Lum

(Đổi hướng từ Urusei Yatsura)

Lum, còn được biết ở Nhật Bản với tên gọi Urusei Yatsura (うる星やつら?) là bộ manga của Takahashi Rumiko lần đầu sáng tác vào năm 1978. Tác phẩm này sau đó được chuyển thể thành nhiều dạng anime khác nhau.

Lum
Bìa video CD của OVA thứ 2.
Thể loạiHài lãng mạn, khoa học viễn tưởng
Manga
Tác giảTakahashi Rumiko
Nhà xuất bảnNhật Bản Shogakukan
Nhà xuất bản tiếng ViệtViệt Nam Nhà xuất bản Trẻ
Nhà xuất bản khác
Canada Hoa Kỳ Viz Media
Ý Star Comics
Pháp Tây Ban Nha Glénat
Đối tượngShōnen
Tạp chíNhật Bản Tuần san Shōnen Sunday
Đăng tải24 tháng 9, 19784 tháng 2, 1987
Số tập34
Anime truyền hình
Đạo diễnOshii Mamoru (tập 1-106)
Yamazaki Kazuo (tập 107-195)
Kịch bảnKoyama Takao (tập 1-54)
Ito Kazunori (tập 55-106)
Shimada Michiru (tập 107-195)
Âm nhạcAnzai Fumitaka
Hoshi Katsu
Kazato Shinsuke
Hãng phimStudio Pierrot (tập 1-106)
Studio Deen (tập 107-195)
Cấp phép
Kênh gốcFuji TV
Kênh khác
Animax
Phát sóng 14 tháng 10, 1981 19 tháng 3, 1986
Số tập195
Anime truyền hình
Đạo diễnTakahashi Hideya, Kimura Yasuhiro
Kịch bảnKakihara Yūko
Âm nhạcYokoyama Masaru
Hãng phimdavid production
Kênh gốcFuji TV (Noitamina)
Phát sóng Tháng 10 năm 2022 – đang lên lịch
Phim điện ảnh
  1. Only You
  2. Beautiful Dreamer
  3. Remember My Love
  4. Lum the Forever
  5. Kanketsuhen
  6. Always, My Darling
 Cổng thông tin Anime và manga

Tác phẩm manga được giải thưởng manga Shogakukan năm 1981.[1] Bộ manga này cũng được xem là một nguồn tham khảo xuất sắc về văn hoáthần thoại Nhật Bản.[2]

Tác phẩm manga xuất hiện trên tạp chí Shonen Sunday (Thiếu niên chủ nhật) đầu tiên vào năm 1978 ở hình thức những đoạn ngắn nhiều kì, không thường xuyên. Vì được bạn đọc quan tâm, năm 1979 truyện được xuất bản định kì hàng tháng và đến năm 1980 nó được phát hành hàng tuần cho đến khi kết thúc vào năm 1987. Tổng cộng có 34 quyển đơn hành bản được xuất bản, gồm 366 truyện. Nhà xuất bản Trẻ đã mua bản quyền và phát hành trọn bộ manga bằng tiếng Việt tại Việt Nam vào năm 2012 với nhan đề Lum.[3]

Loạt anime truyền hình dài nửa giờ chuyển thể từ truyện bắt đấu phát sóng trên Fuji TV từ 14 tháng 10 năm 1981 đến 19 tháng 3 năm 1986. Tổng cộng có 195 tập phim với 218 truyện (vì các tập đầu gồm 2 phần 15 phút). Loạt phim này sau đó được chiếu trên Animax tại Nhật Bản, trên đài TF1 ở Pháp từ năm 1988 và đài PBSHoa Kỳ từ năm 1998. Một bản anime truyền hình thứ hai dự kiến phát sóng vào tháng 10 năm 2022. Bên cạnh phim truyền hình, nhiều phim truyện và video đã được sản xuất cho đến năm 1993, gồm 6 phim điện ảnh, 11 OVA, 2 chương trình truyền hình đặc biệt.

Tóm tắtSửa đổi

Nội dung truyện bắt đầu khi hành tinh Quỷ (tiếng Nhật: Oni, 鬼) có tham vọng xâm lược Trái đất. Thay vì ép buộc nhường Trái đất, bộ tộc Quỷ cho phép con người đấu tranh với điều kiện tham gia cuộc thi đuổi bắt. Cuộc thi yêu cầu thí sinh đại diện "con người" trong vòng 10 ngày phải chạm được vào sừng trên đầu của thí sinh đại diện "quỷ". Ông Invader - thủ lĩnh bộ tộc Quỷ cho biết máy tính của ông đã chọn ngẫu nhiên thí sinh con người là Ataru Moroboshi - chàng trai học cấp 3 vô cùng ngu ngốc, háo sắc và kém may mắn, và thí sinh quỷ là Lum Invader - con gái xinh đẹp của ông Invader, cũng là công chúa bộ tộc Quỷ.

