Triton (vệ tinh)

vệ tinh tự nhiên lớn nhất của Sao Hải Vương

Triton là vệ tinh tự nhiên lớn nhất của Sao Hải Vương và là vệ tinh đầu tiên của Sao Hải Vương được phát hiện. Nó được khám phá vào ngày 10 tháng 10 năm 1846 bởi nhà thiên văn học người Anh William Lassell. Đây là vệ tinh lớn duy nhất trong Hệ Mặt Trời có quỹ đạo nghịch hành, quỹ đạo theo hướng ngược với vòng quay của hành tinh. Với đường kính 2.710 kilômét (1.680 mi), đây là vệ tinh lớn thứ bảy trong Hệ Mặt Trời, vệ tinh duy nhất của Sao Hải Vương đủ lớn để ở trạng thái cân bằng thủy tĩnh và vệ tinh hành tinh lớn thứ hai so với hành tinh của nó, sau Mặt Trăng của Trái Đất. Do quỹ đạo nghịch hành và thành phần tương tự như Sao Diêm Vương, Triton được cho là một hành tinh lùn bị bắt từ vành đai Kuiper.

Triton Biểu tượng Triton
Khám phá
Khám phá bởiWilliam Lassell
Ngày phát hiện10 tháng 10 năm 1846
Đặc trưng quỹ đạo
354.800 km
Độ lệch tâm0,000 016[1]
−5,877 ngày
(nghịch hành)
Độ nghiêng quỹ đạo129,812° (so với mặt phẳng hoàng đạo)
156,885° (so với xích đạo Sao Hải Vương)[2]
129,608° (so với quỹ đạo của Sao Hải Vương)
Vệ tinh củaSao Hải Vương
Đặc trưng vật lý
Bán kính trung bình
1353,4 ± 0,9 km[3] (0,2122 Trái Đất)
23.018.000 km²
Thể tích10.384.000.000 km³
Khối lượng2,147×1022 kg (0,00359 Trái Đất)
Mật độ trung bình
2,05 g/cm³
0,782 m/s²
1,455 km/s
Đồng bộ
5 ngày, 21 giờ, 2 phút, 28 giây
zero
Suất phản chiếu0,76
Nhiệt độ34,5 K
Khí quyển
Áp suất bề mặt
0,001 kPa
Thành phần khí quyển99,9% nitơ
0,1% mêtan

Tên gọi sửa

 
William Lassell
 
Triton và cha mẹ

Triton được Camille Flammarion đặt tên theo vị thần biển Triton trong thần thoại Hy Lạp, con trai của thần Poseidon và nữ thần biển Amphitrite, năm 1880. Có lẽ hơi lạ là William Lassell, người phát hiện lại không đặt tên cho vệ tinh này vì chỉ vài năm sau, ông đã đặt tên cho những vệ tinh mới do ông phát hiện như mặt trăng thứ tám của Sao Thổ (Hyperion) và mặt trăng thứ ba và bốn của Sao Thiên Vương (ArielUmbriel).

Tuy nhiên chỉ đến khi mặt trăng thứ hai của Sao Hải VươngNereid được phát hiện thì Triton mới trở thành tên gọi chính thức của vệ tinh này.

Quỹ đạo sửa

 
Hình ảnh so sánh kích thước và khoảng cách Sao Diêm Vương và Triton.

Triton là vệ tinh duy nhất trong số tất cả các mặt trăng lớn của hệ Mặt Trờiquỹ đạo nghịch hành xung quanh hành \tinh (tức là quỹ đạo của nó ngược với chiều quay của hành tinh). Những mặt trăng nhỏ ở xa Sao MộcSao Thổ, cùng với ba mặt trăng ngoài cùng của Sao Thiên Vương cũng có quỹ đạo nghịch hành nhưng mặt trăng lớn nhất trong số đó (Phoebe) cũng chỉ có đường kính bằng 8% và khối lượng bằng 0.03% của Triton. Những mặt trăng có quỹ đạo nghịch hành không được hình thành từ cùng một miền của đám tinh vân tạo nên mặt trời với hành tinh của nó mà được "bắt" từ nơi khác. Điều này có thể giải thích một số đặc trưng của hệ Sao Hải Vương kể cả quỹ đạo hết sức kì lạ của mặt trăng ngoài cùng Nereid và bằng chứng về sự khác biệt trong lõi của Triton. Sự tương tự trong kích thước và thành phần của Triton đối với Sao Diêm Vương cũng như quỹ đạo kì lạ đi ngang Sao Hải Vương của Sao Diêm Vương phần nào gợi ý cho giả thuyết về nguồn gốc của Triton như một hành tinh giống Sao Diêm Vương.

