 cho đến năm học 2011 - 2012, khối phổ thông trung học được chia làm 2 hệ: Hệ chuyên và hệ không chuyên. Trong các hệ chuyên, ngoài việc học các môn học chính, học sinh sẽ được dạy tăng cường (số tiết, khối lượng kiến thức nhiều hơn so với các lớp còn lại) các môn chuyên trong các lớp chuyên thuộc khối Trung học phổ thông. Các học sinh chuyên giỏi sẽ được đưa vào đội tuyển học sinh chuyên và được đầu tư học môn chuyên để dự các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Khác với hệ chuyên, hệ không chuyên không có việc dạy tăng cường các môn chuyên, tuy nhiên vẫn đề cao một số môn học trong chương trình trung học phổ thông. Cho đến năm học 2011 - 2012, trường Hà Nội - Amsterdam có 12 lớp chuyên: chuyên Toán, chuyên Nga, chuyên , chuyên Anh, chuyên Văn, chuyên Hóa, chuyên Pháp, chuyên Trung, chuyên Sử, chuyên Địa, chuyên Sinh và chuyên Tin, 5 lớp không chuyên: Anh (Anh 2), Toán (Toán 2), Hóa (Hóa 2) và (Lý 2) và 1 lớp tiếng Pháp tăng cường (Pháp 2). Bắt đầu từ năm học 2012 - 2013, khối trung học phổ thông trường Hà Nội - Amsterdam sẽ xóa bỏ hệ thống lớp không chuyên, thay vào đó là hệ thống hai lớp chuyên cân bằng về chương trình và cách thức dạy học.[36]

Cơ sở vật chất và trang thiết bị sửa

 
Sơ đồ tổng quát của trường Trung hoc phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam mới
 
Dãy nhà học, Ban Giám Hiệu nhà trường và khu thể thao ngoài trời của trường Hà Nội - Amsterdam mới

Thiết kế phòng học sửa

Phòng học được thiết kế để phù hợp và thoải mái nhất cho học sinh, giáo viên.

Địa điểm cũ sửa

Địa điểm cũ của nhà trường được xây dựng vào năm 1985 và là cơ sở học tập của học sinh cho đến năm 2010. Khu vực chính của trường là tòa nhà A, bao gồm khu nhà học chính, phòng truyền thống, sảnh chính, khu ban giám hiệu. Cơ sở thực hành của trường gồm ba phòng thực hành vật lý, hai phòng thực hành hoá học, bốn phòng thực hành tin học, một phòng mô hình với máy chiếu và hai phòng nghe nhìn.[37] Ngoài tòa nhà A, B khuôn viên trường có dãy nhà tôn dành cho học sinh 6,7 khối trung học cơ sở. Hệ thống thể chất của trường bao gồm hai sân bóng rổ, một sân tập trong nhà và một đường nhảy xa. Trong các năm 1990 và 2010, trường có chia sẻ khuôn viên với một số trường khác như trường Alexander Yersin và trường Trung học cơ sở Giảng Võ.

Địa chỉ cũ của trường là số 50 đường Nam Cao. Hiện tại địa điểm này thuộc về trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi.

Địa điểm mới sửa

Địa điểm mới của trường Hà Nội - Amsterdam có tổng diện tích diện tích lên tới 7 ha bắt đầu hoạt động từ năm học 2010 - 2011 và được chia làm 5 bộ phận chính:

Kiến trúc chính của trường chính là khu nhà học được chia làm ba dãy nhà A, B, C và được nối với nhau bởi trục đa năng - hành lang dài giúp học sinh có thể dễ dàng di chuyển giữa các khối nhà học. Khu vực này gồm năm tầng (kể cả tầng hầm và bãi đỗ xe) sẽ được dùng để làm phòng học cho khối 6 đến khối 12 cũng như hệ thống các phòng thí nghiệm Hóa - Sinh - Vật lý và các phòng đội tuyển. Trường có tổng cộng 75 phòng học, 12 phòng cho các đội tuyển Văn, Toán, Trung, , Hóa, Sinh, Nga, Anh, Pháp, Sử, Địa, Tin và 15 phòng học riêng biệt cho từng bộ môn.[38]

Kiến trúc cạnh dãy nhà học là khu vực thư viện, khu tin học, các phòng đa năng và nhà ăn cho học sinh.[39] Phòng trực ban giám hiệu nhà trường ở khu vực cổng chính cạnh nhà học là nơi để ban giám hiệu làm việc, hội họp và đưa ra các quy định cùng với hệ thống giáo viên. Nơi đây cũng có một phòng họp hội đồng 700 chỗ dành cho học sinh và các đại biểu họp và tổ chức sự kiện.

