Uttar Pradesh (tiếng Hindi: उत्तर प्रदेश; tiếng Urdu: اتر پردیش‎‎; phát âm tiếng Anh: /ˌʊtər prəˈdɛʃ/;[11] n.đ. 'tỉnh phương Bắc' và tên cũ là "tỉnh Liên hiệp") là một bang tại miền bắc của Ấn Độ. Bang này có hơn 241 triệu dân, là bang đông dân nhất của Ấn Độ, và là phân vùng quốc gia đông dân nhất trên thế giới[12] và chiếm 16,5% tổng dân số Ấn Độ. Uttar Pradesh được thành lập vào năm 1950 sau khi Ấn Độ trở thành một nước cộng hòa, kế thừa tỉnh Liên hiệp được thành lập vào năm 1935. Lucknow là thủ phủ của bang, còn Prayagraj là thủ phủ tư pháp. Bang được chia thành 18 phân khu và 75 huyện. Hai sông lớn chảy qua bang là sông HằngYamuna, chúng hợp lưu tại địa điểm hành hương Triveni Sangam của Ấn Độ giáo thuộc Prayagraj. Diện tích đất có thể canh tác của bang chiếm 82% tổng diện tích, diện tích gieo trồng thực tế chiếm 68,5% diện tích có thể canh tác.[13]

Uttar Pradesh
—  State  —
Từ nguyên: tỉnh phương Bắc
Tên hiệu: "Vùng đất trung tâm của Ấn Độ"
Khẩu hiệuSatyameva Jayate (Sự thật tự mình chiến thắng)
Bản đồ Ấn Độ thể hiện Uttar Pradesh
Vị trí Uttar Pradesh tại Ấn Độ
Uttar Pradesh trên bản đồ Thế giới
Uttar Pradesh
Uttar Pradesh
Quốc gia Ấn Độ
VùngBắc Ấn Độ
Trước đây làtỉnh Liên hiệp (1937–1950)
Thành lập24 tháng 1 năm 1950[1]
Thủ phủ
và thành phố lớn nhất
Lucknow
Huyện75 (18 phân khu)[2][3]
Chính quyền
 • Thành phầnChính phủ Uttar Pradesh
Diện tích
 • Tổng cộng240.928 km2 (93,023 mi2)
Thứ hạng diện tích4
Kích thước
 • Dài240 km (150 mi)
 • Rộng650 km (400 mi)
Độ cao[4]300 m (1,000 ft)
Độ cao cực đại (Vùng đồi Sivalik[5])957 m (3,140 ft)
Độ cao cực tiểu60 m (200 ft)
Dân số (2021)
 • Tổng cộngTăng 241,066,874
 • Thứ hạng1
 • Mật độ1.001/km2 (2,590/mi2)
 • Đô thị22,27%
 • Nông thôn77,73%
Tên cư dânUttar Pradeshi, UPite
Ngôn ngữ
 • chính thứcHindi[6]
 • chính thức phụ trợUrdu
 • Chữ viết chính thứcchữ Devanagari
GDP[7]
 • Tổng (2022-2023)Tăng24.39 lakh karor (US$380 billion)
 • Hạng2
 • Bình quân đầu ngườiTăng105000 (US$1,600) (28)
Múi giờIST (UTC+05:30)
Mã ISO 3166IN-UP
Biển số xeUP
HDI (2018)Giảm 0,600 Medium[8] (35)
Biết chữ (2011)Tăng 67,68%[9] (29)
Tỷ suất giới tính (2021)1015♀/1000♂[10] (19)
Trang webup.gov.in
Biểu tượng of Uttar Pradesh
Foundation dayNgày Uttar Pradesh
Động vật có vúBarasingha
ChimSếu sarus
HoaPalash
CâyAshoka
Dấu hiệu xa lộ cấp bang
Xa lộ cấp bang của Uttar Pradesh
UP SH1 - UP SH99
Danh sách biểu tượng các bang và lãnh thổ liên bang của Ấn Độ

Uttar Pradesh giáp Rajasthan về phía tây, Haryana, Himachal PradeshDelhi về phía tây bắc, UttarakhandNepal về phía bắc, Bihar về phía đông, Madhya Pradesh về phía nam, và cũng giáp với ChhattisgarhJharkhand. Bang này có diện tích 240928 km², chiếm 7,3% tổng diện tích Ấn Độ và là bang rộng lớn thứ tư của Ấn Độ. Bang nổi tiếng từ lâu về sản xuất đường, nhưng nền kinh tế của bang hiện nay chủ yếu dựa vào ngành dịch vụ. Chính phủ liên bang từng cai trị trực tiếp Uttar Pradesh 10 lần kể từ năm 1968 vì nhiều lý do.[14] Hiện nay bang có ba sân bay quốc tế tại Lucknow, VaranasiKushinagar. Ga Giao lộ Prayagraj là trụ sở của Đường sắt Trung Bắc, và ga Gorakhpur là trụ sở của Đường sắt Đông Bắc. Tòa án cấp cao của bang nằm tại Prayagraj. Bang được phân 80 ghế và 31 ghế cho Hạ viện Lok Sabha và Thượng viện Rajya Sabha của liên bang.

Cư dân Uttar Pradesh được gọi là người Awadh, Baghel, Bhojpur, Braj, Bundeli, Kannauji hoặc Rohilkhand tùy theo quê hương của họ. Ấn Độ giáo là tôn giáo của hơn 3/4 dân số trong bang, và Hồi giáo là tôn giáo lớn thứ hai. Tiếng Hindi là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất và cũng là ngôn ngữ chính thức của bang, tiếng Urdu cũng là ngôn ngữ chính thức. Uttar Pradesh là nơi khởi nguồn của hầu hết các triều đại chính thống thời cổ đại và trung đại tại Ấn Độ, bao gồm Maurya, Harsha, Gupta, Pala, DelhiMughal, cùng nhiều đế quốc khác. Bang có một số đền thờ Ấn Độ giáo linh thiêng và các trung tâm hành hương. Một số địa điểm du lịch lịch sử, tự nhiên và tôn giáo trong bang là Agra, Aligarh, Ayodhya, Kushinagar, Mathura, Prayagraj, VaranasiVrindavan.

Lịch sử sửa

Tiền sử sửa

Loài người hiện đại có lối sống săn bắn hái lượm sống tại Uttar Pradesh[15][16][17] từ khoảng 85.000 đến 72.000 năm trước. Những phát hiện về thời tiền sử thuộc trung kỳhậu kỳ Đá cũ trong bang này có niên đại 21.000–31.000 năm tuổi.[18] Khu định cư theo lối sống săn bắn hái lượm thời đại đồ đá giữa/đồ đá nhỏ gần Pratapgarh có niên đại 10550–9550 TCN. Bắt đầu từ khoảng năm 6000 TCN, khu vực có những ngôi làng nuôi gia súc, cừu, dê được thuần hóa và bằng chứng về nông nghiệp. Chúng dần dần phát triển từ khoảng 4000 đến 1500 TCN, bắt đầu từ văn minh lưu vực sông Ấn và văn hóa Harappa đến thời kỳ Veda và kéo dài đến thời đại đồ sắt.[19][20][21]

Thời cổ đại và cổ điển sửa

 
Tháp Dhamekh tại Sarnath là nơi Gautama Buddha (Phật Thích ca) lần đầu thuyết giảng Phật pháp.

Trong số 16 mahajanapada (nghĩa là 'các vương quốc vĩ đại') tồn tại vào thời Ấn Độ cổ đại, bảy nước hiện hoàn toàn nằm trong ranh giới của Uttar Pradesh.[22] Vương quốc Kosala trong thời đại Mahajanapada cũng nằm trong ranh giới của Uttar Pradesh ngày nay.[23] Trong Ấn Độ giáo, vị vua thần thánh Rama trong sử thi Ramayana trị vì tại Ayodhya, thủ đô của Kosala.[24] Một vị vua thần thánh khác trong thần thoại Ấn Độ giáo là Krishna được cho là sinh ra tại thành phố Mathura, người này có vai trò quan trọng trong sử thi Mahabharata và được tôn là tái sinh thứ tám (Avatar) của vị thần Vishnu.[23] Chiến tranh Kurukshetra được cho là xảy ra tại khu vực giữa Thượng DoabDelhi, (tại Kuru Mahajanapada), trong thời trị vì của vua PandavaYudhishthira. Vương quốc Kuru tương ứng với nền văn hóa đồ gốm đen và đỏ và đồ gốm tô màu xám, và mốc khởi đầu thời đại đồ sắt tại phần tây bắc Ấn Độ là khoảng năm 1000 TCN.[23]

