UniKey

bộ gõ tiếng Việt nguồn mở chạy trên Microsoft Windows
(Đổi hướng từ Unikey)

UniKeychương trình gõ tiếng Việt phổ biến nhất trên Windows. Phần lõi xử lý tiếng Việt UniKey Input Engine cũng được sử dụng trong các chương trình bàn phím mặc định của các hệ điều hành Linux, Mac OS X và đặc biệt là tất cả các thiết bị dùng iOS (iPhone, iPad). UniKey Input Engine có mã nguồn mở theo giấy phép GNU.[2]

UniKey
Phát triển bởiPhạm Kim Long
Phát hành lần đầu2000; 23 năm trước (2000)
Phiên bản ổn định
4.3 RC5 / 15 tháng 10 năm 2020; 2 năm trước (2020-10-15)[1]
Hệ điều hànhWindows, macOSLinux
Ngôn ngữ có sẵnTiếng ViệtTiếng Anh
Thể loạiBộ gõ tiếng Việt
Giấy phép
Websitehttps://www.unikey.org
Trạng tháiHiện hành

Giới thiệu UniKeySửa đổi

UniKey được công bố lần đầu tiên vào năm 1999. Ngay từ khi ra đời, UniKey đã được người dùng đón nhận rất tích cực nhờ tính đơn giản, tiện dụng, nhanh và đáng tin cậy. UniKey nhanh chóng trở thành chương trình gõ tiếng Việt tốt nhất, phổ biến nhất trên Windows. Hiện nay UniKey có mặt hầu như trên tất cả các máy tính chạy Windows của người Việt.

UniKey Vietnamese Input Method, module chính xử lý tiếng Việt (gồm các phương pháp gõ, thuật toán chuyển đổi tiếng Việt) trong UniKey, được open-source từ năm 2001. Bản open-source của UniKey chạy trên X-Window (Linux) được công bố từ năm 2001, dưới tên x-unikey. x-unikey là một trong những chương trình gõ tiếng Việt đầu tiên trên Linux. Từ mã nguồn x-unikey, UniKey Input Engine đã được sử dụng và tích hợp vào các bộ gõ tiếng Việt trên Linux sau này. Bộ gõ phổ biến nhất dùng lõi UniKey trên Linux hiện nay là ibus-unikey (do Lê Quốc Tuấn phát triển).

Từ năm 2006, tác giả UniKey đã cho phép Apple dùng mã nguồn x-unikey trong các sản phẩm của Apple theo các điều khoản của giấy phép The MIT license. Từ phiên bản Tiger, bộ gõ tiếng Việt có sẵn trên Mac OS X đã bắt đầu dùng lõi UniKey. Đến năm 2010, phiên bản iOS 4.0 cũng tích hợp lõi UniKey. Đến nay tất cả các thiết bị iPhone, iPad đều đang sử dụng UniKey cho bộ gõ tiếng Việt có sẵn.

Tính năngSửa đổi

UniKey hỗ trợ:[3]

  • Tất cả các bảng mã phổ biến:
    • Unicode, TCVN (ABC)
    • VIQR, VNI, VPS, VISCII, BK HCM1, BK HCM2,…
    • Unicode UTF-8, Unicode NCR - for Web editors.
  • 2 phương pháp gõ thông dụng: TELEX, VNI[3]
  • Cho phép tự định nghĩa kiểu gõ
  • Cho phép gõ tắt và định nghĩa bảng gõ tắt.
  • Chạy trên tất cả các phiên bản Windows: 10, 8, Windows 7, Vista, 2000, XP, 9x.

Lịch sửSửa đổi

Sự ra đời của UniKeySửa đổi

Phạm Kim Long - cha đẻ của Unikey - bắt đầu viết một bộ gõ tiếng Việt với tên gọi TVNBK năm 1994 khi đang là sinh viên của trường Đại học Bách khoa Hà Nội.[4]

Ban đầu TVNBK được viết bằng hợp ngữ cho DOS.

Giữa những năm 1990, Phạm Kim Long đã chuyển đổi sang môi trường Windows và đổi tên thành LittleVnKey.

Năm 2000, anh phát hành bộ gõ mới với tên gọi là Unikey, hỗ trợ nhập liệu Unicode và phát hành miễn phí theo giấy phép GNU GPL.

Bản nguồn mở của UniKey chạy trên X-Window (Linux) được công bố từ năm 2001, dưới tên x-unikey. x-unikey là một trong những chương trình gõ tiếng Việt đầu tiên trên Linux. Từ source code x-unikey, UniKey Input Engine đã được sử dụng và tích hợp vào các bộ gõ tiếng Việt trên Linux sau này. Bộ gõ phổ biến nhất dùng lõi UniKey trên Linux hiện nay là ibus-unikey do Lê Quốc Tuấn phát triển.

