Trấn Yên (xã)

xã thuộc Bắc Sơn

Trấn Yên là một thuộc huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam. Đây là xã được biết đến với Lễ hội Ná Nhèm hay lễ hội rước sinh thực khí nam (hay còn gọi là Tàng thinh) độc nhất ở Việt Nam diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm[3]

Trấn Yên
Xã Trấn Yên
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhLạng Sơn
HuyệnBắc Sơn
Địa lý
Tọa độ: 21°46′30″B 106°21′38″Đ / 21,775°B 106,36056°Đ / 21.77500; 106.36056
Trấn Yên trên bản đồ Việt Nam
Trấn Yên
Trấn Yên
Vị trí xã Trấn Yên trên bản đồ Việt Nam
Diện tích89,44 km²[1]
Dân số (2019)
Tổng cộng6.663 người[1]
Mật độ75 người/km²
Khác
Mã hành chính06370[2]

Địa lý sửa

Xã Trấn Yên có diện tích 89,44 km², dân số năm 2016 là 6.581 người có 1.412 khẩu,[4] mật độ dân số đạt 61 người/km². Theo thống kê năm 2019, xã Trấn Yên có diện tích 89,44 km², dân số là 6.663 người,[1] mật độ dân số đạt 75 người/km².

Hành chính sửa

Xã Trấn Yên được chia thành 22 thôn bản:Làng Mỏ, Tác Nàng, Đon Ngang, Làng Gà 1, Làng Gà 2, Pá Chí, Khưa Cả, Làng Rộng, Làng Giáo, Thâm Vớt, Lân Gặt, Làng Huyền, Làng Cóc, Làng Thẳm, Co Rào, Rồng Viền, Nà kéo, Pá Ó, Nóoc Mò, Lần Cà 1, Lân Cà 2, Lân Hoèn. Trong đó:

  • Có 6 thôn đa số là dân tộc Dao: Nà kéo, Pá Ó, Nóoc Mò, Lần Cà 1, Lân Cà 2, Lân Hoèn
  • Có 16 thôn trung tâm gồm có: Làng Mỏ, Tác Nàng, Đon Ngang, Làng Gà 1, Làng Gà 2, Pá Chí, Khưa Cả, Làng Rộng, Làng Giáo, Thâm Vớt, Lân Gặt, Làng Huyền, Làng Cóc, Làng Thẳm, Co Rào, Rồng Viền.

Lễ hội sửa

Lễ hội Ná Nhèm là lễ hội được trao bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 2016[5], theo đó, Ná Nhèm trong tiếng Tày gọi là mặt nhọ, sau 50 năm thất truyền, đến năm 2012 lễ hội đã được phục dựng, quan tâm và tổ chức có quy mô đáp ứng nhu cầu thờ cúng, tín ngưỡng tâm linh của nhân dân trong vùng và du khách gần xa[6]. Lễ hội này sẽ rước "Tàng thinh" là linh vật của người đàn ông có chiều dài 1m, đường kính hơn 40cm và nặng hơn 1 tạ, làm bằng gỗ[7] và "mặt nguyệt" tượng trưng cho bộ phận sinh dục nữ, heo người dân địa phương, khi hai linh vật này giao hòa sẽ tạo ra sự bình an, sinh sôi trong cuộc sống. Tới cuối ngày, những vật cúng tế này được đem đốt[8]. Từ năm 2016, Lễ hội đã có sự cải tiến táo bạo, nó nằm ở sự to bất thường của cái linh vật được rước, trước đó linh vật được rước không phải là một vật quá to, màu sắc loè loẹt, gây chú ý mà nó được đẽo thô, khá giống thật dù có thể to và dài hơn và ẩn trong lễ hội với rất nhiều vật được rước khác[9]. Nghi thức rước sinh thực khí nam trong lễ hội Ná Nhèm vừa thu hút sự tò mò, vừa làm cho nhiều người ngại ngùng[10].

Chú thích sửa

  1. ^ a b c Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Lạng Sơn” (PDF). Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Lễ hội rước "của quý" độc nhất vô nhị ở Việt Nam
  4. ^ “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  5. ^ Lễ hội 'rước của quý' độc nhất vô nhị ở Lạng Sơn-PLO
  6. ^ Lễ hội rước "của quý" độc nhất vô nhị ở Việt Nam
  7. ^ Lễ hội 'rước của quý' độc nhất vô nhị ở Lạng Sơn-PLO
  8. ^ Đỏ mặt với những lễ hội rước "của quý" trên thế giới, Việt Nam cũng có
  9. ^ Lễ hội rước 'của quý' Ná Nhèm: Có gì đó không đúng
  10. ^ Lễ hội rước 'của quý' ở Lạng Sơn khiến du khách đỏ mặt

Tham khảo sửa