Sức mạnh và tính ổn định của tất cả các đế quốc lớn tại Ấn Độ phụ thuộc thiết yếu vào việc kiểm soát vùng đồng bằng sông Hằng, bao gồm Maurya (320–200 TCN), Kushan (100–250 CE), Gupta (350–600) và Gurjara-Pratihara (650–1036).[25] Các cuộc xâm lược của người Huna phá hủy Đế quốc Gupta, sau đó thế lực tại Kannauj trỗi dậy tại vùng doab nằm giữa hai sông Hằng-Yamuna.[26] Dưới thời trị vì của Harshavardhana (590–647), Đế quốc Kannauj đạt đến đỉnh cao.[26] Phạm vi của đế quốc này trải dài đến Punjab ở phía bắc và Gujarat ở phía tây, đến Bengal ở phía đông và Odisha ở phía nam.[23] Đế quốc bao gồm phần đất miền trung Ấn Độ ở phía bắc sông Narmada, và bao trùm toàn bộ đồng bằng Ấn-Hằng.[27] Nhiều cộng đồng ở nhiều vùng khác nhau của Ấn Độ tự nhận là có nguồn gốc từ những người di cư từ Kannauj.[28] Ngay sau khi Harshavardhana chết, đế quốc của ông tan rã thành nhiều vương quốc. Đế quốc Gurjara-Pratihara xâm lược và cai trị các thế lực này, thách thức Đế quốc Pala của Bengal nhằm tranh giành quyền kiểm soát khu vực.[27] Kannauj từng nhiều lần bị Vương triều Rashtrakuta xâm chiếm trong thời gian từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 10.[29][30] Sau khi Đế quốc Pala sụp đổ, Vương triều Chero cai trị khu vực từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 18.[31]

= Vương quốc Hồi giáo Delhi sửa

Vương quốc Hồi giáo Delhi cai trị một phần hoặc toàn bộ khu vực trong 320 năm (1206–1526). Năm vương triều lần lượt cai trị Vương quốc Hồi giáo Delhi: Mamluk (1206–90), Khalji (1290–1320), Tughlaq (1320 –1414), Sayyid (1414–51), và Lodi (1451–1526).[32][33]

Sultan đầu tiên của Delhi là Qutb ud-Din Aibak đã chinh phục một số vùng của Uttar Pradesh, bao gồm Meerut, AligarhEtawah. Người kế vị của ông là Iltutmish mở rộng quyền cai trị của Vương quốc tại Uttar Pradesh sau khi đánh bại quốc vương của Kannauj. Đến thời Sultan Balban, nổ ra nhiều cuộc nổi dậy trong khu vực nhằm chống lại Vương triều Mamluk nhưng bị triều đình trấn áp. Alauddin Khilji tiến hành chinh phục nhiều vùng khác trong bang như VaranasiPrayagraj. Chủ nghĩa Sufi của Hồi giáo phát triển tại Uttar Pradesh trong thời kỳ Vương quốc Hồi giáo Delhi. Các vị thánh Sufi như Nizamuddin AuliyaQutbuddin Bakhtiar Kaki sống trong thời kỳ này, và những lời dạy của họ có nhiều tác động đến người dân trong vùng. Nhiều nhà thờ Hồi giáo và lăng mộ được xây dựng trong thời kỳ này, bao gồm Atala Masjid tại Jaunpur, Jama Masjid tại Fatehpur Sikri, và Lăng mộ Ghiyath al-Din Tughluq tại Tughlaqabad.

Thời kỳ trung cổ và cận đại sửa

Vào thế kỷ 16, Babur có xuất thân từ Thung lũng Fergana (nay thuộc Uzbekistan) thành lập Đế quốc Mughal, lãnh thổ bao trùm Ấn Độ.[34] Người Mughal có nguồn gốc từ người Turk bị Ba Tư hóa tại Trung Á, có một phần lai người Mông Cổ. Uttar Pradesh trở thành trung tâm của Đế quốc Mughal.[28] Các hoàng đế Mughal Babur và Humayun cai trị từ Delhi.[35][36] Năm 1540, một người Afghanistan là Sher Shah Suri nắm quyền cai trị Uttar Pradesh sau khi đánh bại Humanyun.[37] Sher Shah và con trai ông là Islam Shah cai trị Uttar Pradesh từ thủ đô tại Gwalior.[38] Sau khi Islam Shah Suri chết, thủ tướng của ông là Hemu trở thành người cai trị trên thực tế tại các vùng Uttar Pradesh, Bihar, Madhya Pradesh và các phần phía tây của Bengal. Ông lấy hiệu là Hemchandra Vikramaditya trong lễ đăng quang chính thức của mình diễn ra tại Purana Qila của Delhi vào ngày 7 tháng 10 năm 1556. Một tháng sau, Hemu chết trong Trận Panipat lần thứ hai, và Uttar Pradesh nằm dưới quyền cai trị của Hoàng đế Akbar.[39] Akbar cai trị từ AgraFatehpur Sikri.[40]

Sau khi quyền lực của Delhi sụp đổ, quân đội Đế quốc Maratha lấp đầy khoảng trống quyền lực khi xâm chiếm vùng Uttar Pradesh vào giữa thế kỷ 18. Người Rohilla để mất quyền kiểm soát Rohilkhand vào tay quân Maratha do Raghunath RaoMalha Rao Holkar chỉ huy. Xung đột giữa người Rohilla và Maratha kết thúc vào ngày 18 tháng 12 năm 1788 khi Ghulam Qadir bị bắt giữ. Đến năm 1803–1804, sau Chiến tranh Anh-Maratha lần thứ hai, phần lớn khu vực nằm dưới quyền tông chủ của Anh.[41]

Thời kỳ thuộc Anh sửa

Mốc thời gian tổ chức lại và đổi tên Uttar Pradesh[42]
1807Tỉnh được nhượng lại và chinh phục
14 tháng 11 năm 1834Tỉnh Agra
1 tháng 1 năm 1836Tỉnh Tây-Bắc
3 tháng 4 năm 1858Oudh nằm dưới quyền kiểm soát của Anh, Delhi được tách khỏi NWP và sáp nhập vào Punjab
1 tháng 4 năm 1871Ajmer, Merwara & Kekri trở thành các lãnh địa ủy viên riêng biệt
15 tháng 2 năm 1877Oudh được đưa vào tỉnh Tây-Bắc
22 tháng 3 năm 1902Đổi tên thành tỉnh Thống nhất Agra và Oudh
3 tháng 1 năm 1921Đổi tên thành tỉnh Thống nhất Ấn Độ thuộc Anh
1 tháng 4 năm 1937Đổi tên thành tỉnh Thống nhất
1 tháng 4 năm 1946Được cấp quyền tự quản
15 tháng 8 năm 1947Một phần của Ấn Độ độc lập
24 tháng 1 năm 1950Đổi tên thành Uttar Pradesh
9 tháng 11 năm 2000Bang Uttaranchal, nay gọi là Uttarakhand, được thành lập từ một phần của Uttar Pradesh

Công ty Đông Ấn Anh tiếp cận các vùng đất của bang sau một loạt trận chiến nhằm tranh giành miền Bắc Ấn Độ, bắt đầu tại Bengal vào nửa sau thế kỷ 18.[43] Các vương quốc AjmerJaipur cũng nằm trong lãnh thổ phía bắc này, lãnh thổ được đặt tên là "tỉnh Tây-Bắc" (của Agra). Mặc dù Uttar Pradesh sau này là bang lớn thứ năm của Ấn Độ, nhưng tỉnh Tây-Bắc lại là một trong những đơn vị nhỏ nhất của đế chế Ấn Độ thuộc Anh.[44] Thủ phủ của tỉnh di chuyển hai lần giữa Agra và Allahabad.[45]

Do không hài lòng với cách cai trị của người Anh, một cuộc khởi nghĩa nghiêm trọng nổ ra trong nhiều vùng tại miền Bắc Ấn Độ, được gọi là Khởi nghĩa Ấn Độ 1857; lính sepoy Mangal Pandey thuộc trung đoàn Bengal đóng tại doanh trại Meerut được nhiều người cho là khởi đầu sự kiện.[46] Sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, người Anh tổ chức lại ranh giới hành chính nhằm chia cắt các vùng từng nổi loạn mạnh nhất, tách vùng Delhi khỏi 'tỉnh Tây-Bắc Agra' để sáp nhập vào tỉnh Punjab, còn vùng AjmerMarwar được sáp nhập với Rajputana, và Oudh được sáp nhập vào tỉnh Tây-Bắc. Đơn vị mới được gọi là tỉnh Tây-Bắc Agra và Oudh, đến năm 1902 thì được đổi tên thành tỉnh Thống nhất Agra và Oudh.[47] Đơn vị này thường được gọi là tỉnh Thống nhất (United Provinces) hoặc viết tắt là UP.[48][49]