Tại cơ sở mới có hai khu vực hoạt động thể chất: khu vực thể chất trong nhà và ngoài trời. Khu thể chất trong nhà là một nhà tập thể thao (hoặc nhà thi đấu) đa năng có sân bóng rổ, sân cầu lôngbể bơi. Tại khu thể chất ngoài trời có một sân bóng đá, hai sân cầu lông, một sân bóng rổ, một đường nhảy xa, chạy đà và đường chạy 100 mét.[40]

Ngoài ra, nhà trường còn có một số khu vực khác: khu vực phòng y tế, bố trí các phòng làm việc, tra cứu cho từng chuyên ngành, phòng khảo thí với chức năng phục vụ việc ra đề, chấm bài cho các kỳ thi chuyên của nhà trường; khu thực nghiệm được dành riêng diện tích khoảng 1000 mét vuông để làm vườn thực nghiệm môn sinh học, địa lý; tháp truyền thống và khu vực căng tin.

Địa chỉ mới của trường là số 1, đường Hoàng Minh Giám, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy.

Tuy nhiên, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam trong những năm gần đây cũng đã bị xuống cấp tương đối nghiêm trọng.[41]

Học sinh sửa

Thể thao sửa

Trường Hà Nội - Amsterdam là một trong số các trường trung học phổ thông có cơ sở vật chất cho thể thao đạt loại tốt của Hà Nội. Hàng năm, trường tổ chức các giải đấu bóng đá như Ams Cup và giải bóng rổ giữa các khóa ABC (Amsterdam Basketball Championship) và có rất nhiều thành tích nổi trội.[42]

Hoạt động ngoại khóa sửa

 
Ngày hội anh tài, một trong những hoạt động ngoại khóa lớn nhất của trường Hà Nội - Amsterdam.

Ngoài việc học tập và hoạt động thể chất, các học sinh trường Hà Nội - Amsterdam (thường được gọi là Amser) còn tổ chức rất nhiều hoạt động ngoại khóa khác nhau, gồm cả hoạt động thường niên và không thường niên. Các hoạt động ngoại khóa thường niên phần lớn đều là các hoạt động nghệ thuật - khoa học, bao gồm: "Ngày Hội Anh Tài", lễ ra trường "Made In 12" của học sinh khối 12,[43] "Ams' Got Talent"[44], "Nineternal" và "Science Tornado”

Ngoài các hoạt động thường niên, trường còn tổ chức nhiều hoạt động không thường niên khác như: nhạc kịch giữa các khối chuyên, chuyển thể tác phẩm văn học, ngày hội văn hóa, làm sạch môi trường,... Cùng với đó là các câu lạc bộ ngoại khóa như CLB nghệ thuật (HAT), CLB nhiếp ảnh (APC), CLB âm nhạc (Glee Ams), CLB tranh biện (Puzzles Ams)... và tính đến năm 2022, có tới hơn 40 CLB khác nhau ở trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.

Trường Hà Nội - Amsterdam cũng là một ngôi trường có nhiều hoạt động, tổ chức xã hội khác nhau. Các tổ chức này phần lớn do những học sinh khối trung học phổ thông của trường lập nên và quản lý. Một số tổ chức xã hội lớn bao gồm: tổ chức y tế nhân đạo SJ Việt Nam - "Bring a smile, soothe the pain",[45] tổ chức môi trường GHA - Green Hanoi-Amsterdam.[46]

Cựu học sinh và H-A-O sửa

Với mong muốn có một nơi gặp gỡ, giao lưu giữa các lớp, các khoá, các thế hệ học sinh trường Ams, các trường đại học và các tổ chức xã hội trên thế giới, việc thành lập một tổ chức dành cho học sinh của trường đã được xúc tiến bởi các cựu học sinh trường. Vào ngày 20 tháng 11 năm 2000, hiệp hội học sinh trường Hà Nội – Amsterdam xuất hiện.

Sau hơn một năm hoạt động, H-A-O nhận được nhiều đóng góp, và ủng hộ không chỉ từ học sinh và cựu học sinh của trường Ams mà còn của nhiều học sinh từ các trường khác trong cả nước. Với sự đóng góp không ngừng của các thành viên, H-A-O trở thành một hiệp hội hoạt động mạnh mẽ, dành cho học sinh, cựu học sinh của trường Ams cũng như nhiều trường khác.