Tính chất vật lý sửa

 
So sánh Triton, Mặt Trăng và Trái Đất

Triton là mặt trăng lớn thứ bảy và là thiên thể lớn thứ mười sáu trong Hệ Mặt Trời, thậm chí còn lớn hơn Sao Diêm VươngEris. Khối lượng của Triton lớn hơn 99,5% tổng khối lượng các thiên thể quay quanh Sao Hải Vương như các vành đai bao quanh hành tinh và 13 mặt trăng khác,[a] Triton còn nặng hơn các mặt trăng kích thước nhỏ hơn trong Hệ Mặt Trời gộp lại.[b] Mật độ của Triton là 2,05 g/cm³, cho thấy nó có thể chứa khoảng 25% là băng, chiếm còn lại là đá.[4]

Bề mặt Triton bao phủ bởi một lớp băng nitơ trong suốt. Giống Sao Diêm Vương, lớp vỏ của Triton chứa gồm 55% băng nitơ và những hợp chất băng khác trộn vào nhau, 15-35% băng nước và 10-20% băng khô đông lạnh, cùng với lượng nhỏ mêtancarbon monoxit.[5] Trên bề mặt cũng chứa băng amoniac, và dihydrate phân bố trên thạch quyển. Diện tích bề mặt của Triton là 23 triệu km², bằng 15,5% diện tích phần đất liền trên Trái Đất. Suất phản chiếu của Triton luôn cao, độ sáng của nó chiếm 70% so với khi ánh sáng Mặt Trời chiếu lên Triton.[6] Bề ngoài màu đỏ ửng của Triton là do băng mêtan hấp thụ bước sóng hồng ngoại.[5][7]

Bởi bề mặt Triton trải qua bị nung chảy lâu dài, những mô hình về cấu trúc bên trong mặt trăng cho rằng bên trong Triton, giống với Trái Đất, gồm một lõi rắn, lớp manti và lớp vỏ. Nước chiếm hầu hết trên lớp manti, bao quanh vùng lõi chứa đá và kim loại. Có đủ đá bên trong Triton để phân rã phóng xạ để duy trì một đại dương nước ngầm cho đến hiện nay, giống như đại dương ngầm tồn tại bên dưới bề mặt Europa và một số thiên thể băng giá khác nằm ngoài Hệ Mặt Trời.[5][8][9][10] Điều này được cho là không đủ để cung cấp năng lượng để tuần hoàn trong lớp vỏ băng giá của Triton. Tuy nhiên, các thủy triều nghiêng mạnh được cho là tạo ra đủ lượng nhiệt thêm vào để thực hiện điều này và tạo ra các dấu hiệu quan sát được về hoạt động địa chất trên bề mặt Triton trong gần đây.[10] Những vật chất có màu đen được phun ra có khả năng chứa các hợp chất hữu cơ,[9] và nếu nước lỏng có hiện diện trên Triton, người ta suy đoán rằng điều này có thể khiến nó có thể sống được đối với một số hình thức sự sống.[9][11][12]

Khí quyển sửa

 
Hình minh họa của họa sĩ về bầu khí quyển mỏng của Triton.

Triton có khí quyển mỏng giàu nitơ, cacbon monoxit và lượng nhỏ khí mêtan.[13][14][15] Cũng giống với khí quyển Sao Diêm Vương, khí quyển Triton được cho là do sự bốc hơi băng nitơ từ bề mặt của mặt trăng.[16] Nhiệt độ bề mặt Triton là 35,6 K (-237,6 °C), bởi băng nitơ trên Triton ấm hơn, trong trạng thái kết tinh và giai đoạn chuyển tiếp giữa các khối băng nitơ và diễn ra tại nền nhiệt độ đó.[17] Một giới hạn nhiệt độ ở ngưỡng 40 K có thể được tạo ra từ trạng thái cân bằng áp suất khí nitơ bay hơi trong khí quyển của Triton.[18] Điều này khiến Triton lạnh hơn Sao Diêm Vương, thiên thể có nhiệt độ cân bằng trung bình là 44 K (-229 °C). Áp suất khí quyển trên bề mặt Triton nhỏ, chỉ khoảng 1,4-1,9 Pa (0,014-0,019 mbar).[5]