Năm 1920, thủ phủ của tỉnh được chuyển từ Allahabad tới Lucknow.[50] Tòa án tối cao tiếp tục đặt tại Allahabad, nhưng một tòa án được thành lập tại Lucknow.[51] Allahabad tiếp tục là một căn cứ hành chính quan trọng của Uttar Pradesh ngày nay và có một số trụ sở hành chính.[52] Uttar Pradesh tiếp tục là trung tâm trong nền chính trị Ấn Độ, và đặc biệt quan trọng trong lịch sử Ấn Độ hiện đại do là điểm nóng trong phong trào độc lập Ấn Độ. Bang có các cơ sở giáo dục hiện đại như Đại học Hồi giáo Aligarh, Đại học Banaras HinduDarul Uloom Deoband. Những nhân vật nổi tiếng toàn quốc như Ram Prasad BismilChandra Shekhar Azad lãnh đạo phong trào độc lập tại Uttar Pradesh, còn Motilal Nehru, Jawaharlal Nehru, Madan Mohan MalaviyaGovind Ballabh Pant là những nhà lãnh đạo toàn quốc quan trọng của Đảng Quốc đại Ấn Độ. Kisan Sabha Toàn Ấn Độ được thành lập trong phiên họp Lucknow của Đảng Quốc đại vào ngày 11 tháng 4 năm 1936, một người theo chủ nghĩa dân tộc là Sahajanand Saraswati được bầu làm chủ tịch đầu tiên.[53] Tổ chức này có mục đích giải quyết những bất bình lâu dài của nông dân, và vận động họ chống lại việc giới địa chủ zamindar xâm phạm quyền chiếm hữu của họ, do đó làm dấy lên các phong trào nông dân tại Ấn Độ.[54] Trong Phong trào Rời khỏi Ấn Độ năm 1942, huyện Ballia đã lật đổ chính quyền thuộc địa và thành lập một chính quyền độc lập dưới quyền Chittu Pandey. Ballia còn được gọi là "Baghi Ballia" (Ballia chống đối) do có vai trò quan trọng trong phong trào độc lập của Ấn Độ.[55]

Hậu độc lập sửa

Sau khi Ấn Độ giành được độc lập, tỉnh Thống nhất được đổi tên thành "Uttar Pradesh" (n.đ.'tỉnh phương bắc'), giữ nguyên tên viết tắt là UP,[56][57] và thay đổi này có hiệu lực vào ngày 24 tháng 1 năm 1950.[1] Bang mới được thành lập sau khi sáp nhập một số phiên vương quốc và lãnh thổ, như tỉnh Thống nhất Agra và Oudh và lãnh thổ Delhi. Bang là quê hương của nhiều thủ tướng Ấn Độ nhất, và có số ghế đại biểu đông nhất trong Lok Sabha. Mặc dù khu vực có ảnh hưởng chính trị từ thời cổ đại, nhưng hiện Uttar Pradesh nằm trong số câc bang lạc hậu của Ấn Độ do yếu kém trong phát triển kinh tế và quản lý, tội phạm có tổ chức và tham nhũng. Bang cũng chịu ảnh hưởng từ các đợt náo động do mâu thuẫn đẳng cấp và cộng đồng.[58] Vào tháng 12 năm 1992, Thánh đường Hồi giáo Babri tại Ayodhya bị các nhà hoạt động Ấn Độ giáo phá bỏ, dẫn đến bạo lực lan rộng khắp Ấn Độ.[59] Năm 2000, các huyện phía bắc của bang được tách ra để thành lập bang Uttarakhand.[60]

Địa lý sửa

 
Một phần đồng bằng sông Hằng

Uttar Pradesh có tổng diện tích 240.928 kilômét vuông (2,40928000000×1011 m2), là bang lớn thứ tư của Ấn Độ về diện tích đất liền. Bang này nằm tại phần phía bắc của Ấn Độ, có chung biên giới quốc tế với Nepal. Dãy Himalaya giáp bang này ở phía bắc,[61] nhưng phần lớn bang này là vùng đồng bằng, khác biệt rõ rệt với những ngọn núi cao của Himalaya.[62] Vùng đồng bằng sông Hằng theo nghĩa rộng nằm ở phía bắc; bao gồm doab giữa sông Hằng-Yamuna, đồng bằng Ghaghra, đồng bằng sông Hằng và Terai.[63] Dãy Vindhya và vùng cao nguyên nằm ở phía nam.[64] Khu vực có đặc trưng là các tầng đá cứng, và có địa hình đa dạng gồm các vùng đồi, đồng bằng, thung lũng và cao nguyên. Dải đất đồi núi Bhabhar nhường chỗ cho khu vực Terai, bao phủ nơi này là cỏ voi cao và những khu rừng rậm xen kẽ với đầm lầy.[65][66] Những dòng sông chảy chậm của vùng Bhabhar chảy vào khu vực Terai, dòng chảy của chúng đi qua một khối bụi rậm dày đặc. Terai nằm song song với Bhabhar tạo thành một dải đất hẹp. Toàn bộ vùng đồng bằng phù sa được chia thành 3 tiểu vùng.[67] Tiểu vùng đầu tiên là dải đất miền đông bao gồm 14 huyện chịu lũ lụt và hạn hán theo định kỳ, được phân loại là khu vực thiếu thốn. Những huyện này có mật độ dân số cao nhất, và diện tích đất bình quân đầu người thấp nhất. Hai khu vực còn lại là miền trungmiền tây tương đối phát triển hơn, có hệ thống thủy lợi phát triển tốt.[68] Ngoài ra, khu vực này khá khô hạn. Toàn bang có hơn 32 sông lớn nhỏ; trong số đó sông Hằng (Ganga), Yamuna, Saraswati, Sarayu, BetwaGhaghara là các sông lớn và có tính quan trọng về mặt tôn giáo trong Ấn Độ giáo.[69]

Uttar Pradesh có nền trồng trọt thâm canh.[70] Uttar Pradesh thuộc ba vùng khí hậu nông nghiệp là vùng đồng bằng sông Hằng trung (vùng IV), vùng đồng bằng sông Hằng thượng (vùng V) và vùng cao nguyên và đồi trung tâm (vùng VIII).[71] Vùng thung lũng có đất đai màu mỡ và trù phú. Nông dân thâm canh trên các sườn đồi bậc thang nhưng hệ thống tưới tiêu còn thiếu thốn.[72] Dãy Siwalik tạo thành vùng chân đồi phía nam của Himalaya, dốc xuống lòng tảng lăn gọi là 'bhabhar'.[73] Vành đai chuyển tiếp chạy dọc theo toàn bộ chiều dài của bang được gọi là khu vực Terai và Bhabhar. Chúng có những khu rừng trù phú, cùng vô số dòng suối chảy rất mạnh trong thời kỳ gió mùa.[74]

Khí hậu sửa

 
Những đám mây gió mùa phía trên Indirapuram

Uttar Pradesh có khí hậu cận nhiệt đới ẩm và trải qua bốn mùa.[75] Mùa đông vào tháng 1 và tháng 2, mùa hè từ tháng 3 đến tháng 5, và mùa gió mùa từ tháng 6 đến tháng 9.[76] Mùa hè rất khắc nghiệt khi nhiệt độ dao động mạnh trong khoảng 0–50 °C (32–122 °F) ở nhiều nơi trong bang, và còn có gió Loo khô nóng.[77] Đồng bằng sông Hằng có khí hậu thay đổi từ bán khô hạn đến bán ẩm.[76] Lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 650 mm (26 inch) tại góc tây nam của bang đến 1.000 mm (39 inch) tại phần phía đông và đông nam của bang.[78] Nhánh Vịnh Bengal của gió mùa Ấn Độ chủ yếu yếu xuất hiện vào mùa hè, đây là nguồn gây mưa chính tại hầu hết các nơi trong bang trong mùa hè. Sau mùa hè, gió mùa tây nam mang lại phần lớn lượng mưa, đến mùa đông lượng mưa bắt nguồn từ các nhiễu loạn phía tây, và gió mùa đông bắc cũng đóng góp một lượng mưa nhỏ.[75][79]

Dữ liệu khí hậu của Uttar Pradesh
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Trung bình cao °C (°F) 29.9 31.9 35.4 37.7 36.9 31.7 28.4 27.4 29.4 31.4 30.1 28.9 31,59
Trung bình thấp, °C (°F) 11.0 12.1 15.8 19.9 22.4 22.9 22.2 21.6 20.8 18.5 14.4 11.5 17,76
Giáng thủy mm (inch) 0
(0)
3
(0.12)
2
(0.08)
11
(0.43)
40
(1.57)
138
(5.43)
163
(6.42)
129
(5.08)
155
(6.1)
68
(2.68)
28
(1.1)
4
(0.16)
741
(29,17)
Số ngày giáng thủy TB 0.1 0.3 0.3 1.1 3.3 10.9 17.0 16.2 10.9 5.0 2.4 0.3 67,8
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 291.4 282.8 300.7 303.0 316.2 186.0 120.9 111.6 177.0 248.44 270.0 288.3 2.896,34
Nguồn: [80]
Nhiệt độ cao và thấp trung bình tại một số thành phố của Uttar Pradesh (tính bằng độ C)
Thành phố Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12
Lucknow[81] 23/7 26/9 32/14 38/21 41/24 39/27 33/26 32/26 33/24 33/19 26/12 24/7
Kanpur[82] 23/8 25/10 32/15 38/21 40/25 39/27 34/26 33/26 33/25 32/19 28/12 24/8
Ghaziabad[83] 21/7 23/10 29/15 36/21 39/26 38/28 34/27 33/26 34/24 33/19 28/13 23/8
Allahabad[84] 23/8 27/11 33/17 39/23 42/27 40/28 34/26 33/26 33/25 33/21 30/14 25/9
Agra[85] 22/7 24/11 32/16 38/22 42/27 41/29 35/26 33/26 34/24 34/19 29/13 24/8
Varanasi[86] 23/8 27/11 33/16 39/22 41/27 39/28 33/26 33/26 33/25 32/21 29/14 24/9
Gorakhpur[87] 23/9 27/12 33/22 39/25 37/26 33/26 33/26 33/24 33/21 29/15 24/11 24/9
Bareilly[88] 22/8 25/14 31/16 37/21 41/25 39/27 34/26 33/26 33/24 32/19 28/13 23/9

