Trực Lệ (phồn thể: 直隸; giản thể: 直隶; Wade–Giles: Chih-li) là một khu vực hành chính ở Trung Quốc, tồn tại từ thời nhà Minh (1368–1644) đến khi bị giải thể vào năm 1928.

Bản đồ Trung Quốc vào năm 1820.

Trực Lệ nghĩa là "trực tiếp bị kiểm soát" và biểu thị cho vùng đất nằm dưới quyền kiểm soát trực tiếp của triều đình trung ương Trung Hoa. Danh xưng Trực Lệ bắt đầu được sử dụng từ năm 1364 dưới thời Tiểu Minh Vương Hàn Lâm Nhi, lúc đó là giản xưng của Trung thư tỉnh. Đến thời Minh, danh xưng Trực Lệ được chính thức sử dụng để chỉ khu vực kinh đô với Ứng Thiên phủ là trung tâm. Năm 1421, Minh Thành Tổ dời đô về Bắc Bình, sau đó đổi tên thành Bắc Kinh.[1] Khu vực Bắc Trực Lệ, giản xưng là "Bắc Trực" bao gồm lãnh thổ đại bộ phận tỉnh Hà Bắc và một phần nhỏ các tỉnh Hà Nam, Sơn Đông, cùng Bắc Kinh và Thiên Tân ngày nay. Ngược lại, khu vực quanh Nam Kinh được gọi là Nam trực Lệ, giản xưng là "Nam Trực" bao gồm Thượng Hải, Giang TôAn Huy hiện nay.

Dưới thời nhà Thanh, Nam Kinh mất vai trò là "kinh đô thứ 2", và Nam Trực Lệ trở thành tỉnh Giang Nam, còn Bắc Trực Lệ trở thành tỉnh Trực Lệ. Vào thế kỷ 18, ranh giới tỉnh Trực Lệ được vẽ lại và trải rộng trên lãnh thổ Bắc Kinh, Thiên Tân cùng các tỉnh Hà Bắc, Tây Liêu Ninh, bắc Hà Nam và một số vùng thuộc Nội Mông ngày nay. Năm 1928, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tách một số phần phía bắc của Trực Lệ sang các tỉnh lân cận, và phần còn lại đổi tên thành Hà Bắc.

Tham khảo sửa

  1. ^ Susan Naquin, Peking: Temples and City Life, 1400-1900, p xxxiii