Trần Quý Kiên

chính trị gia người Việt Nam

Trần Quý Kiên (1911-1965) là một nhà cách mạng Việt Nam, ( bị thực dân Pháp giam cầm 11 năm tù). Ông thuộc lớp đảng viên đầu tiên và cũng là lớp lãnh đạo sớm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụ Bí thư Thành ủy Hà Nội -Thường Vụ xứ ủy Bắc Kỳ(1938-1940),Bí thư Đảng ủy căn cứ địa trung ương ATK Việt Bắc 1949, Thứ trưởng - Phó văn phòng Thủ tướng 1950

Đồng chí Trần Quý Kiên trong nhà tù thực dân Pháp tháng 12/1940

(khi Hồ Chí Minh là thủ tướng chính phủ), Phó Ban Tổ chức TƯ[1][2][3]. Bí thư đầu tiên của Đảng ủy khối các cơ quan trung ương.Ông được nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng cao quý nhất của Việt Nam.

Tiểu sử sửa

 
Ông Trần Quý Kiên (ngồi giữa) đi công tác với chủ tịch Hồ Chí Minh
 
Ông Trần Quý Kiên (bên phải) đi công tác với Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

Ông tên thật là Đinh Xuân Nhạ (bí danh :Trần Quý Kiên, Dương Văn Ty). Sinh năm 1911 tại Bến Nứa, Hà Nội. Quê gốc là dòng họ Đinh Xuân ở làng Phượng Vũ, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).

Vào đảng 5/1930, Ông là một trong ba đảng viên đầu tiên của Đội Tuyên truyền xung phong (là Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội sau này). 11/10/1930 Ông trách một nhóm tuyên truyền vào dịp kỷ niệm lần thứ 13 Cách mạng Tháng Mười Nga ,Ông bị thực dân Pháp truy lùng và bắt giam, tuyên án 10 năm tù khổ sai [4][5][6] tại Nhà tù Hỏa LòNhà tù Sơn La [7][8][9]

Ra tù Ông và các đồng chí xây dựng lại hầu hết các cơ sở trọng yếu của đảng đã bị giặc Pháp phá vỡ trước đó. 8/1936 ông cùng hai đồng chí Nguyễn Văn CừNguyễn Văn Minh thành lập Ủy ban sáng kiến là cơ quan lãnh đạo lâm thời của Xứ ủy Bắc Kỳ .[10][11] 3/1937 ông cùng các đồng chí : Trường Chinh, Tô Hiệu, Lương Khánh Thiện,Nguyễn Văn Cừ...vv.. tái thành lập lại Xứ Ủy Bắc Kỳ và Thành ủy Hà Nội. 4/1937 Ông cùng đ/c Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Văn Linh...tham gia tái lập Thành uỷ Hải Phòng[12][13] .Rồi 11/1937 Ông tham gia thành lập liên Xứ Ủy Bắc Kỳ - Bắc Trung Kỳ .Năm 1938 Ông trực tiếp về thành lập hai chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Sơn Tây&Hà Đông.[14]

Giai đoạn 4/1938-6/1940, Ông là Bí Thư Thành ủy Hà Nội, rồi vào ban lãnh đạo cao nhất là Ban Thường vụ Xứ Ủy Bắc Kỳ với Hoàng Văn ThụLương Khánh Thiện[15] sau đó Ông bị Pháp bắt lần thứ hai.[16]

Tháng 3/1945 Ông vượt ngục.[17]4/1945 Ông là Bí thư Chiến khu Quang Trung (Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa) và hai tỉnh Sơn LaLai châu với bí danh Dương Văn Ty.[18] Tới tháng 9 và tháng 10/1945 thì trực tiếp lãnh đạo giải phóng hai tỉnh Sơn La, Lai Châu.[19]

1946 bịnh nặng ông về làm Bí thư tỉnh Quảng Yên, rồi Uỷ viên thường vụ Liên Khu 3, phụ trách liên tỉnh Hải Dương - Hưng YênKiến An - Thái Bình.[20] Kiêm Trưởng ban Kiểm tra Đảng LK3 (gồm 12 tỉnh đồng bằng bắc bộ và 1 tỉnh miền núi là Hoà Bình)[20]