Lượng mưa tại Uttar Pradesh thay đổi từ mức trung bình hàng năm là 170 cm (67 inch) tại vùng đồi núi đến 84 cm (33 inch) tại miền Tây Uttar Pradesh.[75] Phần lớn lượng mưa tập trung trong bốn tháng gió mùa, do vậy mưa quá độ có thể dẫn đến lũ lụt và thiếu hụt lượng mưa dẫn đến hạn hán. Hai hiện tượng lũ lụt và hạn hán thường xuyên tái diễn trong bang. Dãy Vindhya và vùng cao nguyên có khí hậu cận nhiệt đới, nhận lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000 đến 1.200 mm, lượng mưa hầu hết là trong mùa gió mùa.[76] Các tháng mùa hè điển hình là từ tháng 3 đến tháng 6, có nhiệt độ tối đa dao động từ 30–38 °C (86–100 °F). Mùa này có độ ẩm tương đối thấp là khoảng 20%, và gió bụi thổi suốt mùa. Vào mùa hè, những cơn gió nóng gọi là loo thổi khắp Uttar Pradesh.[75]

Động thực vật sửa

Biểu tượng của bang Uttar Pradesh[89][90]
Động vật Hươu đầm lầy (Rucervus duvaucelii)  
Chim sếu sarus (Antigone antigone)  
Cây Vô ưu (Saraca asoca)  
Hoa Gièng gièng (Butea monosperma)  
Vũ đạo Kathak  
Thể thao Khúc côn cầu trên cỏ  

Uttar Pradesh có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào.[91] Năm 2011, diện tích rừng trong bang được xác định là 16.583 km2 ([chuyển đổi: đơn vị không phù hợp]), chiếm khoảng 6,9% diện tích của bang.[92] Bất chấp nạn phá rừng và săn trộm động vật hoang dã, hệ động thực vật đa dạng trong bang vẫn tiếp tục được giữ gìn. Uttar Pradesh là môi trường sống của 4,2% tổng số loài tảo được ghi nhận ở Ấn Độ, 6,4% loài nấm, 6,0% loài Địa y, 2,9% loài rêu, 3,3% loài hoa ẩn có mạch, 8,7% loài hạt trần, 8,1% loài hạt kín.[93] Một số loài cây, thú, bò sát và côn trùng được tìm thấy tại vành đai rừng núi cao ôn đới. Các loài cây dược liệu được tìm thấy trong tự nhiên[94] và cũng được trồng trong đồn điền. Vùng thảo nguyên Terai–Duar là nơi chăn nuôi gia súc. Các loài cây rụng lá ẩm mọc tại vùng đồng bằng sông Hằng thượng, đặc biệt dọc theo bờ sông. Vùng đồng bằng này có nhiều loại thực vật và động vật. Sông Hằng cùng các chi lưu là môi trường sống của các loài bò sát, động vật lưỡng cư, cá nước ngọt và cua. Các loài cây bụi như Babool (Vachellia nilotica) và các loài động vật như Chinkara (Gazella bennettii) xuất hiện trên dãy Vindhya khô hạn.[95][96] Rừng rụng lá khô nhiệt đới xuất hiện tại nhiều nơi trong vùng đồng bằng. Do có lượng lớn ánh sáng mặt trời chiếu tới mặt đất nên chúng cũng có nhiều cây bụi và cỏ.[97] Nhiều khu rừng đã bị chặt phá để lấy đất canh tác. Rừng gai nhiệt đới có các cây gai mọc rải rác trên quy mô rộng, chủ yếu là cây babool mọc nhiều tại các vùng phía tây nam của bang.[98]

Uttar Pradesh có hệ Chim phong phú.[99] Các loài chim thường gặp nhất trong bang này là bồ câu, công, gà rừng, gà so đen, sẻ nhà, chim biết hót, giẻ cùi lam, vẹt đuôi dài, chim cút, chào mào, vịt mồng, bồng chanh, gõ kiến, dẽ giun và vẹt. Các khu bảo tồn chim trong bang bao gồm Khu bảo tồn hoang dã Bakhira, khu bảo tồn hoang dã quốc gia Chambal, khu bảo tồn hoang dã Chandra Prabha, khu bảo tồn hoang dã Hastinapur, khu bảo tồn hoang dã Kaimoor và khu bảo tồn hoang dã Okhla.[100][101][102][103][104][105]

Các loài động vật khác trong bang bao gồm các loài bò sát như thằn lằn, rắn hổ mang, cạp niacá sấu. Bang có rất nhiều loại cá, các loài phổ biến nhất là mahaseercá hồi chấm. Một số loài động vật đã tuyệt chủng trong những năm gần đây, một số khác trở thành loài nguy cấp như sư tử tại đồng bằng sông Hằng, tê giác tại vùng Terai, cá heo sông Hằng.[106] Nhiều loài có nguy cơ bị săn trộm bất chấp các quy định của chính phủ.[107]

Hành chính sửa

 
Phân khu của Uttar Pradesh

Uttar Pradesh được chia thành 75 huyện (district) dưới quyền 18 phân khu (division):[108]

Dưới đây là danh sách các huyện lớn của bang Uttar Pradesh theo dân số, và thứ tự xếp hạng trên toàn Ấn Độ.[109]

Xếp hạng (tại Ấn Độ) Huyện Dân số Tăng trưởng (%) Tỷ suất giới tính (nữ/nam) Tỷ lệ biết chữ (%)
13 Prayagraj 5.954.391 20,63 901 72,32
26 Moradabad 4.772.006 25,22 906 56,77
27 Ghaziabad 4.681.645 42,27 881 78,07
30 Azamgarh 4.613.913 17,11 1019 70,93
31 Lucknow 4.589.838 25,82 917 77,29
32 Kanpur Nagar 4.581.268 9,92 862 79,65
41 Agra 4.418.797 22,05 868 71,58
50 Bareilly 4.448.359 22,93% 887 58,5
Các thành phố trên một triệu dân tại Uttar Pradesh theo dân số (điều tra 2011)
Tên gọi Dân số Tên gọi Dân số
Lucknow 2.817.105 Kanpur 2.767.348
Ghaziabad 2.358.525 Agra 1.585.704
Prayagraj 1.540.544 Meerut 1.424.908
Varanasi 1.201.815

Huyện trưởng (District Magistrate) điều hành mỗi huyện, đây là một viên chức của Dịch vụ hành chính Ấn Độ (IAS) do Chính phủ Uttar Pradesh bổ nhiệm, người này báo cáo cho Ủy viên phân khu (Divisional Commissioner) mà người này trực thuộc.[110] Ủy viên phân khu là một viên chức IAS có cấp bậc cao. Mỗi huyện được chia thành các phân vùng (subdivision) do phân vùng trưởng (Sub-Divisional Magistrate) quản lý, và chia tiếp thành các khối (block). Các khối bao gồm panchayat (hội đồng làng) và khu tự quản đô thị.[111] Những khối này bao gồm các đơn vị đô thị tức 'đô thị điều tra dân số' và các đơn vị nông thôn được gọi là 'gram panchayat'.[110]

Uttar Pradesh có nhiều thành phố đại đô thị hơn các bang khác tại Ấn Độ.[112][113] Dân số thành thị tuyệt đối của bang là 44,4 triệu, chiếm 11,8% tổng dân số thành thị của Ấn Độ, cao thứ hai trong số các bang (2011).[114] Theo điều tra dân số năm 2011, bang có 15 vùng đô thị có dân số lớn hơn 500.000 người.[115] Bang có 14 hội đồng đô thị,[116][117] trong khi NoidaĐại Noida thuộc huyện Gautam Budha Nagar do các cơ quan luật định quản lý đặc biệt theo Đạo luật Phát triển Công nghiệp Uttar Pradesh, 1976.[118][119]

Năm 2011, các bộ trưởng nội các của bang do Thủ hiến Mayawati đứng đầu tuyên bố tách Uttar Pradesh thành bốn bang khác nhau là Purvanchal, Bundelkhand, Avadh Pradesh và Paschim Pradesh. Đề xuất này đã bị từ chối sau khi Đảng Samajwadi lên nắm quyền sau cuộc bầu cử năm 2012.[120]

Nhân khẩu sửa

 
Uttar Pradesh là phân khu hành chính có dân số đông nhất thế giới. Vùng màu đỏ có dân số nhỏ hơn Uttar Pradesh.