Ban đầu, Ataru bị vẻ ngoài của Lum hấp dẫn vì cô xuất hiện với bộ bikini hai mảnh màu da cọp (đây cũng là thường phục của Lum, tất cả cư dân hành tinh Quỷ đều mặc quần áo màu da cọp), việc này làm cho Shinobu Miyake - bạn gái thân nhất của Ataru thời thơ ấu, cũng là người Ataru mến nhất những tập đầu truyện ghen tị. Tin chắc chạm vào người Lum không khó, Ataru đắc thắng cho đến khi biết Lum có khả năng bay cao. Với khả năng này, 7 ngày đầu Ataru không thế đuổi kịp Lum. Ngày thứ 8, Ataru giựt được mảnh áo che ngực của Lum, khiến nó bị rách trong lúc Lum cố bay để thoát khỏi Ataru. Lum tìm đến tận nhà Ataru đòi lại nhưng Ataru sống chết không trả. Ngày thứ 9, Lum xuất hiện trong tình trạng không có áo mặc, vì vậy cô ngại giang tay ra để bay, điều này làm năng lực bay của Lum bị yếu. Tuy vậy Lum vẫn đủ sức đá Ataru rớt xuống khi anh cố ôm lấy Lum để bay theo. Thấy Ataru tuyệt vọng vì cầm chắc thất bại, Shinobu hứa chỉ cần Ataru thắng 2 người họ sẽ kết hôn, nghe xong Ataru liền phấn chấn tinh thần. Vào ngày thi cuối, Ataru lừa Lum bằng cách giả vờ trả áo, Lum vừa nắm lấy thì bị giật ngã xuống, sau đó Ataru một tay ôm cổ, một tay chạm vào sừng Lum. Sau khi chiến thắng Ataru la lớn "sắp được lấy vợ rồi!". Toàn bộ khán giả, bao gồm Shinobu, cha mẹ Ataru và cha của Lum nghe được, hiểu lầm Ataru muốn cưới Lum làm vợ, liền ra sức ủng hộ. Shinobu tức giận bỏ đi, còn Lum thì từ đó đem lòng yêu mến, dọn sang ở cùng Ataru.

Lum là một cô gái si tình, vô tư và cá tính. Biết rõ Ataru còn tình cảm với Shinobu, cô vẫn thản nhiên ôm hôn anh trước mặt mọi người khiến Shinobu giận dỗi. Bản tính Ataru vốn háo sắc nên theo đuổi rất nhiều cô gái, vì vậy luôn bị Lum giật điện (phát ra điện và sấm sét là khả năng phi thường thứ hai của Lum). Vì cơ thể Lum luôn phát ra điện ngay cả lúc hưng phấn nên có lần Ataru bị giật đến mức ngất xỉu, từ đó Lum không ôm hôn hay có nhiều cử chỉ gần gũi với anh. Tuy nhiên Lum vẫn luôn gọi Ataru là Darling (tiếng Việt nghĩa là "anh yêu"), luôn đi cùng và xem chừng anh. Lum còn nhập học chung trường cấp 3 với Ataru và được rất nhiều nam sinh trong trường để ý, trong đó có Shutaro Mendo và "Biệt đội của Lum" bao gồm Megane, Perm, Chibi và Kakugari. Năm người này luôn ghen tị với Ataru vì được Lum theo đuổi, nhưng trong một số tập họ lại là bạn thân cùng phe.

Về sau, Shinobu chuyển tình cảm của mình từ Ataru sang Shutaro Mendou vì như bao nữ sinh khác, cô bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp trai tao nhã và gia thế quyền quý của Shutaro. Từ đó mối quan hệ của Lum và Shinobu không còn là tình địch mà trở thành bạn học mặc dù không thân thiết. Tuy được nhiều người để ý và cũng tỏ ra thân mật với Shinobu, người Shutaro mến nhất vẫn là Lum vì vẻ xinh đẹp khác người của cô. Bộ 4 Lum - Ataru - Shinobu và Mendou luôn tạo nhiều tình tiết hài hước trong bộ truyện, và thỉnh thoảng tình tiết này xoay quanh tuyến nhân vật phụ như Ryuunosuke, Sakura, Cherry, Ran, Benten, Oyuki, Rei, Ten, Ryoko, Tobimaro,...