Từ năm 2006, tác giả UniKey đã cho phép Apple dùng mã nguồn x-unikey trong các sản phẩm của Apple theo các điều khoản của giấy phép MIT. Từ phiên bản Tiger, bộ gõ tiếng Việt có sẵn trên Mac OS X đã bắt đầu dùng lõi UniKey. Đến năm 2010, phiên bản iOS 4.0 cũng tích hợp lõi UniKey. Đến nay tất cả các thiết bị iPhone, iPad đều đang sử dụng UniKey cho bộ gõ tiếng Việt có sẵn.

Hiện tại toàn bộ dự án bao gồm các phiên bản đã phát hành và mã nguồn của chúng được lưu trữ tại SourceForge[4][5].

Đến năm 2013, anh phát triển thêm bộ gõ Laban Key, một bộ gõ tiếng Việt phổ biến cho 2 nền tảng thiết bị di động iOSAndroid[6].

Hệ điều hành Hỗ trợSửa đổi

Phiên bản Unikey mới nhất hiện chỉ hỗ trợ từ Windows 7[7] trở lên. Các phiên bản cũ hơn chỉ hỗ trợ Windows Vista[8] trở xuống hiện đã được lưu trữ tại trang dự án Sourceforge[5] của Unikey:

Dư luậnSửa đổi

Website bị hackSửa đổi

Ngày 1/2/2012, quản trị viên diễn đàn CMC InfoSec phát hiện và thông báo trên một số diễn đàn về bảo mật về website https://unikey.org của tác giả Phạm Kim Long đã bị kiểm soát bởi hacker đã trỏ các đường dẫn tải phần mềm Unikey ở trang web phần mềm sourceforge.net. Các file của phần mềm Unikey được lưu giữ ở website này cho đến sáng 1/3/2012 đều chứa phần mềm độc hại Trojan.[9]

Lợi dụng để tấn côngSửa đổi

Ngày 4 tháng 12 năm 2019, CMC Cyber Security Lab phát hiện chiến dịch tấn công APT mới vào người dùng Việt Nam bằng cách chèn tập tin độc hại vào thư mục của UniKey. Khi khởi động Unikey, thay vì chạy tập tin Windows để phục vụ hoạt động của chương trình, kẻ tấn công đã hiệu chỉnh chương trình để đưa chương trình độc hại chạy lên trước thay vì chạy tập tin Windows. Khiến máy tính bị nhiễm mã độc, có thể bị thu thập dữ liệu và nguy cơ bị tấn công bởi các hành vi nguy hiểm. CMC cảnh báo người dùng kiểm tra lại thư mục chứa tập tin UniKey và chỉ nên tải phần mềm từ trang web chính thức của phần mềm.[10]

Bảo vệSửa đổi

Nhằm đảm bảo việc tải về an toàn không bị Virus, người dùng chỉ nên tải về từ trang chủ Unikey tại https://www.unikey.org hoặc từ trang dự án của unikey trên sourceforge.net tại https://sourceforge.net/projects/unikey/. Từ Unikey 4.3 RC1, tác giả đã cài chứng thực chữ kí số vào tệp tin chạy của Unikey để đảm bảo an toàn.[11]

Xem thêmSửa đổi

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “UniKey 4.3 RC5 Release”. ngày 15 tháng 10 năm 2020.
  2. ^ GNU là viết tắt của từ General Public License
  3. ^ a b “Hướng dẫn sử dụng UniKey”.
  4. ^ a b “Bộ gõ tiếng Việt phổ biến nhất đã ra đời thế nào?”.
  5. ^ a b “Dự án Unikey trên sourceforge.net”.
  6. ^ "Trận chiến" mới của cha đẻ Unikey”.
  7. ^ a b “Trang tải về UniKey”. The Wayback Machine. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2017.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  8. ^ a b c “Trang tải về Unikey”. Wayback Machine. 25 tháng 1 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 6 năm 2014.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  9. ^ “Bộ gõ tiếng Việt Unikey bị chèn mã độc hại”.
  10. ^ “CMC cảnh báo chiến dịch APT mới lợi dụng bộ gõ Unikey tấn công người dùng Việt Nam”. ICT News. 3 tháng 12 năm 2019. Truy cập 4 tháng 12 năm 2019.
  11. ^ “Chứng thực UniKey- Trang chủ Unikey”. Trang chủ Unikey. ngày 30 tháng 5 năm 2018.

Liên kết ngoàiSửa đổi