Uttar Pradesh có dân số rất đông và tốc độ tăng dân số cao. Dân số bang tăng hơn 26% từ năm 1991 đến năm 2001.[121] Đây là bang đông dân nhất Ấn Độ, có 199.581.477 người vào ngày 1 tháng 3 năm 2011.[122] Bang này chiếm 16,2% tổng dân số Ấn Độ. Tính đến năm 2021, dân số của bang được ước tính là khoảng 240 triệu người.[123][124] Mật độ dân số của Uttar Pradesh là 828 người/km², là một trong những bang có mật độ dân số cao nhất trong nước.[125] Số người thuộc các 'đẳng cấp trong danh mục' (scheduled caste) trong bang ở mức đông nhất tại Ấn Độ, số người thuộc các bộ lạc trong danh mục' (scheduled tribe) chỉ chiếm chưa đến 1% dân số bang.[126][127]

Tỷ suất giới tính năm 2011 ở mức 912 nữ/1000 nam, thấp hơn mức 943 của cả nước.[9] Tỷ suất này tại Uttar Pradesh ở mức thấp là kết quả của nhiều yếu tố, như phá thai chọn lọc giới tính, giết trẻ sơ sinh nữ và kỳ thị trẻ em gái và phụ nữ.[128][129] Tốc độ tăng trưởng dân số giai đoạn 2001–2011 của bang (bao gồm cả Uttrakhand) là 20,1%, cao hơn tỷ lệ quốc gia là 17,64%.[130][131] Bang có nhiều người dân sống dưới chuẩn nghèo.[132] Theo tài liệu của Ngân hàng Thế giới công bố vào năm 2016, tốc độ giảm nghèo trong bang này chậm hơn so với phần còn lại của Ấn Độ.[133] Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ công bố các ước tính cho năm 2011–12, cho thấy bang này có 59 triệu người sống dưới mức nghèo khổ.[132][134] Các huyện miền trung và miền đông có tỷ lệ nghèo rất cao. Tình trạng bất bình đẳng về tiêu dùng ngày càng gia tăng trong bang. Theo báo cáo của Bộ Thống kê và Thực hiện Chương trình công bố vào năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của bang là dưới 80.000 (US$1,200) mỗi năm.[135]

Tôn giáo tại Uttar Pradesh (2011)[136]

  Ấn Độ giáo (79.7%)
  Hồi giáo (19.3%)
  Sikhism (0.3%)
  Cơ đốc giáo (0.2%)
  Jainism (0.1%)
  Phật giáo (0.10%)
  Other (0.01%)
  Không tôn giáo (0.29%)

Theo điều tra nhân khẩu năm 2011, Uttar Pradesh là bang có số lượng người theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo đông nhất Ấn Độ.[137] Tỷ lệ biết chữ của bang theo điều tra nhân khẩu năm 2011 là 67,7%, thấp hơn mức trung bình toàn quốc là 74%.[138][139] Tỷ lệ biết chữ của nam giới là 79% và của nữ giới là 59%. Năm 2001, tỷ lệ biết chữ trong toàn bang ở mức 56%, 67% đối với nam và 43% đối với nữ.[140] Một báo cáo dựa trên khảo sát của Cục Thống kê Quốc gia (NSO)[a] cho thấy tỷ lệ biết chữ của Uttar Pradesh là 73%, thấp hơn mức trung bình toàn quốc là 77,7%. Theo báo cáo này, ở khu vực nông thôn thì tỷ lệ biết chữ của nam giới là 80,5% và của nữ giới là 60,4%, trong khi ở khu vực thành thị thì tỷ lệ biết chữ của nam giới là 86,8% và của nữ giới là 74,9%.[141] Ngoài ra, báo cáo chỉ ra rằng bang vẫn phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong việc cải thiện tỷ lệ biết chữ, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em gái, và trong một số khu vực có trình độ phát triển thấp.

Ngôn ngữ tại Uttar Pradesh theo điều tra năm 2011[142]

  Hindi (80.16%)
  Bhojpur (10.93%)
  Urdu (5.42%)
  Awadh (1.9%)
  Punjab (0.3%)
  Bengal (0.1%)
  Others (1.19%)

Tiếng Hindi là ngôn ngữ chính thức chính và là ngôn ngữ của đa số người dân trong bang.[6] Bhojpur là ngôn ngữ có nhiều người nói thứ nhì trong bang,[143] vơi gần 11% dân số. Hầu hết mọi người nói các ngôn ngữ khu vực, chúng được phân loại là phương ngữ của tiếng Hindi trong cuộc điều tra nhân khẩu. Các ngôn ngữ này bao gồm tiếng Awadh được nói tại Awadh thuộc miền trung Uttar Pradesh, tiếng Bhojpur được nói tại Purvanchal thuộc miền đông Uttar Pradesh, và Braj Bhasha được nói tại Braj thuộc miền tây Uttar Pradesh. Chính quyền cấp bang công nhận những ngôn ngữ này được sử dụng chính thức trong các khu vực tương ứng. Urdu được cấp vị thế là ngôn ngữ chính thức thứ hai, được 5,4% dân số sử dụng.[6][144] Tiếng Anh được sử dụng để giao tiếp trong giáo dục, thương mại và quản trị. Ngôn ngữ này thường được sử dụng làm ngôn ngữ giảng dạy trong các cơ sở giáo dục, để tiến hành các giao dịch kinh doanh, và quản lý các vấn đề hành chính. Các ngôn ngữ đáng chú ý khác được sử dụng trong bang là tiếng Punjab (0,3%) và tiếng Bengal (0,1%).[144]

Quản lý sửa

 
Hội nghị lập pháp Uttar Pradesh (Vidhan Sabha), hạ viện của cơ quan lập pháp lưỡng viện

Nền chính trị Uttar Pradesh được điều hành theo hệ thống nghị viện của chế độ dân chủ đại diện. Uttar Pradesh là một trong bảy bang của Ấn Độ có cơ quan lập pháp cấp bang theo hình thức lưỡng viện: Vidhan Sabha (Hội nghị lập pháp) và Vidhan Parishad (Hội đồng lập pháp).[145][146] Hội nghị lập pháp bao gồm 404 thành viên được bầu cử với nhiệm kỳ 5 năm. Hội đồng lập pháp là cơ quan thường trực gồm 100 thành viên, với một phần ba (33 thành viên) mãn nhiệm sau mỗi hai năm. Bang có nhiều nhà lập pháp nhất trong Quốc hội Ấn Độ.[147] Bang được phân 80 ghế trong Lok Sabha, tức hạ viện của Quốc hội Ấn Độ, và 31 ghế cho Rajya Sabha, tức thượng viện.[148][149]

Chính phủ Uttar Pradesh là một cơ quan được bầu cử theo cách dân chủ, tổng thống Ấn Độ bổ nhiệm người vào chức vụ thống đốc để đứng đầu bang, có nhiệm kỳ 5 năm.[150] Lãnh đạo đảng hoặc liên minh chiếm đa số trong Hội nghị lập pháp được Thống đốc bổ nhiệm làm thủ hiến (chief minister), và thống đốc bổ nhiệm hội đồng bộ trưởng theo khuyến nghị của thủ hiến. Thống đốc là người đứng đầu bang theo nghi lễ, còn thủ hiến và hội đồng của người này chịu trách nhiệm về quản trị thường nhật. Hội đồng bộ trưởng bao gồm các bộ trưởng nội các và bộ trưởng cấp bang (MoS). Thư ký trưởng (Chief Secretary) đứng đầu Ban Thư ký, cơ quan này hỗ trợ hội đồng bộ trưởng. Thư ký trưởng cũng là người đứng đầu về mặt hành chính trong chính phủ. Các bộ trưởng đứng đầu các bộ trong chính phủ, hỗ trợ họ là Thư ký trưởng phụ trợ (Additional Chief Secretary) hoặc Thư ký chính (Principal Secretary). Người giữ chức vụ thư ký này thường là viên chức của Dịch vụ hành chính Ấn Độ (IAS), đóng vai trò là người đứng đầu hành chính của bộ mà họ được giao phó. Mỗi bộ cũng có các cán bộ cấp thư ký, thư ký đặc biệt, thư ký chung, giúp đỡ cho bộ trưởng và thư ký trưởng phụ trợ/thư ký chính.[151][152]

Về mặt hành chính, Uttar Pradesh được chia thành 18 phân khu (division) và 75 huyện (district). Ủy viên phân khu (Divisional Commissioner) là một viên chức IAS, là người đứng đầu về hành chính ở cấp phân khu.[151][153][154] Cơ quan quản lý ở mỗi huyện do huyện trưởng (District Magistrate) lãnh đạo, người này cũng là viên chức IAS và được một số viên chức giúp đỡ.[151][155] Huyện trưởng là người đứng đầu chính quyền cấp huyện, chịu trách nhiệm duy trì luật pháp, trật tự và cung cấp các dịch vụ công cộng trong huyện. Ở cấp khối (block), Viên chức phát triển khối (BDO) chịu trách nhiệm phát triển tổng thể trong khối. Một sĩ quan IPS cấp bậc Tổng giám cảnh sát (Director general of police) lãnh đạo Cảnh sát Uttar Pradesh. Cảnh ty (Superintendent of Police) là một sĩ quan IPS được giao trách nhiệm duy trì luật pháp, trật tự và các vấn đề liên quan trong mỗi huyện. Viên chức lâm nghiệp phân khu (Divisional Forest Officer) là viên chức thuộc Cục Lâm nghiệp Ấn Độ, họ quản lý rừng, môi trường và động vật hoang dã trong các huyện.