Sản xuấtSửa đổi

Truyền thôngSửa đổi

MangaSửa đổi

Năm 1978, bộ manga bắt đầu được xuất bản nhiều kì từ tuần san số 39 của Shoney Sunday (Shogakukan), và kết thúc trong ấn bản số 8 của tạp chí cùng tên vào năm 1987, gồm 374 chương với hơn 6000 trang.[4][5] Từ năm 1980 đến tháng 3 năm 1987, tổng cộng có 34 tập với 11 phụ trương được phát hành dạng đơn hành bản.[5][6][7] Giữa tháng 7 năm 1989 đến tháng 8 năm 1980, sau kỷ niệm 10 năm từ ngày phát hành đầu tiên, bộ manga đã được in trong 15 tập tái bản khổ rộng.[8][9] Mỗi tập gồm khoảng 25 chương, in trên giấy chất lượng cao kèm những chi tiết bổ sung.[5] Từ giữa tháng 8 năm 1998 và tháng 12 năm 1999, Urusei Yatsura còn được tái bản dưới dạng văn khổ bản dài hơn 17 tập. Mỗi tập đều có lời tựa của những tác giả manga khác nhau thảo luận về ảnh hưởng của bộ manga đối với họ.[5][10][11] Lần tái bản tiếp theo là từ giữa tháng 7 năm 2000 đến tháng 9 năm 2004, với tên bìa My First Big. Phiên bản lần này cũng tương tự như bản đơn hành bản, nhưng sử dụng giấy chất lượng thấp và được bán với giá rẻ hơn.[5][12][13] Từ 17 tháng 11 năm 2006 đến 18 tháng 3 năm 2008, bộ manga một lần nữa được tái bản dưới dạng shinsoban gồm hơn 34 tập. Ấn bản này cũng như đơn hành bản, nhưng có bìa mới và kèm theo một phần đặc biệt gồm hình vẽ của các tác giả manga đang phổ biến.[5][14][15]

Sau các yêu cầu từ người hâm mộ, Viz Media phát hành phiên bản tiếng Anh của bộ truyện ở Bắc Mỹ dưới tiêu đề Lum * Urusei Yatsura.[16] Mặc dù có một khởi đầu rất tốt nhưng lượng bán ra đã giảm sau 7 tập đầu. Sau một thời gian dài, Urusei Yatsura đã được giới thiệu lại trong nguyệt san Animerica do Viz xuất bản, chính vì vậy, lần tái bản này bộ manga có tên "Sự trở lại của Lum".[5] Ấn bản tiếng Anh kết thúc vào năm 1998 và hiện không còn phát hành nữa. 11 tập đầu của phiên bản tiếng Nhật bị kiểm duyệt, một số chương bị cắt bỏ và bộ truyện tổng cộng 9 tập đã được phát hành.[5]

AnimeSửa đổi

PhimSửa đổi

OVASửa đổi

Truyền thông khácSửa đổi

Đón nhậnSửa đổi

Takahashi cho biết phần lớn người hâm mộ Nhật Bản của Urusei Yatsura là học sinh trung học và sinh viên đại học. Độc giả nhỏ nhất là 15 tuổi, nhưng phần lớn nghiêng về những nam giới lớn tuổi hơn. Bà nói rằng việc độc giả gần tuổi mình sẽ khiến bà dễ dàng hơn khi sáng tác, đồng thời bày tỏ niềm hạnh phúc khi những người cùng thế hệ với bà cũng thích bộ manga này. Takahashi nói thêm về việc bà cảm thấy thất vọng khi Urusei Yatsura đã không được nhiều trẻ em yêu thích, và cho rằng bộ truyện có thể quá khó cho trẻ em tiếp nhận được. Bà tin tưởng "manga cơ bản là dành cho trẻ em, và có lẽ Urusei Yatsura thiếu những điều kiện cần thiết để được trẻ yêu thích".[17]

Năm 1981, tác phẩm manga đã nhận được giải thưởng manga Shogakukan.[1] Bộ manga này cũng được xem là một nguồn tham khảo xuất sắc về văn hoáthần thoại Nhật Bản.[2]

