Trận Tauberbischofsheim[16] là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh nước Đức năm 1866[17], đã diễn ra vào ngày 24 tháng 7 năm 1866 tại Tauberbischofsheim[18] (gần thành phố Stuttgart của Đức).[19] Trong cuộc giao tranh nảy lửa này,[13] một sư đoàn của quân đội Phổ dưới quyền chỉ huy của Trung tướng August Karl von Göben – là một phần thuộc Binh đoàn Main dưới sự điều khiển của Trung tướng Edwin Freiherr von Manteuffel[7][20] đã tấn công lực lượng hậu vệ của Quân đoàn VIII của Liên minh các quốc gia Đức (đồng minh của Đế quốc Áo) do Vương công Alexander xứ Hesse-Darmstadt chỉ huy, và giành được thắng lợi quyết định.[3][11] Với chiến thắng này, các lực lượng Phổ đã nắm được quyền vượt sông Tauber[21], gây cho quân đội của đối phương những thiệt hại nặng nề.[11] Sau thất bại tại các trận chiến Tauberbischofsheim và Werbach, quân của Alexander xứ Hesse phải triệt thoái tới Gersheim về hướng đông bắc.[4][18] Cũng như những thành công khác của ông trong chiến dịch 1866 mà một ví dụ có thể kể đến là trận Kissingen, tài nghệ của tướng Von Göben được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thắng lợi ở Tauberbischofsheim.[8] Đồng thời, trận thắng cũng thể hiện rõ rệt hiệu quả của các khẩu súng trường nạp hậu của quân Phổ tại vị trí phòng ngự của mình.[10] Mặc dù thua trận này, tướng Oskar von Hardegg vẫn tiếp tục giữ cương vị Bộ trưởng Chiến tranh của xứ Württemberg.[12]

Trận Tauberbischofsheim
Một phần của cuộc Chiến tranh Áo-Phổ
Thời gian24 tháng 7 năm 1866[1][2]
Địa điểm
Kết quả Quân đội Phổ giành thắng lợi quyết định[3], vượt sông Tauber. Liên minh các quốc gia Đức rút quân về Gersheim.[4]
Tham chiến
Vương quốc Phổ Vương quốc Phổ Vương quốc Württemberg Württemberg[5]
Baden
Đế quốc Áo (1804–1867) Đế quốc Áo[6]
Đại Công quốc Hesse
Nassau
Chỉ huy và lãnh đạo
Vương quốc Phổ Edwin von Manteuffel[7]
Vương quốc Phổ August Karl von Göben[8][9]
Vương quốc Phổ Karl von Wrangel [10]
Alexander xứ Hesse-Darmstadt[11]
Vương quốc Württemberg Oskar von Hardegg[12]
Lực lượng
60.000 binh lính[13] Quân đoàn VIII của Liên minh (42.000 binh lính)
Thương vong và tổn thất
126 quân thương vong [14] 60 quân tử trận (trong đó có 9 sĩ quan), 452 quân bị thương, 178 quân mất tích [13][15]

Sau khi đánh bại Quân đoàn VIII của Liên minh các quốc gia Đức do Alexander xứ Hesse-Darmstadt chỉ huy trong một số trận đánh, Binh đoàn Main của Phổ dưới quyền Thượng tướng Bộ binh Eduard Vogel von Falckenstein[11] đã chiếm được Frankfurt am Main trong tháng 7 năm 1866. Ngày 19 tháng 7, tướng Manteuffel lên nhậm chức tư lệnh Binh đoàn Main thay cho Falckenstein. Trong thời điểm này, Alexander đã hội quân với người Bayern tại Würzburg[13], nhưng điều này đã quá trễ để đem lại lợi lộc cho quân Liên minh. Giờ đây, sau khi quân ông đã được tăng viện đáng kể, Manteuffel tiến quân từ Frankfurt vào ngày 21 tháng 7. Trong khi Hoàng tử Karl xứ Bayern đang do dự rằng không biết ông ta nền kháng cự hay là rút quân để yểm trợ cho kinh thành München của mình, sư đoàn Phổ của tướng Von Göben đã tiến công Quân đoàn VIII vào ngày 24 tháng 7 tại sông Tauber.[4] Ở Tauberbischofsheim, giao tranh đã nổ ra khốc liệt[13]: lữ đoàn tiên phong của sư đoàn dưới quyền Göben do tướng Karl von Wrangel chỉ huy đã tấn công sư đoàn Württemberg dưới quyền tướng Von Hardegg đang án ngữ tại đây.[18][21] Hỏa lực pháo binh của lữ đoàn Wrangel đã đánh cho quân đội Württemberg thiệt hại nặng, và nhanh chóng đẩy lùi họ ra khỏi ngôi làng. Tướng Hardegg tiến hành triệt thoái, song quyết tâm cầm cự với quân Phổ ở các ngôi nhà và cản bước các khẩu đội pháo của họ.[21] Quân Phổ đã nhanh chóng làm chủ được các ngôi nhà và những gì yểm trợ cho đối phương ở bờ phải sông Tauber.[21] Nhờ làm nổ ngọn cầu bắc qua sông Tauber, viên tướng Württemberg đã ngăn được đường tiến của lực lượng pháo binh Phổ trong một khoảng thời gian. Sau vài tiếng đồng hồ giao chiến dữ dội, Sư đoàn số 4 thuộc Quân đoàn VIII của Liên minh đã tăng viện cho Württemberg và cuộc chiến càng trở nên máu lửa. Cuối cùng, người Phổ đã làm chủ được quyền sông Tauber tại Bischofsheim, và, dọc theo đoạn đường tới Würzburg, các tiền đồn của Phổ đã tiến thêm một khoảng cách nhỏ.[21]