Ngày 23 tháng 11 năm 2004, "Hiệp hội học sinh Hà nội-Amsterdam" (Hanoi Amsterdam Organization, Inc.) chính thức được đăng ký tại Hoa Kỳ, bởi một số cá nhân, là một tổ chức phi lợi nhuận hải ngoại ở Hoa Kỳ,[47] hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và các mảng liên quan. Tính tới ngày 20 tháng 6 năm 2010, hiệp hội đã có 28.206 thành viên với 2.729.546 bài viết trong diễn đàn thảo luận.[48]

Một số cựu học sinh tiêu biểu sửa

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, trường này đã sản sinh ra những cựu học sinh nổi bật ở nhiều lĩnh vực. Có thể kể đến:

  • Bùi Quang Minh (Minh Beta), chủ tịch Beta Group, tác giả bài hát quốc dân Việt Nam ơi!
  • Trần Đức Việt (JVevermind), vlogger nổi tiếng đời đầu
  • Đặng Diễm Quỳnh, nhà báo, biên tập viên, MC của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), hiện là Phó Trưởng ban Văn nghệ VTV
  • Nguyễn Thu Hà, biên tập viên, MC của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV)
  • Nguyễn Mai Ngọc, biên tập viên, MC của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), hiện là MC của chương trình Việt Nam hôm nay trên VTV1
  • Bùi Đức Bảo, MC của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV)
  • Đỗ Bạch Dương, BTV, MC của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), nổi tiếng với chương trình Hành trình văn hóa
  • Nguyễn Hữu Chiến Thắng, BTV, MC của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), được biết đến với vai trò MC của 24 hình/s trên VTV3
  • Nguyễn Trương Quý, nhà văn, nhà nghiên cứu nổi tiếng với nhiều đầu sách khảo cứu Hà Nội
  • Nguyễn Thảo Linh (TLinh), nữ rapper Việt Nam
  • Nguyễn Hà Trang (Meichan), vlogger, YouTuber, du học sinh Hàn Quốc
  • Lê Quốc Vũ, họa sĩ, designer, tác giả thiết kế logo của trường
  • Trịnh Hà Vi, VJ, content creator của Schannel

Hợp tác quốc tế sửa

Từ khi thành lập, trường Hà Nội Amsterdam đã có nhiều hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế với các trường phổ thông, đại học và nhiều tổ chức trên thế giới. Suốt nhiều năm qua, nhà trường đã giữ được những mối quan hệ tốt đẹp với các trường đại học, cao đẳng và trung học tại các nước phát triển: Học viện INSA (Pháp), Đại học Connnecticut, Đại học Oregon, Đại học Carroll (Hoa Kỳ), Taylor's Culverhay (Anh), Đại học Bellereys (Úc), Đại học Nam Ninh (Trung Quốc), Trung học Nayang (Hàn Quốc), Trung học Jean de la Fontaine (Pháp), Trung học Anglo-Chinese (Singapore), Trường chuyên ngữ Anyang (Hàn Quốc).[3][11][49][50]

Hàng năm, các khối chuyên ngữ của trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam thường tổ chức những buổi gặp gỡ giao lưu giữa các khoá trong khối với nhau hoặc với các tổ chức quốc tế. Các học sinh của các khối chuyên Pháp, chuyên Nga, chuyên Trung đã thực hiện nhiều hoạt động ngoại khóa với nhiều Đại sứ quán và đã đón tiếp nhiều học sinh từ các trường trung học phổ thông khác nhau trên thế giới. Trường Hà Nội - Amsterdam cũng là một trong những trường đầu tiên của Hà Nội chuẩn bị cho kế hoạch dạy Toán và các bộ môn khoa học bằng Tiếng Anh vào năm học 2011 - 2012.[3][51] Ngoài ra, trường còn cho tổ chức nhiều chương trình giao lưu với nước ngoài bao gồm: đào tạo và bồi dưỡng giáo viên ở nước ngoài; học tập các phương pháp đào tạo ở các nước phát triển như Anh, Singapore, Hàn QuốcĐài Loan; thực hiện phương pháp trao đổi giáo viên, học sinh để giao lưu giữa các trường đại học của Hoa Kỳ, Hàn Quốc, ÚcSingapore; cho bạn bè quốc tế giới thiệu du học với học sinh trong trường (như hội thảo du học Anh Quốc).

