Trận Kesselsdorf, còn viết là Trận Kesseldorf,[9] là trận đánh lớn cuối cùng của cuộc Chiến tranh Schliesen lần thứ hai[10] và cũng là trận đánh lớn duy nhất của chiến dịch tấn công ngắn ngủi của Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh nhằm vào Vương quốc Phổ vào cuối năm 1745.[11] Trong trận chiến này, Quân đội Phổ dưới quyền Leopold I, Vương công xứ Anhalt-Dessau đã tấn công dồn dập và đè bẹp quân Liên minh Áo - Sachsen, bẻ gãy hoàn toàn cuộc tiến công của Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh.[1][2][3] Chiến thắng tại Kesselsdorf được xem là chiến công cuối cùng của Leopold I, được mệnh danh là "Người Dessau Lớn" (Alte Dessauer).[12] Ngoài ra, đây là một thắng lợi quyết định của người Phổ góp phần dẫn đến sự kết thúc của cuộc Chiến tranh Schliesen lần thứ hai - một phần của cuộc Chiến tranh Kế vị Áo - vào tháng 12 năm 1745, theo đó người Phổ giữ vững quyền kiểm soát tỉnh Schliesen.[9][13]

Trận Kesselsdorf
Một phần của cuộc Chiến tranh Kế vị Áo

Leopold von Dessau & Friedrich August Rutowsky
Thời gian15 tháng 12 năm 1745
Địa điểm
Kesselsdorf, gần Dresden, nay thuộc nước Đức
Kết quả Thắng lợi quyết định của Quân đội Phổ. Quân đội Sachsen bị đánh tan, cuộc tấn công của Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh hoàn toàn thất bại và góp phần dẫn đến sự chấm dứt cuộc Chiến tranh Schliesen lần thứ hai.[1][2][3]
Tham chiến
 Phổ  Sachsen
Đế quốc Áo (1804–1867)[4] Đế quốc Áo
Chỉ huy và lãnh đạo
Vương quốc Phổ Leopold I, Vương công xứ Anhalt-Dessau Tuyển hầu quốc Sachsen Friedrich August Rutowsky
Lực lượng
Nguồn 1: 30.000 quân, 33 đại bác [1]
Nguồn 2: 32.000 quân[5]
33 pháo dã chiến
ngoài ra còn có pháo tiểu đoàn

Nguồn 1: 31.000 quân, 42 đại bác [1]
Nguồn 2: 35.000 quân:

Thương vong và tổn thất
Khoảng 1/6 binh lực Phổ [7]
Nguồn 1: 1.700 quân tử trận, 3.800 quân bị thương [1]
Nguồn 3: 3.500 quân thương vong, trong số đó 1.000 quân tử trận [8]
Khoảng 1/3 hoặc 1 nửa binh lực Áo - Sachsen [7]
Nguồn 1: 3.800 quân tử trận và bị thương, 6.000 quân bị bắt [1]
Nguồn 3: 3.000 quân tử trận, 5.000 quân bị bắt [8]

Vào tháng 11 năm 1745, cuộc tiến công nước Phổ của Quân đội La-Đức đã gặp bất lợi khi quân đội của vua Friedrich II của Phổ (tức là Friedrich Đại đế) giành thắng lợi trong một số cuộc chiến nhỏ nhoi, đánh tan một đạo quân Áo-Sachsen dưới quyền Vương công Karl Alexander xứ Lothringen trong trận Hennersdorf tại Schliesen.[3][11] Trong khi ấy, Vương công Leopold I quyết định dẫn đạo quân Phổ thứ hai tiến xuống sông Elbe từ Magdeburg để giao tranh với quân chủ lực Sachsen cùng với một Quân đoàn Áo trợ chiến dưới quyền Thống chế Friedrich August Rutowsky. Mặc dù Rutowsky có lợi thế nhỏ nhoi về quân số, ông cố thủ tại Kesselsdorf cách kinh thành Dresden về phía Tây Nam. Trận chiến bùng nổ vào buổi chiều ngày 15 tháng 12 năm 1745, với một cuộc tập kích trực diện khốc liệt của quân Phổ. Tuy ban đầu cuộc tấn công của người Phổ bị người Sachsen đánh bại, quân Sachsen lại rời bỏ cứ điểm của mình để tập kích quân Phổ, khiến cho lực lượng Pháo binh của họ bị khuất bóng. Quân đội Phổ phản công, đẩy lùi quân Sachsen và đánh bọc sườn trái của họ. Trước khi màn đêm buông xuống, quân Phổ lại tấn công và đánh thắng trung quân Sachsen,[1][8] buộc đối phương phải thoái binh trước khi bị lực lượng Bộ binh Phổ triệt tiêu. Cái ngày ngắn ngủi trong tháng 12 ấy đã chấm dứt với chiến thắng toàn diện[14] của Quân đội Phổ trên chiến trường Kessesldorf phủ tuyết[15]. Tuy Quân đoàn Áo không tham chiến, họ cũng triệt thoái theo chân quân Sachsen của Rutowsky. Trên đường rút, quân Đồng minh tiếp cận đạo quân cứu viện của Vương công Karl nhưng Karl quay đi.[1]. Cũng giống như các trận đánh trước, một lần nữa sự kiên cường của Bộ binh Phổ được xem là nguyên nhân thắng lợi cho họ trong các trận giáp lá cà ở trung tâm.[7]