 
Toà án Cấp cao Allahabad

Hệ thống tư pháp trong bang bao gồm Tòa án Cấp cao Allahabad tại Prayagraj, Toà án Lucknow của Tòa án Cấp cao Allahabad, các tòa án huyện và tòa án theo phiên ở mỗi huyện, và các tòa án cấp dưới thuộc cấp tehsil.[151][156] Tổng thống Ấn Độ bổ nhiệm chánh án của tòa án cấp cao trong hệ thống tư pháp Uttar Pradesh, theo khuyến nghị của Chánh án Tòa án Tối cao Ấn Độ cùng thống đốc của bang Uttar Pradesh.[151][157] Ngành tư pháp cấp dưới được phân thành hai bộ phận: Ngành tư pháp dân sự Uttar Pradesh và ngành vụ tư pháp cấp cao Uttar Pradesh.[151][158] Ngành tư pháp dân sự Uttar Pradesh bao gồm các thẩm phán dân sự (bộ phận cơ sở)/thẩm phán tư pháp, và các thẩm phán dân sự (bộ phận cấp cao)/chánh án tư pháp. Ngành tư pháp cấp cao Uttar Pradesh bao gồm các thẩm phán dân sự và phiên tòa.[151] Ngành tư pháp cấp dưới của cơ quan tư pháp tại Uttar Pradesh do thẩm phán huyện kiểm soát.[151][158][159]

Nền chính trị tại Uttar Pradesh do bốn đảng chính trị chi phối – Đảng Samajwadi, Đảng Bahujan Samaj, Đảng Bharatiya JanataĐảng Quốc đại Ấn Độ. Uttar Pradesh là quê hương của tám Thủ tướng Ấn Độ tính đến năm 2012.[160]

Tội phạm sửa

Theo Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Ấn Độ (NHRC), Uttar Pradesh đứng đầu toàn quốc về số vụ cảnh sát giết người phi pháp và người chết trong khi bị giam giữ.[161] Năm 2014, bang ghi nhận 365 trường hợp tử vong tư pháp trong tổng số 1.530 trường hợp được ghi nhận trên toàn quốc.[162] NHRC cho biết rằng trong số hơn 30.000 vụ giết người được ghi nhận tại Ấn Độ vào năm 2016, Uttar Pradesh có 4.889 trường hợp.[163] Theo dữ liệu của Cục Hồ sơ Tội phạm Quốc gia (NCRB) từ năm 2011, bang này có số lượng tội phạm cao nhất Ấn Độ, nhưng do bang có dân số đông nên tỷ lệ tội phạm bình quân đầu người thực tế ở mức thấp.[164] Bang cũng tiếp tục đứng đầu về số vụ bạo lực cộng đồng, một phân tích của Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết rằng 23% tổng số vụ bạo lực cộng đồng tại Ấn Độ xảy ra tại bang này (2014).[165][166] Theo một nghiên cứu do Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ tiến hành, Uttar Pradesh không cải thiện được thứ hạng chỉ số phát triển con người (HDI) trong khoảng thời gian 27 năm (1990–2017).[167] Dựa trên dữ liệu chỉ số phát triển con người cấp bang từ năm 1990 đến năm 2017, báo cáo cho biết giá trị chỉ số phát triển con người tăng dần theo thời gian từ 0,39 vào năm 1990 lên 0,59 vào năm 2017.[168][169][170] Cảnh sát Uttar Pradesh thuộc quyền quản lý của Bộ Nội vụ và Bí mật Uttar Pradesh, đây là lực lượng cảnh sát lớn nhất trên thế giới.[171][172][173]

Theo dữ liệu của NCRB, Uttar Pradesh cũng ghi nhận số người chết cao nhất do tai nạn đường bộ và đường sắt vào năm 2015 với 23.219 người.[174][175] Trong đó bao gồm 8.109 trường hợp tử vong do lái xe bất cẩn.[176] Từ năm 2006 đến năm 2010, ba vụ tấn công khủng bố xảy ra trong bang. Một loạt vụ đánh bom xảy ra trên khắp thành phố linh thiêng Varanasi trong Ấn Độ giáo vào ngày 7 tháng 3 năm 2006. Ít nhất 28 người thiệt mạng và 101 người khác bị thương.[177][178]

Chiều ngày 23 tháng 11 năm 2007, sáu vụ nổ liên tiếp xảy ra tại các tòa án tại Lucknow, Varanasi và Faizabad, khiến 28 người thiệt mạng.[179][180][181] Một vụ nổ khác xảy ra vào ngày 7 tháng 12 năm 2010 tại Sheetla Ghat thuộc Varanasi, khiến hơn 38 người thiệt mạng.[182][183] Vào tháng 2 năm 2016, một loạt vụ đánh bom xảy ra tại bến xe Jhakarkati của Kanpur, khiến 2 người thiệt mạng và hơn 30 người bị thương.[184]

Kinh tế sửa

Sản phẩm nội địa ròng của bang theo chi phí nhân tố theo giá hiện hành (cơ sở 2011–12)

(mười triệu rupee Ấn Độ)

Năm Sản phẩm nội địa ròng của bang[185]
2011–12 532.218
2015–16 1.137.808
2016–17 1.288.700
2017–18 1.446.000[186] (ước tính)

Xét theo sản phẩm nội địa ròng (NSDP), Uttar Pradesh là nền kinh tế lớn thứ hai tại Ấn Độ sau Maharashtra, có tổng sản phẩm nội địa ước tính là 14,89 lakh karor (US$Lỗi định dạng: giá trị đầu vào không hợp lệ khi làm tròn),[186] đóng góp 8,4% vào tổng sản phẩm quốc nội của Ấn Độ. Theo báo cáo do Tổ chức Công bằng Thương hiệu Ấn Độ (IBEF) đưa ra, trong năm 2014–15, Uttar Pradesh chiếm 19% thị phần trong tổng sản lượng lương thực có hạt của cả nước.[187] Khoảng 70% lượng đường của Ấn Độ đến từ Uttar Pradesh, mía là cây trồng kinh tế quan trọng nhất trong bang.[187] Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ (ISMA), tổng sản lượng mía của Ấn Độ ước tính là 28,3 triệu tấn trong năm tài chính kết thúc vào tháng 9 năm 2015, bao gồm 10,47 triệu tấn từ Maharashtra và 7,35 triệu tấn từ Uttar Pradesh.[188]

 
Cơ sở CNTT tại Noida, thành phố này nổi tiếng về cơ sở hạ tầng và dịch vụ cũng như các khu phức hợp nhà ở cao cấp.[189]

Ngành xi măng có 359 cụm sản xuất trong bang (2013), đây là lĩnh vực hàng đầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Uttar Pradesh.[190] Công ty Tài chính Uttar Pradesh (UPFC) được thành lập vào năm 1954 theo Đạo luật SFC năm 1951, chủ yếu là để phát triển các ngành công nghiệp quy mô vừa và nhỏ trong bang.[191] Vào tháng 7 năm 2012, do hạn chế tài chính và chỉ đạo của chính phủ cấp bang, các hoạt động cho vay đã bị đình chỉ ngoại trừ các đề án của chính phủ cấp bang.[192] Bang ghi nhận tổng giá trị đầu tư tư nhân là hơn 250,81 tỷ rupee trong năm 2012 và 2016.[193] Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới về Mức độ dễ dàng kinh doanh tại Ấn Độ, Uttar Pradesh được xếp hạng trong số 10 bang hàng đầu và đứng đầu trong số các bang miền Bắc.[194]

Theo Tài liệu Ngân sách Uttar Pradesh (2019–20), gánh nặng nợ của Uttar Pradesh chiếm 29,8% GSDP.[195] Tổng nợ tài chính của bang ở mức 2,09 lakh karor (US$Lỗi định dạng: giá trị đầu vào không hợp lệ khi làm tròn) vào năm 2011.[196] Uttar Pradesh không thể đạt mức tăng trưởng kinh tế hai con số dù có những nỗ lực nhất quán.[195] GSDP ước tính đã tăng 7% trong năm 2017–18 và 6,5% trong năm 2018–19. Theo một cuộc khảo sát do Trung tâm Giám sát Kinh tế Ấn Độ (CMIE) tiến hành, tỷ lệ thất nghiệp của Uttar Pradesh tăng lên 21,5% vào tháng 4 năm 2020.[197] Uttar Pradesh có số lượng người di cư ròng di cư ra khỏi bang đông đảo nhất.[198] Dữ liệu điều tra nhân khẩu năm 2011 về di cư cho thấy gần 14,4 triệu người đã di cư ra khỏi Uttar Pradesh.[199] Hôn nhân được cho là lý do chính khiến phụ nữ di cư. Đối với nam giới, lý do di cư quan trọng nhất là công việc.[200]

Trong năm 2009–10, khu vực ba của nền kinh tế (các ngành dịch vụ) là khu vực đóng góp lớn nhất vào tổng sản phẩm quốc nội của bang khi chiếm 44,8%, so với 44% từ khu vực sơ cấp (nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch) và 11,2% từ khu vực thứ cấp (công nghiệp và sản xuất).[201][202] Miền Tây Uttar Pradesh chi phối nền kinh tế của bang, đóng góp 51% nguồn thu cho chính phủ. Các trung tâm kinh tế hàng đầu trong khu vực này bao gồm Noida, Meerut, Ghaziabad và Agra.