Tháng 7/1949 Ông là Trưởng Ban - Bí thư Đảng ủy Căn Cứ Địa Trung Ương ATK Việt Bắc cơ quan đầu não của kháng chiến (gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang).[21]

Tháng 11/1950 ông giữ chức Bí thư đầu tiên của đảng ủy Khối các cơ quan Dân Chính Đảng TƯ[20] đồng thời là Thứ trưởng - Phó văn phòng Thủ tướng chính phủ.[22]Tháng 4/1951 ông được bổ nhiệm là Phó Trưởng ban Tổ chức TƯ Đảng.[23]

1953 bệnh nặng Ông được Đảng và Chính phủ đưa đi chữa bệnh ở nước ngoài một thời gian khá dài. Về nước, ông nhận trách nhiệm thay mặt Chủ tịch nước điều tra sửa sai trong công tác cải cách ruộng đất tại tỉnh Vĩnh Phúc.[24]

Năm 1958 ông là Bí thư Đảng Đoàn, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Thủy lợi và điện lực.[25]

Ông mất tại Hà Nội năm 1965 do bệnh nặng.

 
Huân chương Sao Vàng truy tặng đồng chí Trần Quý Kiên
 
Gia đình đồng chí Trần Quý Kiên

Vinh danh sửa

Tên ông được đặt cho 4 con đường tại 4 thành phố lớn của đất nước : Tại Hà Nội.Thành phố Hồ Chí Minh.Thành phố Đà Nẵng và kinh thành Huế.


Huân chương sửa

Gia đình sửa

Vợ ông là bà Lê Thị Tấn (tức Nguyễn Thị Đáp). Bà đã một mình thay ông đùm bọc nuôi dạy sáu người con trưởng thành khôn lớn. Bà cũng là một chiến sĩ cách mạng được trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huy chương Kháng chiến hạng nhất và Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.