Trận Werbach cũng bùng nổ trong cùng ngày, và trong trận đánh này quân đội của Manteuffel đã đánh bại sư đoàn Baden[21], giành được quyền vượt sông tại đây.[4] Các trận giao tranh ngày 24 tháng 7 chỉ đem lại thiệt hại khá nhẹ cho quân đội Phổ, trái ngược với quân đội Liên minh các quốc gia Đức.[10]

Chú thích sửa

  1. ^ Der deutsche Krieg im Jahre 1866: Nach den bis jetzt vorhandenen Quellen von H. V. B. Mit 6 Portraits, 2 Karten, 3 Beilagen und der vollständigen Ordre de bataille der preußischen, österreichischen, sächsischen, hannoverschen und westdeutschen Armee, trang 341
  2. ^ Gerhard Schmitt, Heimatbuch Oberflockenbach, trang 231
  3. ^ a b & Robinson Robinson & Robinson, Handbook of Imperial Germany, trang 79
  4. ^ a b c d "The Reconstruction of Europe: A Sketch of the Diplomatic and Military History of Continental..."
  5. ^ Heinrich August Winkler, Germany: The Long Road West: Volume 2: 1933-1990, trang 161
  6. ^ Henry M. Hozier, The Seven Weeks' War: Its Antecedents and Its Incidents: (based Upon Letters Reprinted by the Permisssion from "The Times"); in Two Volumes, Tập 2, trang 82
  7. ^ a b Chambers's encyclopaedia, Tập 9, trang 73
  8. ^ a b Julius von Pflugk-Harttung, Sir John Frederick Maurice, The Franco-German war, 1870-71, trang 361
  9. ^ Arthur Lockwood Wagner, The campaign of Königgrätz: a study of the Austro-Prussian conflict in the light of the American Civil War, trang 140
  10. ^ a b c Sir Alexander Malet, The Overthrow of the Germanic Confederation by Prussia in 1866, các trang 312-314.
  11. ^ a b c d "Germany, 1815-1890"
  12. ^ a b "The founding of the German Empire by William I; based chiefly upon Prussian state documents;"
  13. ^ a b c d e "Men who have made the new German empire. A series of brief biographic sketches"
  14. ^ Hermann Frölich, Militärmedicin; kurze Darstellung des gesamten Militär-Sanitätswesens, trang 430
  15. ^ Georg Friedrich Kolb, Edwin William Streeter, The condition of nations, social and political, trang 451
  16. ^ Corinna Moser, Der freie Volksstaat Württemberg in der Weimarer Republik, trang 13
  17. ^ Theodor Fontane, Der deutsche Krieg von 1866, Tập 2, trang 215
  18. ^ a b c Tony Jaques, Dictionary of Battles and Sieges: A Guide to 8,500 Battles from Antiquity Through the Twenty-First Century, Tập 3, trang 1001
  19. ^ Malcolm Potts, Thomas Hayden, Thomas Hayden, Sex and War: How Biology Explains Warfare and Terrorism and Offers a Path to a Safer World, trang 22
  20. ^ Josephus Nelson Larned, Alan C. Reiley, History for ready reference: from the best historians, biographers, and specialists; their own words in a complete system of history..., trang 1540
  21. ^ a b c d e f Henry Montague Hozier (sir.), The Seven weeks' war, các trang 315-316.

Đọc thêm sửa

  • Gotthold Börner: Winnenden in Sage und Geschichte, (1923), Neuausgabe Verlag W. Halder, Winnenden 1999, ISBN 3-00-004918-5. (Kapitel 98. Kriegsgefangen bei Tauberbischofsheim. Erinnerungen des verstorbenen alten Schuhmachers Groß aus dem 66er Feldzug.)
  • Heinz Helmert, Hans-Jürgen Usczeck: Preußischdeutsche Kriege von 1864 bis 1871. Militärischer Verlauf. 6. überarbeitete Auflage. Militärverlag der Deutschen Demokratischen Republik, Berlin 1988, ISBN 3-327-00222-3.
  • Hans-Joachim Harder: Militärgeschichtliches Handbuch Baden-Württemberg. Hrsg. vom Militärgeschichtlichen Forschungsamt. Kohlhammer, Stuttgart 1987, ISBN 3-17-009856-X, S. 69–70, 105–106 und 357.
  • Julius Berberich: Geschichte der Stadt Tauberbischofsheim und des Amtsbezirks. M. Zöller's Buchhandlung und Buchdruckerei, Tauberbischofsheim 1895 (Faksimile-Druck: Fränkische Nachrichten Druck- und Verlags-GmbH, Tauberbischofsheim 1984), X. Die Schlacht von Tauberbischofsheim 1866, S. 161–174.
  • Kriegsgeschichtliche Abteilung des Großen Generalstabs Hrsg.: Der Feldzug von 1866 in Deutschland, Ernst Siegfried Mittler und Sohn, Berlin 1867.
  • [liên kết hỏng] Plan des Gefechtsfeldes von Tauber-Bischofsheim und Werbach [cartographic material]: (24 Juli 1866).