Sự không đồng đều trên bề mặt Triton hình thành nên một tầng đối lưu có độ cao lên tới 8 km. Những dải hẹp (streaks) trên bề mặt Triton tạo ra bởi các mạch nước phun (geysers), điều đó cho rằng những cơn gió hoạt động theo mùa trên tầng đối lưu có khả năng chuyển dời vật chất có kích thước hơn 1 micromet.[19] Không giống như khí quyển của các thiên thể khác, Triton không có tầng bình lưu, nhưng nó lại có một tầng thượng khí quyển nằm cách bề mặt 8–950 km, và trên cùng là ngoại quyển.[5] Nhiệt độ khí quyển Triton ở ngưỡng 95 ± 5 K, cao hơn nhiệt độ bề mặt do Triton nhận lượng nhiệt từ không gian vũ trụ.[13][20] Đám sương mù hiện diện trên tầng đối lưu Triton, chúng được cho là chứa chủ yếu hydrocarbonnitrile được tạo thành bởi quá trình bức xạ Mặt Trời len lỏi vào khu vực chứa khí mêtan. Khí quyển Triton cũng xuất hiện những đám mây nitơ đặc nằm ở độ cao cách bề mặt 1 và 3 km.[5] Trong thập niên 1990, các quan sát trên mặt đất khi Triton đi qua phía trước một ngôi sao. Một cuộc quan sát cho thấy có sự hiện diện của một lớp khí quyển còn đặc hơn lớp khí quyển được cho là ghi từ dữ liệu của Voyager 2.[21] Quan sát khác cho thấy nhiệt độ tăng lên từ 5% trong giai đoạn 1989-1998.[22] Các quan sát này cho thấy mùa hè trên Triton nóng bất thường, chỉ diễn ra vài trăm năm trong một lần. Các giả thuyết về sự nóng lên này bao hàm sự thay đổi về các mẫu băng nước trên bề mặt Triton và sự thay đổi của băng theo suất phản chiếu, dẫn đến việc hấp thụ lượng nhiệt nhiều hơn.[23] Một giả thuyết khác lập luận rằng các thay đổi về nhiệt độ là kết quả của các trầm tích, vật chất màu đỏ sẫm tạo ra từ các quá trình địa chất trên bề mặt Triton. Bởi suất phản chiếu Bond của Triton cao nhất trong Hệ Mặt Trời, nó là nhạy cảm với biến đổi nhỏ trong quang phổ suất phản chiếu.[24]

Bề mặt sửa

Núi lửa đóng băng sửa

Địa cực, đồng bằng và núi sửa

 
Triton là một vệ tinh trẻ có bề mặt địa chất hoạt động phức tạp.

Địa hình sửa

 
Địa hình Triton chụp từ khoảng cách 130,000 km bởi Voyager 2.
 