Nhiều học sinh trường Hà Nội - Amsterdam đã được gửi đi tham dự nhiều hội nghị cấp quốc tế đại diện cho trường như Hội nghị về Quyền trẻ em ở Mỹ (tháng 5 năm 2002), Hội nghị Môi trường ở Nam Phi (tháng 7 năm 2002), Hội nghị Diễn đàn về Quyền trẻ em ở Hàn Quốc (tháng 9 năm 2003),[52] Nghị viện Thanh niên Thế giới tại Sydney (2000, 2004),[53] Hội thảo các nhà khoa học trẻ các quốc gia APEC (tháng 4 năm 2011).[54] Nhiều cuộc thi mang tính quốc tế như cuộc thi tìm hiểu ASEAN, cuộc thi "Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước" cũng đã được nhiều học sinh tham gia.[55]

Thành tích dạy và học sửa

Trường học sửa

Trường đã vinh dự được đón tiếp Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng, Tổng Bí thư Đỗ Mười, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền vương quốc Hà Lan tại Việt Nam Kees van Baaren, Phu nhân Thủ tướng Hà Lan, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo... cùng nhiều vị khách quý về thăm. Trường đã có nhiều năm liên tiếp được công nhận là trường tiên tiến xuất sắc; đảng bộ trong sạch vững mạnh; tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên vững mạnh và đơn vị thi đua xuất sắc.[56]

Ngoài ra, trường còn được Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam trao tặng 3 huy chương[11]:

Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam đã có 1 giải 3 chung kết năm thứ 1, 1 giải nhất chung kết năm thứ 10, 1 giải 3 chung kết năm thứ 16, 1 giải nhì chung kết năm thứ 17, 1 giải nhì chung kết năm thứ 22 cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia.

Thành tích trong nước sửa

Trong vòng 25 năm từ 1985, các học sinh của trường Hà Nội - Amsterdam đã đạt được 3.500 giải nhất, nhì, ba trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp thành phố cũng như cấp khu vực và hơn 1.000 giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia. Trong số 134 giáo viên chính thức của trường, có 4 tiến sĩ, 44 thạc sĩ. Nhiều thầy cô giáo của trường đã được nhận bằng khen của chính phủ, được công nhận là giáo viên dạy giỏi. Có bảy thầy cô giáo đã được nhà nước phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú.[11][57] và một tổ giáo viên được phong tặng Huân chương Lao động hạng Ba[56]

Thành tích thi tốt nghiệp và thi đại học sửa

Vào năm 2011, trường đạt 100% học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông và có 2 học sinh là thủ khoa và á khoa của thành phố Hà Nội.[58] Đồng thời, học sinh trường Hà Nội - Amsterdam cũng đã xếp thứ 11 trong số 200 trường trung học phổ thông có điểm thi đại học cao nhất cả nước.[59] 95% học sinh trường Hà Nội - Amsterdam được nhận vào các trường đại học lớn của Việt Nam và nước ngoài.[11] Khoảng 30%-35% học sinh nhập học ở các trường đại học nước ngoài. Nhiều cựu học sinh trường Hà Nội - Amsterdam đã và đang theo học tại Harvard, Yale, Princeton, Columbia, MIT, Đại học Carnegie Mellon, Johns Hopkins, Hitotsubashi, Tokyo, CalTech, Stanford, Dartmouth, Amherst, Brown, Williams, Swarthmore, Cambridge, Oxford, Học viện Kinh tế - Chính trị London, RMIT, Technische Universität Dresden, École Polytechnique, École Normale Supérieure và các đại học uy tín khác của Hoa Kỳ, Anh, Singapore, Úc, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc,...[60]