Trận Kesselsdorf được xem là một trong những trận đánh đẫm máu nhất trong cuộc Chiến tranh Kế vị Áo[7]. Đây là một chiến thắng đắt giá của quân Phổ, song quân Sachsen bị tan nát.[1] Sachsen đã bị đánh quỵ hoàn toàn và quân đội Phổ cũng tràn vào Dresden. Ngoài ra, với 4 thảm bại liên tiếp trong vòng 7 tháng mà trong đó có chiến thắng Kesselsdorf, hào khí của Đại Công nương Maria Theresia của Áo đến đây đã tan vỡ và bà phải chấp nhận Hiệp định Dresden củng cố quyền thống trị tỉnh Schlesien của nhà vua nước Phổ.[3][15][16][17]

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c d e f g h i Spencer C. Tucker, A Global Chronology of Conflict: From the Ancient World to the Modern Middle East, các trang 749-750.
  2. ^ a b John Frederick Charles Fuller, The Decisive Battles of the Western World, and Their Influence Upon History: From the defeat of the Spanish Armada, 1588, to the Battle of Waterloo, 1815, trang 191
  3. ^ a b c d David Eggenberger, An Encyclopedia of Battles: Accounts of Over 1,560 Battles from 1479 B.C. to the Present, trang 218
  4. ^ 1911 Encyclopædia Britannica, entry National Flags: "The Austrian imperial standard has, on a yellow ground, the black double-headed eagle, on the breast and wings of which are imposed shields bearing the arms of the provinces of the empire. The flag is bordered all round, the border being composed of equal-sided triangles with their apices alternately inwards and outwards, those with their apices pointing inwards being alternately yellow and white, the others alternately scarlet and black." Also, Whitney Smith, Flags through the ages and across the world, McGraw-Hill, England, 1975 ISBN 0-07-059093-1, pp.114 - 119, "The imperial banner was a golden yellow cloth...bearing a black eagle...The double-headed eagle was finally established by Sigismund as regent...".
  5. ^ Tuttle, Herbert. History of Prussia, Boston, Houghton Mifflin, 1888, Vol.III, p.42
  6. ^ Cust, Edward. Annals of the wars of the eighteenth century, London,1862, Vol. I, p.74.
  7. ^ a b c d Reed S. Browning, The War of the Austrian Succession, trang 250
  8. ^ a b c David Fraser, Frederick the Great: King of Prussia, trang 195 Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “fraser195” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  9. ^ a b Hamish M. Scott, The Emergence of the Eastern Powers, 1756-1775, trang 24
  10. ^ Robert A. Pois, Philip Langer, Command Failure in War: Psychology and Leadership, trang 16
  11. ^ a b Dennis E. Showalter, The wars of Frederick the Great, trang 87
  12. ^ Giles MacDonogh, Frederick the Great: A Life in Deed and Letters
  13. ^ Rudolf Vierhaus, Germany in the Age of Absolutism, trang 139
  14. ^ Carl von Rotteck, General history of the world: from the earliest times until the year 1831, Tập 3, trang 301
  15. ^ a b Gerhard Ritter, Frederick the Great; a Historical Profile, trang 91
  16. ^ George C. Kohn, Dictionary of Wars
  17. ^ William Young, German Diplomatic Relations 1871-1945: The Wilhelmstrasse and the Formulation of Foreign Policy, trang 4