Trong quyển Hướng dẫn toàn thư về manga (Manga: The Complete Guide) của Mỹ, Jason Thompson nhắc đến manga như là "Một sự kết hợp vui nhộn của những yếu tố khoa học viễn tưởng, cổ tích, những mẩu chuyện ma cùng nhiều cô gái dễ thương". Ông còn viết rằng Lum là "cô gái trong mơ của những otaku thực thụ". Ông đánh giá bộ manga đạt 4/4 sao.[18] Christina Carpenter của tờ THEM Anime khen ngợi các nhân vật và sự hài hước của bộ anime. Bà nhấn mạnh ảnh hưởng của bộ anime đến hàng loạt sản phẩm anime khác trong những năm qua. Carpenter kết luận rằng bộ anime là một "tác phẩm kinh điển độc đáo của Nhật Bản và khó lòng tha thứ được vì đã chiếm hết số sao mà chúng ta có thể bầu chọn" đồng thời đánh giá bộ anime 5/5 sao.[19] Trong một cuộc phỏng vấn với Ex.org, ông Fred Schodt đã thể hiện sự bất ngờ về tính phổ biến của phiên bản Urusei Yatsura tiếng Anh vì trước đó ông tin rằng những khác biệt văn hóa sẽ là cả một vấn đề.[20]

Trong Bách khoa thư về anime (The Anime Encyclopedia), Jonathan Clements và Helen McCarthy nhận xét bộ phim là "một The Simpsons (một phim hoạt hình nổi tiếng ở Mỹ) của Nhật Bản trong việc sử dụng tính hài hước trong nước cũng như việc lưu ý AnimEigo (công ty giải trí ở Mỹ) quan tâm phần chi ghú thích cho những người không quen thuộc với văn hóa Nhật Bản. Họ kết luận bộ anime đem lại "sự thích thú từ đầu tới cuối" và "hoàn toàn xứng đáng với tình hình sở thích của người hâm mộ hiện nay".[21]

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ a b “小学館漫画賞:歴代受賞者” (bằng tiếng Nhật). Shogakukan. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2007.
  2. ^ a b Poitras, Gilles (ngày 2 tháng 1 năm 2006). “Mentions of Me”. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2007. Urusei Yatsura was one of the most fruitful sources of information for The Anime Companion.
  3. ^ “Thể thao, nghệ thuật, vui chơi giải trí và biểu diễn | Thư mục Quốc gia Năm 2012” (PDF). Thư mục quốc gia Việt Nam. Thư viện Quốc gia Việt Nam. 3. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2020.
  4. ^ “Career Timeline”. Furinkan.com. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2010.
  5. ^ a b c d e f g h “Manga”. Furinkan.com. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2009.
  6. ^ “うる星やつら (1) (少年サンデーコミックス) (新書)”. Amazon.co.jp. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2010.
  7. ^ “うる星やつら 34 (少年サンデーコミックス) (単行本)”. Amazon.co.jp. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2010.
  8. ^ “うる星やつら (1) (少年サンデーコミックス〈ワイド版〉) (新書)”. Amazon.co.jp. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2010.
  9. ^ “うる星やつら (15) (少年サンデーコミックス〈ワイド版〉) (-)”. Amazon.co.jp. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2010.
  10. ^ “うる星やつら (1) (小学館文庫) (文庫)”. Amazon.co.jp. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2010.
  11. ^ “うる星やつら (17) (小学館文庫) (文庫)”. Amazon.co.jp. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2010.
  12. ^ “うる星やつら/大勝負 (My First Big) (単行本)”. Amazon.co.jp. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2010.
  13. ^ “る星やつら/失われたモノを求めて (My First Big) (ムック)”. Amazon.co.jp. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2010.
  14. ^ “うる星やつら 1 新装版 (少年サンデーコミックス) (コミック)”. Amazon.co.jp. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2010.
  15. ^ “うる星やつら 34 新装版 (少年サンデーコミックス) (コミック)”. Amazon.co.jp. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2010.
  16. ^ Huddlestone, Daniel (1999). “Spotlight — Urusei Yatsura”. Animerica. 7 (4): 13–15, 31–33.
  17. ^ “Rumiko Takahashi Animerica Interview”. Viz Media. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2002. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2010.
  18. ^ Thompson, Jason (ngày 9 tháng 10 năm 2007). Manga: The Complete Guide. New York, New York: Del Rey. tr. 196. ISBN 978-0-345-48590-8. OCLC 85833345.
  19. ^ Carpenter, Christina. “Urusei Yatsura”. THEM Anime. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2010.
  20. ^ McCarter, Charles; Kime, Chad. “An Interview with Fred Schodt (continued)”. Ex.org. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2010.
  21. ^ Clements, Jonathan; McCarthy, Helen (2006). The Anime Encyclopedia: A Guide to Japanese Animation Since 1917 (Revised and Expanded edition). tr. 377. ISBN 1-933330-10-4.

Liên kết ngoàiSửa đổi