Hố va chạm thiên thạch

Hình ảnh sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ David R. Williams (ngày 23 tháng 11 năm 2006). “Neptunian Satellite Fact Sheet”. NASA. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2008.
  2. ^ Jacobson, R.A. (2008) NEP078 - JPL satellite ephemeris
  3. ^ “Planetary Satellite Physical Parameters”. Solar System Dynamics. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2006.
  4. ^ Ruiz, Javier (tháng 12 năm 2003). “Heat flow and depth to a possible internal ocean on Triton” (PDF). Icarus. 166 (2): 436–439. Bibcode:2003Icar..166..436R. doi:10.1016/j.icarus.2003.09.009. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2022.
  5. ^ a b c d e f McKinnon, William B.; Kirk, Randolph L. (2014). “Triton”. Trong Tilman Spohn; Doris Breuer; Torrence Johnson (biên tập). Encyclopedia of the Solar System (ấn bản 3). Amsterdam; Boston: Elsevier. tr. 861–882. ISBN 978-0-12-416034-7.
  6. ^ Medkeff, Jeff (2002). “Lunar Albedo”. Sky and Telescope Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2008.
  7. ^ Grundy, W. M.; Buie, M. W.; Spencer, J. R. (tháng 10 năm 2002). “Spectroscopy of Pluto and Triton at 3–4 Microns: Possible Evidence for Wide Distribution of Nonvolatile Solids” (PDF). The Astronomical Journal. 124 (4): 2273–2278. Bibcode:2002AJ....124.2273G. doi:10.1086/342933. S2CID 59040182. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2019.
  8. ^ Hussmann, Hauke; Sohl, Frank; Spohn, Tilman (tháng 11 năm 2006). “Subsurface oceans and deep interiors of medium-sized outer planet satellites and large trans-neptunian objects”. Icarus. 185 (1): 258–273. Bibcode:2006Icar..185..258H. doi:10.1016/j.icarus.2006.06.005.
  9. ^ a b c Wenz, John (4 tháng 10 năm 2017). “Overlooked Ocean Worlds Fill the Outer Solar System”. Scientific American.
  10. ^ a b Nimmo, Francis (15 tháng 1 năm 2015). “Powering Triton's recent geological activity by obliquity tides: Implications for Pluto geology” (PDF). Icarus. 246: 2–10. Bibcode:2015Icar..246....2N. doi:10.1016/j.icarus.2014.01.044.
  11. ^ Irwin, L. N.; Schulze-Makuch, D. (2001). “Assessing the Plausibility of Life on Other Worlds”. Astrobiology. 1 (2): 143–60. Bibcode:2001AsBio...1..143I. doi:10.1089/153110701753198918. PMID 12467118.
  12. ^ Doyle, Amanda (6 tháng 9 năm 2012). “Does Neptune's moon Triton have a subsurface ocean?”. Space.com. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2015.
  13. ^ a b Broadfoot, A. L.; Atreya, S. K.; Bertaux, J. L.; Blamont, J. E.; Dessler, A. J.; Donahue, T. M.; Forrester, W. T.; Hall, D. T.; Herbert, F.; Holberg, J. B.; Hunter, D. M.; Krasnopolsky, V. A.; Linick, S.; Lunine, Jonathan I.; McConnell, J. C.; Moos, H. W.; Sandel, B. R.; Schneider, N. M.; Shemansky, D. E.; Smith, G. R.; Strobel, D. F.; Yelle, R. V. (1989). “Ultraviolet Spectrometer Observations of Neptune and Triton”. Science. 246 (4936): 1459–66. Bibcode:1989Sci...246.1459B. doi:10.1126/science.246.4936.1459. PMID 17756000. S2CID 21809358.
  14. ^ Miller, Ron; Hartmann, William K. (tháng 5 năm 2005). The Grand Tour: A Traveler's Guide to the Solar System (ấn bản 3). Thailand: Workman Publishing. tr. 172–73. ISBN 978-0-7611-3547-0.
  15. ^ Lellouch, E.; de Bergh, C.; Sicardy, B.; Ferron, S.; Käufl, H.-U. (2010). “Detection of CO in Triton's atmosphere and the nature of surface-atmosphere interactions”. Astronomy & Astrophysics. 512: L8. arXiv:1003.2866. Bibcode:2010A&A...512L...8L. doi:10.1051/0004-6361/201014339. S2CID 58889896.
  16. ^ Cruikshank, Dale P. (2004). “Triton, Pluto, Centaurs, and Trans-Neptunian Bodies”. Space Science Reviews. 116 (1–2): 421–439. Bibcode:2005SSRv..116..421C. doi:10.1007/s11214-005-1964-0. ISBN 978-1-4020-3362-9. S2CID 189794324.
  17. ^ Duxbury, N S; Brown, R H (tháng 8 năm 1993). “The Phase Composition of Triton's Polar Caps”. Science. 261 (5122): 748–751. Bibcode:1993Sci...261..748D. doi:10.1126/science.261.5122.748. PMID 17757213. S2CID 19761107.
  18. ^ Tryka, K. A.; Brown, R. H.; Anicich, V.; Cruikshank, D. P.; Owen, T. C. (1993). “Spectroscopic Determination of the Phase Composition and Temperature of Nitrogen Ice on Triton”. Science. 261 (5122): 751–4. Bibcode:1993Sci...261..751T. doi:10.1126/science.261.5122.751. PMID 17757214. S2CID 25093997.
  19. ^ Smith, B. A.; Soderblom, L. A.; Banfield, D.; Barnet, C.; Basilevsky, A. T.; Beebe, R. F.; Bollinger, K.; Boyce, J. M.; Brahic, A. (1989). “Voyager 2 at Neptune: Imaging Science Results”. Science. 246 (4936): 1422–1449. Bibcode:1989Sci...246.1422S. doi:10.1126/science.246.4936.1422. PMID 17755997. S2CID 45403579.
  20. ^ Stevens, M. H.; Strobel, D. F.; Summers, M. E.; Yelle, R. V. (3 tháng 4 năm 1992). “On the thermal structure of Triton's thermosphere”. Geophysical Research Letters. 19 (7): 669–672. Bibcode:1992GeoRL..19..669S. doi:10.1029/92GL00651. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2011.
  21. ^ Savage, D.; Weaver, D.; Halber, D. (24 tháng 6 năm 1998). “Hubble Space Telescope Helps Find Evidence that Neptune's Largest Moon Is Warming Up”. Hubblesite. STScI-1998-23. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2007.
  22. ^ “MIT researcher finds evidence of global warming on Neptune's largest moon”. Massachusetts Institute of Technology. 24 tháng 6 năm 1998. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2007.
  23. ^ MacGrath, Melissa (28 tháng 6 năm 1998). “Solar System Satellites and Summary”. Hubble's Science Legacy: Future Optical/Ultraviolet Astronomy from Space. Space Telescope Science Institute. 291: 93. Bibcode:2003ASPC..291...93M.
  24. ^ Buratti, Bonnie J.; Hicks, Michael D.; Newburn, Ray L. Jr. (21 tháng 1 năm 1999). “Does global warming make Triton blush?”. Nature. 397 (6716): 219–20. Bibcode:1999Natur.397..219B. doi:10.1038/16615. PMID 9930696. S2CID 204990689.

Liên kết ngoài sửa


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/> tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref> bị thiếu