Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
Trung tướng là một tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam có bậc quân hàm sĩ quan cấp tướng cao thứ ba với cấp hiệu có 2 ngôi sao vàng[1].
Trung tướng | |
---|---|
![]() Cầu vai Trung tướng Lục quân Việt Nam | |
Quốc gia | ![]() |
Thuộc | ![]() |
Hạng | 2 sao |
Hình thành | 1946 |
Nhóm hàm | tướng lĩnh |
Hàm trên | Thượng tướng |
Hàm dưới | Thiếu tướng |
Tương đương | Phó Đô đốc |
Lịch sửSửa đổi
Cấp bậc Trung tướng được đặt ra lần đầu tiên tại Việt Nam từ năm 1946 theo Sắc lệnh số 33 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Theo sắc lệnh này thì cấp bậc tướng lĩnh sẽ được phong bởi sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ[2], trong đó gồm cả cấp bậc Trung tướng.
Tuy nhiên, đến năm 1948, mới có Nguyễn Bình là quân nhân đầu tiên được phong quân hàm cấp Trung tướng. Đến năm 1959, theo Sắc lệnh của Chủ tịch phủ số 036-SL ngày 31 tháng 8 năm 1959, có thêm 4 Trung tướng được phong: Nguyễn Văn Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Hoàng Văn Thái, Phó Tổng Tham mưu trưởng (sau lên Đại tướng); Trần Văn Trà, Phó Tổng Tham mưu trưởng (sau lên Thượng tướng); Song Hào, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (sau lên Thượng tướng).
Năm 1981, Luật về Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có quy định thêm về danh xưng quân hàm Phó đô đốc Hải quân, tương đương với cấp bậc Trung tướng[3]. Luật này cũng quy định thẩm quyền phong và thăng quân hàm cấp bậc Đại tướng, Thượng tướng, Đô đốc hải quân thuộc về Hội đồng Nhà nước; thẩm quyền phong và thăng cấp bậc Trung tướng, Phó đô đốc hải quân, Thiếu tướng, Chuẩn đô đốc hải quân thuộc về Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng.[4]
Hiện nay, căn cứ theo Điều 88 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 và cũng theo Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sửa đổi năm 2014) các quân hàm tướng lĩnh từ Thiếu tướng đến Đại tướng đều do Chủ tịch nước, kiêm Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia quyết định phong cấp, bao gồm cả cấp bậc Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân.
Chức vụ được thăng quân hàm Trung tướngSửa đổi
Quân hàm Trung tướng thường được phong cho các sĩ quan cấp cao nắm giữ các chức vụ: Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng, Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Chủ nhiệm các tổng cục (Kỹ thuật, Hậu cần, Tình báo, Công nghiệp Quốc phòng), Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng (Hải quân, Phòng không – Không quân, Cảnh sát biển), Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và tương đương.
Ngoài ra Giám đốc và Chính ủy Học viện Quốc phòng và các Học viện quân sự trực thuộc Bộ Quốc phòng, Cục trưởng một số Cục quan trọng cũng được phong Trung tướng.
Trong lịch sử quân đội, một số chức vụ có trần thiếu tướng cũng có thể thăng hàm trung tướng như Trung tướng Nguyễn Anh Đệ (Tư lệnh binh chủng Đặc Công), Trung tướng Đàm Văn Ngụy (thăng khi đang làm Phó Tư lệnh Quân khu), Trung tướng Nguyễn Văn Thành (Khi đang làm Tư lệnh quân đoàn 4), Phó Đô Đốc Phạm Ngọc Minh (Khi đang làm Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Hải Quân)
Trung tướng trong Thế kỷ 20Sửa đổi
Trung tướng trong Thế kỷ 21Sửa đổi
Các trường hợp chưa xác nhận hoặc chưa rõ thời điểm thụ phongSửa đổi
TT | Họ tên | Năm sinh-Năm mất | Năm thụ phong | Chức vụ cao nhất | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|
Nguyễn Ân | 1927- | Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân I (1989-1994) | nguyên Sư trưởng Sư 304, Tư lệnh Mặt trận 379[5] | ||
Nguyễn Hải Bằng | 1932- | Quyền Giám đốc Học viện Quốc phòng | nguyên Cục trưởng Cục Quân huấn (1990-1994), nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 316[6] | ||
Phạm Quang Cận | Tổng Biên tập Tạp chí Quốc phòng toàn dân | Giải thưởng Hồ Chí Minh 2007 (đồng tác giả)[7] | |||
Chu Tự Di | 1928-2010 | Chánh Văn phòng Tổng cục Chính trị | Huân chương Độc lập hạng Ba[8] | ||
Nguyễn Ngọc Thảo | Cục trưởng Cục Quân y | ||||
Nguyễn Đức Luyện | Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự (1997-2008) | Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo nhân dân | |||
Đặng Vũ Chính | Tổng cục trưởng Tổng cục II (1994-2002) | ||||
Nguyễn Khắc Dương | Tư lệnh Quân khu 4 (1997-2002) | Ủy viên Trung ương Đảng | |||
Nguyễn Đường | 1921-? | Cục trưởng Cục Tài chính | Ủy viên Ủy ban Kế hoạch Nhà nước | ||
Lê Văn Hân | Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị | ||||
Nguyễn Xuân Hòa | Phó Tư lệnh Chính trị Quân khu 7 (1987-1997) | ||||
Nguyễn Huân | Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương | ||||
Trần Quang Khánh | Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng[9] | ||||
Lê Khoa | Cục trưởng Cục Tài chính | ||||
Nguyễn Tiến Long | Phó Tư lệnh Chính trị Quân khu 3 | ||||
Mai Xuân Tần | Phó Giám đốc Học viện Quân sự Cấp cao | ||||
Nguyễn Văn Việt | Chính ủy Trường Sĩ quan Lục quân 1 (2005-2011) |
Xem thêmSửa đổi
Chú thíchSửa đổi
- ^ Công báo /Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 về Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
- ^ Điều 4 Sắc lệnh số 33/SL 1946.
- ^ Điều 7 Luật về Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1981
- ^ Điều 14 Luật về Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1981
- ^ Những vị tướng trận luôn hướng về biển Đông
- ^ "Bí mật, bất ngờ, đánh thẳng vào đầu não địch"
- ^ Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN
- ^ Tặng và truy tặng Huân chương bậc cao cho 9 cán bộ quân đội
- ^ “Quyết định của chính ủy trong thời điểm khó khăn 2014”.
Tham khảoSửa đổi
- 40 tướng lĩnh quân đội nhận quyết định nghỉ hưu (1/1/2008)
- Bổ nhiệm, thăng quân hàm, cấp bậc một số cán bộ của các Bộ Quốc phòng, Công an 31/12/2007
- 16 tướng quân đội được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ năm 2007
- Quyết định bổ nhiệm, thăng quân hàm đối với một số cán bộ cấp cao tháng 2/2007
- Thăng quân hàm cấp tướng cho nhiều cán bộ quân đội, công an năm 2004