Noida, MeerutAgra được xếp hạng là 3 huyện có thu nhập bình quân đầu người cao nhất, trong khi LucknowKanpur xếp thứ 7 và 9 về thu nhập bình quân đầu người.[203] Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (2007–2012), tốc độ tăng trưởng GSDP trung bình là 7,3%, thấp hơn mức trung bình 15,5% của tất cả các bang trong nước.[204][205] GSDP bình quân đầu người của bang là 29417 (US$460), thấp hơn GSDP bình quân đầu người toàn quốc là 60972 (US$950) vào năm 2004-2005.[206] Hiệu suất lao động đạt chỉ số 26, cao hơn so với mức trung bình toàn quốc là 25. Dệt may và tinh luyện đường là hai ngành công nghiệp lâu đời tại Uttar Pradesh, sử dụng một lượng lớn lực lượng lao động trong nhà máy của bang. Nền kinh tế bang cũng được hưởng lợi từ ngành du lịch.[207]

Thu nhập bình quân đầu người của 10 huyện hàng đầu của Uttar Pradesh
Huyện Thu nhập bình quân (2019–20) [208]
Noida Rs. 612.617
Meerut Rs. 127.306
Agra Rs. 106.354
Etah Rs. 101.878
Hamirpur Rs. 100.673
Amroha Rs. 97.175
Lucknow Rs. 95.990
Hapur Rs. 91.764
Kanpur Rs. 86.709
Mahboba Rs. 83.593

Uttar Pradesh cũng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, chủ yếu trong lĩnh vực phần mềm và điện tử. Noida, Meerut, Ghaziabad, KanpurLucknow trở thành trung tâm lớn của ngành công nghệ thông tin (CNTT), và là nơi đặt trụ sở chính của nhiều công ty, tổ chức truyền thông và tài chính quy mô lớn. Sonebhadra là một huyện tại miền đông Uttar Pradesh, huyện này có các ngành công nghiệp quy mô lớn. Khu vực phía nam của huyện này được gọi là Thủ đô năng lượng của Ấn Độ.[209] Vào tháng 5 năm 2013, Uttar Pradesh có số lượng thuê bao di động lớn nhất cả nước, có 121,60 triệu kết nối điện thoại di động trong tổng số 861,66 triệu kết nối của Ấn Độ.[210][211][212][213] Vào tháng 11 năm 2015, Bộ Phát triển Đô thị chọn 61 thành phố của Uttar Pradesh vào một chương trình phát triển toàn diện được gọi là Sứ mệnh Atal về trẻ hóa và chuyển đổi đô thị (AMRUT).[214] Chương trình công bố gói trị giá 260 tỷ (US$4,1 billion) để các thành phố phát triển kế hoạch cải thiện mức độ dịch vụ (SLIP), một kế hoạch nhằm khiến cho các cơ quan đô thị địa phương trong thành phố hoạt động tốt hơn.[215]

Giao thông sửa

Bang có mạng lưới đường sắt lớn nhất Ấn Độ, nhưng mật độ đường sắt chỉ cao thứ sáu mặc dù có địa hình bằng phẳng và dân số đông nhất. Tính đến năm 2011, có 8.546 km (5.310 mi) đường sắt trong bang.[216] Mạng lưới đường sắt trong bang thuộc quyền kiểm soát của hai bộ phận thuộc Đường sắt Ấn Độ là Đường sắt Trung Bắc và Đường sắt Đông Bắc. Allahabad là trụ sở chính của Đường sắt Trung Bắc[217]Gorakhpur là trụ sở của Đường sắt Đông Bắc.[218][219] Lucknow và Moradabad đóng vai trò là trụ sở phân vùng của Đường sắt phía Bắc. Lucknow Swarna Shatabdi Express là chuyến tàu Shatabdi Express nhanh thứ hai, kết nối New Delhi đến Lucknow. Kanpur Shatabdi Express kết nối New Delhi với Kanpur, là chuyến tàu đầu tiên tại Ấn Độ có toa xe LHB của Đức.[220] Các ga đường sắt Prayagraj Junction, Agra Cantonment, Lucknow Charbagh, Gorakhpur Junction, Kanpur Central, Mathura Junction và Varanasi Junction được đưa vào danh sách 50 nhà ga đẳng cấp thế giới của Indian Railways.[221]

 
Một đoạn của xa lộ Delhi–Noida

Bang có hệ thống giao thông lớn và đa phương thức, sở hữu mạng lưới đường bộ lớn nhất Ấn Độ.[222] Bang có 42 quốc lộ với tổng chiều dài 4.942 km (3.071 dặm), chiếm 9,6% tổng chiều dài quốc lộ tại Ấn Độ. Công ty Vận tải Đường bộ Bang Uttar Pradesh được thành lập vào năm 1972 để cung cấp dịch vụ vận tải trong bang, và cũng có dịch vụ kết nối với các bang lân cận.[223] Tất cả các thành phố đều được kết nối với các xa lộ cấp bang, và tất cả trụ sở cấp huyện đều được kết nối bằng đường 4 làn xe, các tuyến đường này kết nối các trung tâm lớn trong bang. Một trong số đó là Đường cao tốc Agra–Lucknow dài 302 km (188 dặm), do UPEIDA xây dựng.[224] Uttar Pradesh có mật độ đường bộ cao nhất tại Ấn Độ với 1.027 km (638 dặm) mỗi 1.000 km2 ([chuyển đổi: đơn vị bất ngờ]), và mạng lưới đường bộ đô thị được thảm bề mặt lớn nhất Ấn Độ với 50.721 km (31.517 dặm).[225] Lucknow MetroKanpur Metro (tuyến cam) đã đi vào hoạt động.

Theo lưu lượng hành khách tại Ấn Độ, Sân bay quốc tế Chaudhary Charan Singh tại Lucknow và Sân bay Lal Bahadur Shastri tại Varanasi là các sân bay quốc tế lớn, và là cửa ngõ chính đến bang.[226] Uttar Pradesh có sáu sân bay nội địa đặt tại Agra, Allahabad, Bareilly, Ghaziabad, GorakhpurKanpur.[227][228] Bang cũng đã đề xuất thành lập Sân bay quốc tế Noida tại Kurikupa gần Hirangaon, Tundla thuộc huyện Firozabad.[229][230] Hai sân bay quốc tế khác được đề xuất xây dựng tại KushinagarJewar, Đại Noida.[231][232]

Thể thao sửa

 
Sân vận động cricket BRSABV tại Lucknow

Các môn thể thao truyền thống hiện nay chủ yếu là những trò tiêu khiển, chúng bao gồm đấu vật, bơi, kabaddi và các môn thể thao điền kinh hoặc thể thao dưới nước chơi theo luật lệ truyền thống của địa phương và không có thiết bị hiện đại. Một số môn thể thao được thiết kế để phô diễn các kỹ năng võ thuật, như sử dụng kiếm hoặc 'Pata' (gậy).[233] Do thiếu vắng bảo trợ có tổ chức và cơ sở vật chất cần thiết, những môn thể thao này chủ yếu tồn tại dưới dạng sở thích cá nhân, hoặc các sự kiện cạnh tranh cấp địa phương. Trong số các môn thể thao hiện đại, khúc côn cầu trên cỏ rất phổ biến, và Uttar Pradesh sản sinh ra những cầu thủ hàng đầu của Ấn Độ như Nitin Kumar và Lalit Kumar Upadhyay.[234]

Gần đây, cricket được ưa chuộng hơn khúc côn cầu trên cỏ.[235] Uttar Pradesh vô địch giải đấu Ranji Trophy đầu tiên vào tháng 2 năm 2006, đánh bại Bengal trong trận chung kết.[236] Khu liên hợp thể thao Shaheed Vijay Singh Pathik là một sân vận động cricket quốc tế được xây dựng với sức chứa khoảng 20.000 khán giả.[237]

Đường đua quốc tế Buddh từng tổ chức cuộc đua F1 Grand Prix đầu tiên của Ấn Độ vào ngày 30 tháng 10 năm 2011.[238] Các cuộc đua chỉ được tổ chức ba lần, nguyên nhân bị ngừng là do lượng người tham dự giảm và chính phủ thiếu hỗ trợ. Chính phủ Uttar Pradesh cho rằng Công thức 1 là một trò giải trí chứ không phải một môn thể thao, nên đã áp thuế đối với sự kiện và những người tham gia.[239]

Giáo dục sửa

 
JRHU là một trường đại học tư thục dành cho người khuyết tật tại Chitrakoot, Uttar Pradesh.