Thành tích thi quốc tế sửa

  • Chỉ riêng trong thời kỳ 25 năm tính từ năm 1985 đến 2010, đã có 81 em học sinh đi tham dự các kỳ thi Olympic khoa học quốc tếTrung Quốc, Canada, Mỹ,... và đạt tổng cổng 77 huy chương vàng, bạc, đồng trong các kỳ thi.[11] Đặc biệt, tại Olympic Hóa học Quốc tế 2014, Phạm Mai Phương, học sinh lớp 12 chuyên Hóa của trường đã trở thành một trong 3 thí sinh có điểm số cao nhất của toàn kỳ thi.[61]
Chú thích: IMO = Olympic Toán học Quốc tế; IChO = Olympic Hóa học Quốc tế; IPhO = Olympic Vật lý Quốc tế; IOI = Olympic Tin học Quốc tế; IBO = Olympic Sinh học Quốc tế; IJSO = Olympic Khoa học trẻ Quốc tế; IOAA = Olympic Quốc tế về Thiên văn học và Vật lý thiên văn; RO = Olympic Tiếng Nga; APMO = Olympic Toán học châu Á – Thái Bình Dương; SEAMO = Olympic Toán học Đông Nam Á; APhO = Olympic Vật lý châu Á; APIO = Olympic Tin học châu Á - Thái Bình Dương
HCV = Huy chương Vàng; HCB = Huy chương Bạc; HCĐ = Huy chương Đồng;
  • Năm 2001, tại kỳ thi Olympic Vật lý châu Á diễn ra tại Đài Bắc, Đài Loan, học sinh Bùi Lê Na đã giành giải đặc biệt dành cho thí sinh có cách làm bài thực hành sáng tạo nhất.[84]
  • Năm 2012, tại Hội thi Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế Intel ISEF diễn ra tại Pittsburgh, Pennsylvania, Hoa Kỳ, ba học sinh của trường Hà Nội - Amsterdam đại diện cho Việt Nam là Trần Bách Trung, Bùi Thị Quỳnh Trang và Vũ Anh Vinh đã giành giải Nhất trong lĩnh vực Vật liệu và Kỹ thuật sinh học với đề tài "Xử lý nước mặn thành nước ngọt bằng kỹ thuật chân không và năng lượng Mặt Trời phục vụ cho sinh hoạt". Ðây là chiến thắng vang dội của đoàn Việt Nam tại sự kiện khoa học quốc tế được đánh giá là lâu đời và uy tín nhất thế giới dành cho học sinh trung học hiện nay.[85]
  • Năm 2018, tại kỳ thi Olympic Khoa học trẻ Quốc tế diễn ra tại Gaborone, Botswana, sáu học sinh của trường Hà Nội - Amsterdam đại diện cho Việt Nam đã giành được vị trí thứ ba chung cuộc, nhận Huy chương Đồng giải quốc gia xuất sắc nhất. Học sinh Nguyễn Mạnh Quân là thí sinh làm bài thi lý thuyết tốt thứ hai trong số tất cả các thí sinh, nhận Huy chương Bạc giải cá nhân xuất sắc nhất trong bài thi Lý thuyết. Nhóm thi thực hành gồm 03 học sinh: Nguyễn Lê Thảo Anh, Vũ Quỳnh Chi, Lã Triều Dương là nhóm làm bài thi thực hành xuất sắc nhất trong số tất cả các nhóm thi, nhận Huy chương Vàng giải nhóm thi thực hành xuất sắc nhất.[86]
  • Năm 2019, tại kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế diễn ra tại Paris, Pháp, học sinh Trần Bá Tân đã giành giải đặc biệt dành cho thí sinh làm bài thực hành tốt nhất.
  • Năm 2019, tại kỳ thi Olympic Quốc tế về Thiên văn học và Vật lý Thiên văn diễn ra tại Keszthely, Hungary, học sinh Nguyễn Mạnh Quân đã giành giải đặc biệt dành cho thí sinh có điểm cao nhất cuộc thi (giải Nhất tuyệt đối).
  • Năm 2021, tại kỳ thi Olympic Vật lý châu Á diễn ra tại Đài Bắc, Đài Loan, học sinh Nguyễn Mạnh Quân đã giành giải đặc biệt dành cho thí sinh có điểm cao nhất cuộc thi (giải Nhất tuyệt đối) và giải đặc biệt dành cho thí sinh có số điểm thực hành cao nhất cuộc thi.

Sự việc liên quan sửa

  • Năm 2018, một nữ sinh của trường tố cáo anh rể là 1 MC của Đài Truyền hình Việt Nam bạo hành.[87]
  • Đầu năm 2022, môt nam sinh lớp 10 của Trường Hà Nội - Amsterdam nhảy lầu tự tử. Nam sinh để lại lá thư tuyệt mệnh được lan truyền trên mạng, làm dấy lên tranh luận về vấn đề áp lực học tập.[88][89]
  • Năm 2022, báo Thanh Niên (báo) đăng tin nhiều nhà khoa học nghi ngờ về sự trung thực của dự án nghiên cứu khoa học của hai học sinh trường Hà Nội - Amsterdam tham gia kỳ thi ViSEF do sử dụng nhiều kiến thức tương đương với kiến thức tiến sỹ của các trường đại học top đầu. Trước đó dự án này được cho là tự tiến hành bởi hai nam sinh này.[90]

