Trận Deorham hoặc là Dyrham diễn ra vào năm 577 giữa người Tây Sachsen dưới quyền Ceawlin cùng với Cuthwinengười Britonhạt West. Chiến địa Deorham thường được xem là vùng DyrhamSouth Gloucestershire. Trận đánh này là một chiến thắng to lớn của người Tây Sachsen, mang lại cho họ ba thành phố quan trọng là Glevum (Gloucester), Corinium (Cirencester) và Aquae Sulis (Bath). Tuy chỉ có Biên niên Angles-Sachsen là sử liệu duy nhất ghi nhận về trận chiến, với không nhiều chi tiết, nhưng trận này được coi là một cuộc giao chiến quan trọng.

Trận Deorham
Chứng tích của đồn lũy tại đồi Hinton về hướng Bắc Dyrham, tại Nam Gloucestershire
Thời gian577
Địa điểm
Đồi Hinton gần Dyrham
Kết quả Người Tây Sachsen thắng lớn
Tham chiến

Người Tây Sachsen
St Piran's Flag of Cornwall
Người Briton vùng Bath, GloucesterCirencester

Sử liệu

sửa

Biên niên sử Angles-Sachsen trong năm 577 đã ghi chép rằng vua Ceawlin xứ Wessex và vương nhi là Cuthwine đã cất quân đánh người BritonHạt West tại "một bãi đất gọi là [Deorham]" vào năm đó. Người ta thường coi đây là vùng DyrhamNam Gloucestershire ngày nay, trên cái dốc đứng Cotswold cách Bath vài dặm Anh về phía Bắc. Quân Tây Sachsen thắng trận này, và ba vị vua người Briton, mà sử cũ chép là Conmail, và Condidan, và Farinmail, đều tử trận. Với thắng lợi này, người Tây Sachsen lấy được ba thành phố quan trọng Glevum (Gloucester), Corinium (Cirencester) và Aquae Sulis (Bath), mang lại cho họ đất đai rộng lớn ở GloucestershireSomerset.[1]

Giả thuyết và chiến thuật và chiến lược

sửa

Các nhà sử học (chẳng hạn như William St. Clair-Baddeley vào năm 1929) kết luận rằng quân Sachsen đã đánh úp quân Briton và chiếm đóng cao điểm Hinton bởi vì nó dẫn đầu Thung lũng Avon và ngăn trở liên lạc Nam - Bắc giữa Bath và các thị trấn Anh - La Mã lân cận là Gloucester và Cirencester.[2]

Chú thích

sửa
  1. ^ The Anglo-Saxon Chronicle, 577 Lưu trữ 2006-04-05 tại Wayback Machine.
  2. ^ The importance given the towns more likely reflects ninth and tenth-century polities, of the time the Chronicle was given its present form, than the de-urbanised sixth century; Simon T. Loseby, "Power and towns in Late Roman Britain and early Anglo-Saxon England" in Gisela Ripoll and Josep M. Gurt, eds., Sedes regiae (ann. 400-800), (Barcelona, 2000), esp. pp 329f (on-line text)

Tham khảo

sửa