Trận Chương Dương độ
Trận Chương Dương độ hay trận bến Chương Dương là một trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam diễn ra tại bến Chương Dương (nay thuộc địa phận xã Chương Dương, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội). Tại đây, vào cuối tháng 6 năm 1285,[2][3] các lực lượng quân Trần đã tập kích phá tan căn cứ thủy quân Nguyên, tạo mở ra thời cơ đánh úp đại bản doanh của quân Nguyên, tái chiếm kinh thành Thăng Long trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2. Hầu hết các tàu chiến của quân Nguyên đã bị đốt cháy và đánh chìm trong khi Sogetu bị giết trong trận chiến.[4]
Trận Chương Dương độ (1285) | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Một phần của Chiến tranh Nguyên Mông–Đại Việt lần 2 | |||||||
| |||||||
Tham chiến | |||||||
ChampaĐại Việt | Nhà Nguyên | ||||||
Chỉ huy và lãnh đạo | |||||||
Trần Quốc TuấnTrần Quang Khải[1] | Sogetu † |
Cùng với chiến thắng tại cửa Hàm Tử, trận tập kích bến Chương Dương là chiến thắng huy hoàng của quân Trần dưới sự chỉ huy trực tiếp của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải. Tương truyền, khi quân Trần vào thành Thăng Long mở tiệc khao quân, giữa vui vẻ, các tướng sĩ đã đề nghị Thượng tướng Thái sư ngâm một bài thơ. Trần Quang Khải tay bưng chén rượu, ứng khẩu ngâm bài thơ Tòng giá hoàn kinh nổi tiếng.
Chú thích
sửa- ^ Taylor 2013, tr. 135.
- ^ Lo 2012, tr. 295.
- ^ Anderson 2014, tr. 127.
- ^ Hà & Phạm 1972, tr. 251.
Tài liệu
sửa- Anderson, James A. (2014), “Man and Mongols: the Dali and Đại Việt Kingdoms in the Face of the Northern Invasions”, trong Anderson, James A.; Whitmore, John K. (biên tập), China's Encounters on the South and Southwest: Reforging the Fiery Frontier Over Two Millennia, United States: Brills, tr. 106–134, ISBN 978-9-004-28248-3
- Hà, Văn Tấn; Phạm, Thị Tâm (1972). “III: Cuộc kháng chiến lần thứ nhất”. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỉ XIII. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
- Lo, Jung-pang (2012). Elleman, Bruce A. (biên tập). China as a Sea Power, 1127-1368: A Preliminary Survey of the Maritime Expansion and Naval Exploits of the Chinese People During the Southern Song and Yuan Periods. Singapore: NUS Press.
- Taylor, K.W. (2013), A History of the Vietnamese, Cambridge University Press, ISBN 978-0521699150