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

Ghi chú

Tham khảo

  1. ^ Bài ca Hà Nội - Amsterdam, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
  2. ^ Thông tin giáo viên Lưu trữ 2013-09-03 tại Wayback Machine, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
  3. ^ a b c d “BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2010 – 2011” (PDF). BGH trường Hà Nội - Amsterdam. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2011.[liên kết hỏng]
  4. ^ “Amsterdam dẫn đầu điểm chuẩn khối chuyên Hà Nội”. Báo điện tử của Bộ khoa học và Công nghệ Vnexpress. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2011.
  5. ^ “Top 100 trường Trung hoc phổ thông được đánh giá có điểm thi ĐH cao nhất”. Báo điện tử của Trung ương hội khuyến học Việt Nam. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2011.
  6. ^ “Hà Nội: 49 trường Trung hoc phổ thông có 100% số học sinh đỗ tốt nghiệp”. Báo Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2011.
  7. ^ “Tổng kết thành tích đào tạo học sinh giỏi trường Hanoi - Amsterdam”. Hiệp hội Học sinh Hà Nội - Amsterdam. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2006.
  8. ^ “Thái tử và Công nương Hà Lan thăm một số công trình văn hóa tại Hà Nội”. Báo Hà Nội mới. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2012.
  9. ^ “Sứ mệnh & Tầm nhìn”. Ban giám hiệu trường Hà Nội Amsterdam. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2012.
  10. ^ “Trường Trung hoc phổ thông Hà Nội - Amsterdam đồng ý đổi tên trường”. Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2011. Bài phỏng vấn giữa phóng viên báo với ông Nguyễn Hiệp Thống
  11. ^ a b c d e f “Lịch sử phát triển của trường Hà Nội Amsterdam”. BGH trường Hà Nội Amsterdam. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2010.
  12. ^ Trường thành lập khối Trung học Phổ thông từ năm 1985 và khối Trung học cơ sở từ năm 1992. 20 khóa bao gồm khóa 1985 - 1986; 1985 - 1987; 1985 - 1988; 1986 - 1989;... khóa 2007 - 2010 là khóa cuối tại cơ sở cũ
  13. ^ “H-A-O Gallery”. Hiệp hội Học sinh Hà Nội - Amsterdam. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2011.
  14. ^ “Hà Nội thí điểm chương trình song bằng THPT”. Báo Sài Gòn. 27 tháng 7 năm 2017. Truy cập 5 tháng 7 năm 2023.
  15. ^ “Dành 1,5 tỷ đồng xây dựng Trường Trung hoc phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam”. Báo Hà Nội mới. 14 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2012.[liên kết hỏng]
  16. ^ “Trường Ams sắp gắn biển công trình 1000 năm”. Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2010.
  17. ^ “Hy sinh tên trường Ams để ghi dấu ấn cho Hà Nội”. Vietnamnet. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2010.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  18. ^ Trong bài phát biểu của đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam Jozef Willem Scheffers trong lễ khai giảng trường Hà Nội - Amsterdam ngày 4 tháng 9 năm 2010
  19. ^ “Không có chuyện đổi tên trường chuyên Hà Nội - Amsterdam”. Trang điện tử VnExpress của Bộ Khoa học Công nghệ. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2012.
  20. ^ “Hà Nội Amsterdam, ngôi trường hiện đại nhất thủ đô”. Ủy ban Nhân dân quận Cầu Giấy. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2010.[liên kết hỏng]
  21. ^ Nguyễn Mỹ (15 tháng 3 năm 2011). “Ngôi trường hiện đại nhất VN giành giải Nhất kiến trúc”. báo Thể thao & Văn hóa.
  22. ^ “Ban giám hiệu”. BGH trường Hà Nội Amsterdam. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2011.
  23. ^ “Tổ chuyên môn”. BGH trường Hà Nội Amsterdam. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2011.
  24. ^ “Công đoàn”. BGH trường Hà Nội Amsterdam. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2011.
  25. ^ “Hơn 1000 thí sinh bất ngờ bị loại do không đạt yêu cầu”. Trung ương hội Khuyến học Việt Nam. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2011.
  26. ^ “Trường Hà Nội Ams nhận thêm học sinh qua cổng phụ”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2011.
  27. ^ a b “Trung hoc phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam tuyển 200 chỉ tiêu lớp 6”. Báo điện tử Dân Trí. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2012.
  28. ^ “Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam chính thức công bố xét tuyển lớp 6 năm học 2015 - 2016”. Zing.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2015.
  29. ^ “Không khí ngày đầu tiên nhận đơn Tuyển sinh lớp 6”. Trang web của Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2015.