Tham khảo sửa

  1. ^ “Trần Quý Kiên Chiến sỹ Cộng sản ba lần bị đày lên ngục Sơn La”. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2022.
  2. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội, Lịch sử Đảng bộ Hà Nội (1930-2000), Nxb Hà Nội, 2004, tr.70; Lịch sử Đảng bộ Hà Nội 1926-1945, Nhxb Chính trị quốc gia - Sự thật,2012, tr.160, 162.
  3. ^ “Cổng Giao tiếp điện tử Thành Phố Hà Nội”. hanoi.gov.vn. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  4. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Thành phố Hà Nội Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1930-2000), Nxb. Hà Nội, 2004, tr.47, 54.
  5. ^ Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1930-2000), Nxb. Hà Nội, 2004, tr.57.
  6. ^ Bài Trần Quý Kiên - Bí thư Thành ủy Hà Nội 1938 - 1939, Nxb. Hà Nội, đăng ngày 25.1.2016
  7. ^ Chương 2: Trưởng thành trong đấu tranh cách mạng (1928-1945), Lê Duẩn tiểu sử, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2007. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ; Làm rõ chi tiết lịch sử về đồng chí Đinh Xuân Nhạ - Báo điện tử Quân đội nhân dân ngày 13/9/2006; Lịch sử Đảng bộ Hà Nội 1926-1945, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, 2012.
  8. ^ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sơn La, Chi bộ nhà tù Sơn La - giá trị Lịch sử và hiện thực, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2020, tr.163.
  9. ^ Đặng Việt Châu, Trường học cuộc đời (Hồi ký), Nxb. Chính trị Quốc gia, 1996.
  10. ^ Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1930-2000), Sđd, tr.62.
  11. ^ a. Báo điện tử đảng CSVN Tư liệu văn kiện Nguyễn Văn Cừ tiểu sử. Chương 3: Móc nối liên lạc, khôi phục phong trào cách mạng. Phần 1; b. Trang 63, Sách Lịch sử đảng bộ Hà Nội (1930-2000) Nhà xuất bản Hà Nội 2004; và c. Trang 36, Hồi ký "Từ trong bão táp" của Đại tướng Văn Tiến Dũng, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 1990
  12. ^ b. Báo điện tử đảng CSVN Tư liệu văn kiện Nguyễn Văn Linh tiểu sử. Chương 2 Phần 2: Rèn luyện trưởng thành trong đấu tranh cách mạng. 1931-1945
  13. ^ a. Đinh Văn Di - Ông là ai, Báo Văn hóa Nghệ An ngày 4/3/2010; b. Biên niên sử Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 1937, Mục Thành lập Liên Xứ ủy Bắc Kỳ- Trung Kỳ
  14. ^ a. Đảng bộ thành phố Hà Nội: Dấu ấn qua các kỳ đại hội, Báo Hà Nội mới đăng ngày 01/11/2015; b. Tài liệu xây dựng cơ quan lãnh đạo cấp trung ương, Xứ ủy của Đảng thời kỳ 1930-1945, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia; c. Theo trang 160, 162 cuốn Lịch sử Đảng bộ Hà Nội 1926-1945, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật 2012; d. [1] Đồng chí Phan Trọng Tuệ, người con ưu tú của quê hương Hà Nội
  15. ^ a. Tư liệu lưu trữ của Viện lịch sử Đảng (giấy xác nhận ngày 14/4/2016); b. Theo trang 160, 162 cuốn Lịch sử Đảng bộ Hà Nội 1926-1945, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật 2012
  16. ^ Báo điện tử của Đảng CSVN, Tư liệu văn kiện, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (1926- 2005) Chương II: Xây dựng lực lượng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 (1936 – 8 – 1945)
  17. ^ Trang 172, 174 Hồi ký "Từ trong bão táp" của Đại tướng Văn Tiến Dũng, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 1990
  18. ^ a. Tư liệu Ban Tổ chức Trung ương Đảng CSVN (giấy xác nhận 283 TC/TW 25/4/1997); b. Trang 217-221 Hồi ký "Từ trong bão táp" của Đại tướng Văn Tiến Dũng, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 1990
  19. ^ a. Thủ lĩnh Lò Văn Hặc, Báo Quân đội nhân dân ngày 08/05/2014; b. Trang 38-50 Hồi ức "Từ Đồng Quan đến Điện Biên" của Đại tướng Lê Trọng Tấn, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 1994
  20. ^ a b c Tư liệu Ban Tổ chức Trung ương Đảng CSVN (Giấy chứng nhận của Ban tổ chức TW đảng số 283TC/TW ngày 25/4/1997)
  21. ^ a. Lịch sử Biên niên Đảng CSVN - Tập 3, Mục Năm 1949 (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội - 2009); b.Bài báo Người bí thư thành ủy buổi "giao thời" - Báo Sự kiện và Nhân chứng (Nguyệt san Báo Quân đội nhân dân), số 272, tháng 8/2016
  22. ^ a. Sắc lệnh số 149-SL ngày 6/11/1950 của Chủ tịch nước Lưu trữ 2016-10-11 tại Wayback Machineb. Những ngày Bác Hồ ở Định Hóa Lưu trữ 2017-08-11 tại Wayback Machine
  23. ^ Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, ngày 16 tháng 4 năm 1951, về việc thành lập các ban và tiểu ban giúp việc
  24. ^ Bài báo Người bí thư thành ủy buổi "giao thời" - Báo Sự kiện và Nhân chứng (Nguyệt san Báo Quân đội nhân dân), số 272, tháng 8/2016
  25. ^ “Lãnh đạo Bộ Thủy lợi và Điện lực (7/1960 – 12/1962)”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2016.
  26. ^ “Truy tặng Huân chương Sao vàng cho nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2019.
  27. ^ Quyết định số 666/2003/QĐ/CTN.KT/CT ngày 30/9/2003 v/v truy tặng Huân Chương Hồ Chí Minh cho ông Trần Quý Kiên
  28. ^ Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 73-LCT, truy tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho ông Trần Quý Kiên[liên kết hỏng]