  30. ^ “Trường Hà Nội - Amsterdam đổi phương thức tuyển sinh lớp 6”. Báo Lao Động. Truy cập 5 tháng 7 năm 2023.
  31. ^ “Hà Nội có thể dừng tuyển lớp 6 chuyên Amsterdam”. VNExpress. Truy cập 5 tháng 3 năm 2024.
  32. ^ a b “Những điều cần biết về tuyển sinh lớp 10 Trung hoc phổ thông 2012”. Dân trí (Tuyển sinh). Báo điện tử của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2012.
  33. ^ “Học sinh Thủ đô được đăng ký 2 nguyện vọng vào Trung hoc phổ thông”. Báo điện tử Vnexpress. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2011.
  34. ^ “Điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên”. Báo Hà Nội mới. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2012.
  35. ^ “Kết quả thi lớp 6 đã được công bố”. BGH trường Hà Nội Amsterdam. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2011.
  36. ^ “Trung hoc phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam không còn lớp không chuyên”. Báo điện tử của Trung ương Hội khuyến học Việt Nam.
  37. ^ “Cơ sở vật chất của trường”. Hiệp hội học sinh Hà Nội - Amsterdam. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2011.
  38. ^ “Cận cảnh trường Hà Nội - Amsterdam hiện đại nhất thủ đô”. Quang Xuân, Vnexpress. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2010.
  39. ^ “Khám phá Thư viện- Phòng đọc của Amsers”. BGH trường Hà Nội Amsterdam. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2011.
  40. ^ “Amser sắp về nhà mới”. Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2011.
  41. ^ “Bất ngờ với hình ảnh trường Ams sau 13 năm”. Vietnamnet. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2023.
  42. ^ “Bóng rổ trường HN Amsterdam khẳng định sức mạnh”. Trang điện tử của báo Tiền phong. tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2011.
  43. ^ “Thông báo mới từ BTC Made in 12 năm 2011”. BGH trường Hà Nội Amsterdam. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2011.
  44. ^ Nguyễn Siêu (5 tháng 9 năm 2011). “Ams' Got Talent-tỏa sáng bằng trái tim”. BGH trường Hà Nội Amsterdam. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2011.
  45. ^ “Bring A Smile - Soothe The Pain Project”. Hiệp hội học sinh trường Chu Văn An. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2011.
  46. ^ “GHA - A Hanoi-Amsterdam full of Greenagers”. BGH trường Hà Nội Amsterdam. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2011.[liên kết hỏng]
  47. ^ “Hanoi Amsterdam Organization, Inc. Business License and Certificate of Incorporation - Non-profit Corporation”. Hiệp hội học sinh trường Hà Nội Amsterdam. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2011.
  48. ^ “Thống kê thành viên”. Hiệp hội học sinh trường Hà Nội Amsterdam. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2010.[liên kết hỏng]
  49. ^ “Vietnamese Students Share American Experiences Through Carroll Program”. Amy Gilgenbach from WaukeshaPatch. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2012.
  50. ^ “Hà Nội - Ile de France ký biên bản hợp tác giai đoạn 2006 - 2010”. Cổng thông tin điện tử thành phố Hà Nội. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2011.[liên kết hỏng]
  51. ^ “Năm 2011, học sinh trường chuyên học môn Toán, Tin bằng tiếng Anh”. Báo điện tử của trung ương hội khuyến học Việt Nam Dân trí. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2011.
  52. ^ “Những gương mặt học sinh tiêu biểu”. BGH trường Hà Nội - Amsterdam. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2012.
  53. ^ “Hà Lan Anh - Nữ sinh Việt Nam xuất sắc tại Canada”. Báo Hà Nội mới. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2012.[liên kết hỏng]
  54. ^ “The 3rd APEC Future Scientist Conference”. APEC Mentoring Center for the Gifted in Science. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2012.[liên kết hỏng]
  55. ^ “Nhiều ý tưởng mới lạ từ cuộc thi cải thiện nguồn nước”. Trang điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ VnExpress. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2006.
  56. ^ a b “Tổng hợp thành tích nhà trường trong 5 năm học gần đây”. BGH trường Hà Nội Amsterdam. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2010.
  57. ^ “Sứ mệnh & Tầm nhìn”. BGH trường Hà Nội Amsterdam. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2011.
  58. ^ “Một Amser là thủ khoa tốt nghiệp”. BGH trường Hà Nội Amsterdam. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2011.
  59. ^ “200 trường Trung hoc phổ thông có điểm thi đại học cao nhất nước”. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2011.
  60. ^ “Học sinh Trường Hà Nội - Amsterdam ở các trường đại học quốc tế”. CLB Du học trường Hà Nội - Amsterdam. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2010.
  61. ^ a b "Nữ sinh Việt Nam đạt điểm cao nhất Olympic Hóa học quốc tế 2014", báo điện tử Dân Trí, ngày 28 tháng 7 năm 2014.
  62. ^ Website trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Bảng vàng thành tích nhà trường truy cập 14 tháng 9 năm 2011
  63. ^ "5 học sinh thi Olympic Vật lý quốc tế đều đoạt huy chương", báo điện tử Dân Trí, ngày 25 tháng 7 năm 2010.
  64. ^ "VN đoạt 3 huy chương Olympic Sinh học quốc tế 2010", báo Lao động, ngày 19 tháng 7 năm 2010.
  65. ^ "Việt Nam giành 6 huy chương tại Olympic Toán quốc tế", báo điện tử Dân Trí, ngày 24 tháng 7 năm 2011.
  66. ^ "Olympic VN giành 7 huy chương Hóa học, Sinh học", báo Thể thao & Văn Hóa, ngày 18 tháng 7 năm 2011.
  67. ^ "6 học sinh xuất sắc giành Huy chương tại Olympic Toán học quốc tế", báo điện tử Dân Trí, ngày 16 tháng 7 năm 2012.
  68. ^ "Việt Nam giành 1 HCV Olympic Hóa học quốc tế", báo điện tử Vietnamnet, ngày 30 tháng 7 năm 2012
  69. ^ "Việt Nam giành hai huy chương vàng Olympic Vật lý quốc tế", báo điện tử VnExpress, ngày 15 tháng 7 năm 2013.
  70. ^ "Câu chuyện vượt khó để giành huy chương Olympic Sinh học quốc tế", báo điện tử Dân Trí, ngày 25 tháng 7 năm 2013.
  71. ^ "Việt Nam giành 3 huy chương vàng Olympic vật lý quốc tế", báo điện tử Vietnamnet, ngày 20 tháng 7 năm 2014
  72. ^ Website trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, "THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam và một năm bội thu Huy chương quốc tế" Lưu trữ 2014-08-08 tại Wayback Machine, truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2014
  73. ^ "Việt Nam giành 2 huy chương vàng Olympic Vật lý châu Á 2015", báo điện tử Dân Trí, ngày 9 tháng 5 năm 2015.
  74. ^ "VN giành 3 Huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế", báo điện tử Vietnamnet, ngày 12 tháng 7 năm 2015.
  75. ^ "Bốn thí sinh dự thi Olympic Hoá học quốc tế đều giành huy chương", báo điện tử VnExpress, ngày 29 tháng 7 năm 2015.
  76. ^ Website trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, "Đoàn Học Sinh Việt Nam tham dự IJSO 2015: Nỗ lực dẫn lối đến thành công" Lưu trữ 2015-12-22 tại Wayback Machine, cập nhật ngày 13 tháng 12 năm 2015.
  77. ^ "Việt Nam giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế 2016", báo điện tử VnExpress, cập nhật ngày 19 tháng 7 năm 2016.
  78. ^ "Nữ sinh Hà thành đem huy chương Vàng Olympic Sinh học quốc tế cho Việt Nam sau 16 năm" Lưu trữ 2016-08-09 tại Wayback Machine, VTC News, cập nhật ngày 03 tháng 8 năm 2016.
  79. ^ "Việt Nam đoạt 4 huy chương vàng Olympic Toán quốc tế", Tuổi Trẻ, cập nhật ngày 22 tháng 7 năm 2017.
  80. ^ "Việt Nam giành 3 huy chương Vàng Olympic Hóa học quốc tế", Vietnamnet, cập nhật ngày 22 tháng 7 năm 2017.
  81. ^ "Việt Nam đoạt 4 Huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế", Vietnamnet, cập nhật ngày 5 tháng 8 năm 2017.
  82. ^ "Việt Nam đạt 1 HC Vàng, 2 HC Bạc và 3 HC Đồng Olympic Toán quốc tế", Vietnamnet, cập nhật ngày 23 tháng 7 năm 2018.
  83. ^ ""Olympic Vật lý châu Á 2018: Việt Nam thắng lớn với 4 HCV, xếp thứ 3 toàn đoàn", báo điện tử Dân Trí, cập nhật ngày 23 tháng 7 năm 2018.
  84. ^ “第二屆亞洲物理奧林匹亞競賽”.
  85. ^ "Học sinh Việt Nam giành giải nhất ở Intel ISEF 2012". Báo Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2013
  86. ^ “ĐOÀN HỌC SINH HÀ NỘI ĐẠI DIỆN VIỆT NAM ĐẠT THÀNH TÍCH XUẤT SẮC TRONG KỲ THI KHOA HỌC TRẺ QUỐC TẾ IJSO NĂM 2018 - LẦN THỨ 15 TẠI BOTSWANA”. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2018. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  87. ^ “Trường Ams lên tiếng vụ nữ sinh tố MC Minh Tiệp bạo hành”. Báo điện tử Tiền Phong. 28 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2022.
  88. ^ Trí, Dân (tháng 4 năm 2022). “Vụ nam sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam tự tử: Nhà trường nói gì?”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2022.
  89. ^ “Vụ nam sinh lớp 10 trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam nhảy lầu: Nhà trường nói gì?”. Báo điện tử Tiền Phong. 1 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2022.
  90. ^ “Nhà khoa học 'choáng' trước dự án khoa học kỹ thuật của học sinh”. Báo Thanh Niên. 13 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2022.

Liên kết ngoài sửa