Uttar Pradesh có truyền thống giáo dục lâu đời, nhưng trong lịch sử điều này chủ yếu giới hạn trong tầng lớp thượng lưu và các trường tôn giáo.[240] Việc học tập dựa trên tiếng Phạn là thành phần chủ yếu trong giáo dục từ thời kỳ Veda đến thời kỳ Gupta. Khi các nền văn hóa được truyền bá qua khu vực, chúng mang theo các đoàn thể truyền bá kiến thức, bổ sung tri thức Pali, Ba TưẢ Rập cho cộng đồng. Chúng hình thành nên cốt lõi của nền giáo dục Ấn Độ giáo-Phật giáo-Hồi giáo cho đến khi chủ nghĩa thực dân Anh nổi lên. Các nhà truyền giáo Cơ đốc giáo nước ngoài và chính quyền thuộc địa Anh góp phần hình thành và phát triển hệ thống giáo dục từ trường phổ thông đến đại học như hiện nay.[241] Các trường học trong bang thuộc quyền quản lý của chính phủ hoặc của các quỹ tín thác tư nhân. Tiếng Hindi được sử dụng làm ngôn ngữ giảng dạy tại hầu hết các trường, ngoại trừ những trường thuộc CBSE hoặc hội đồng ICSE.[242] Theo kế hoạch 10+2+3, sau khi hoàn thành bậc trung học cơ sở, học sinh thường đăng ký học hai năm tại trường cao đẳng bậc thấp (junior college), còn được gọi là tiền đại học, hoặc vào các trường có bậc trung học phổ thông thuộc Uỷ ban Giáo dục Trung học và Trung cấp Uttar Pradesh hoặc một ủy ban trung ương. Học sinh chọn một trong ba ban, cụ thể là nghệ thuật tự do, thương mại hoặc khoa học. Sau khi hoàn thành các khóa học bắt buộc, học sinh có thể đăng ký vào các chương trình cấp bằng tổng hợp hoặc chuyên nghiệp. Một số trường tại Uttar Pradesh như Trường Công lập Delhi (Noida), Trường Nữ sinh La Martinière (Lucknow) và Trường Step by Step (Noida) được xếp hạng trong số những trường tốt nhất trong nước.[243]

 
Viện nghiên cứu dược phẩm trung ương, một viện nghiên cứu đa ngành tự trị

Uttar Pradesh có hơn 45 trường đại học,[244] bao gồm năm đại học trung ương, 28 đại học cấp bang, tám cơ sở tương đương đại học, hai IIT tại Varanasi và Kanpur, AIIMS Gorakhpur và AIIMS Rae Bareli, một IIM tại Lucknow[245][246][247][248][249]

Đại học Integral là một cơ sở giáo dục cấp bang, do Chính phủ Uttar Pradesh thành lập để cung cấp giáo dục về các ngành kỹ thuật, khoa học ứng dụng và ngành học khác.[250] Viện Nghiên cứu Cao cấp Tây Tạng Trung ương được Bộ Văn hoá Ấn Độ thành lập dưới hình thức một tổ chức tự trị. Đại học người khuyết tật Jagadguru Rambhadracharya là trường đại học duy nhất được thành lập dành riêng cho người khuyết tật trên thế giới.[251]

Du lịch sửa

 
Kumbh Mela năm 2013 tại Sangam, Allahabad

Uttar Pradesh đứng đầu về lượng khách du lịch nội địa trong số các bang của Ấn Độ.[252][253] Khoảng 44.000 khách du lịch nước ngoài đến bang vào năm 2021, và cùng băn có gần 110 triệu khách du lịch nội địa.[254] Taj Mahal thu hút khoảng 7 triệu người mỗi năm, thu gần 78 karor (US$12 million) tiền vé vào năm 2018–19.[255] Bang này có ba di sản thế giới: Taj Mahal,[256] Pháo đài Agra,[257] Fatehpur Sikri lân cận.[258]

Du lịch tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế bang. Varanasi là một trung tâm tôn giáo lớn và là một trong bảy thành phố linh thiêng (Sapta Puri) trong Ấn Độ giáođạo Jain.[259][260][261] Vrindavan được cho là thánh địa của giáo phái Vishnu.[262][263]

Do được tín đồ tin là nơi sinh của Rama, thành phố Ayodhya (Awadh) được cho là một trong bảy địa điểm hành hương quan trọng nhất.[264][265][266] Hàng triệu người tụ tập tại Prayagraj để tham gia lễ hội Magh Mela bên bờ sông Hằng.[267] Lễ hội này được tổ chức với quy mô lớn cứ 12 năm một lần được gọi là Kumbh Mela, khi đó có hơn 10 triệu người hành hương theo Ấn Độ giáo tụ tập.[268]

Các điểm tham quan Phật giáo tại Uttar Pradesh bao gồm các bảo tháp và tu viện. Sarnath là nơi quan trọng về mặt lịch sử do là nơi Gautama Buddha thuyết pháp lần đầu tiên sau khi giác ngộ và viên tịch tại Kushinagar; cả hai đều là những địa điểm hành hương quan trọng đối với Phật tử.[269] Ngoài ra tại Sarnath còn có các trụ cột Ashokathủ đô sư tử Ashoka, chúng đều là những hiện vật khảo cổ quan trọng cấp quốc gia. Nằm cách Varanasi 80 km (50 dặm) là Ghazipur nổi tiếng nhờ Ghat (bậc thang) trên bờ sông Hằng và mộ thất của Huân tước Cornwallis là Thống đốc của Công ty Đông Ấn vào thế kỷ 18. Mộ thất này do Cục Nghiên cứu khảo cổ học Ấn Độ bảo trì.[270] Pháo đài Jhansi nằm tại thành phố Jhansi, gắn liền với "Chiến tranh giành độc lập lần thứ nhất của người Ấn Độ", còn được gọi là Khởi nghĩa Ấn Độ 1857.[271] Pháo đài được xây dựng theo kiến trúc quân sự thời trung cổ của Ấn Độ, có đặc trưng là những bức tường dày, pháo đài và nhiều công trình kiến trúc khác nhau trong khu phức hợp. Kiến trúc này pha trộn giữa phong cách Ấn Độ giáo và Hồi giáo.[272]

Y tế sửa

Bệnh viện huyện Kanpur Dehat

}} Uttar Pradesh có hạ tầng y tế công cộng lẫn tư nhân. Y tế công cộng tại Uttar Pradesh gồm mạng lưới các trung tâm y tế cơ sở, trung tâm y tế cộng đồng, bệnh viện huyện và trường cao đẳng y tế. Mặc dù bang sở hữu mạng lưới y tế công lẫn tư có quy mô lớn, nhưng cơ sở hạ tầng y tế hiện hữu không đủ để đáp ứng nhu cầu trong bang.[273] Dân số bang đã tăng hơn 25% trong 15 năm tính đến năm 2012–13, nhưng các trung tâm y tế công cộng đã giảm 8%.[274] Các phân trạm nhỏ là điểm tiếp xúc công cộng đầu tiên, chúng có số lượng tăng không quá 2% trong vòng 25 năm tính đến năm 2015, trong khi dân số bang tăng hơn 51% vào giai đoạn này.[274] Bang cũng đang phải đối mặt với những thách thức như thiếu chuyên gia y tế, chi phí y tế tăng cao, thiếu thuốc và thiết bị thiết yếu, dịch vụ y tế tư nhân xuất hiện quá nhiều, và thiếu kế hoạch.[275] Tính đến năm 2017, số lượng bệnh viện chính phủ tại khu vực nông thôn và thành thị của Uttar Pradesh lần lượt là 4.442 với 39.104 giường và 193 với 37.156 giường.[276]

Một trẻ sơ sinh tại Uttar Pradesh dự kiến sẽ sống ít hơn 4 năm so với bang Bihar, ít hơn 5 năm so với Haryana và ít hơn 7 năm so với Himachal Pradesh. Bang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các ca tử vong do bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm, bao gồm 48% tổng số ca tử vong do bệnh thương hàn (2014); 17% số ca tử vong do ung thư và 18% số ca tử vong do bệnh lao (2015).[274] Tỷ lệ tử vong mẹ cao hơn mức trung bình toàn quốc với 258 ca tử vong mẹ trên 100.000 ca sinh còn sống (2017), và 62% phụ nữ mang thai không thể tiếp cận chăm sóc trước khi sinh ở mức tối thiểu.[277][278] Khoảng 42% phụ nữ mang thai sinh con tại nhà, tức hơn 1,5 triệu. Khoảng hai phần ba (61%) số ca sinh con tại nhà trong bang diễn ra không an toàn.[279] Bang có chỉ số tử vong trẻ em cao nhất,[280] 64‰ trẻ em tử vong trước 5 tuổi, 35‰ trẻ chết trong vòng một tháng sau khi sinh, và 50‰ trẻ không sống đủ một năm tuổi.[281]

Văn hoá sửa

 
Trận chiến Kurukshetra, folio từ Mahabharata

Một số văn bản và bài tụng ca của văn học Veda được sáng tác tại Uttar Pradesh. Các nhà văn Ấn Độ nổi tiếng từng cư trú tại Uttar Pradesh là Kabir, RavidasTulsidas. Tulsidas từng viết phần lớn tác phẩm Ramcharitmanas tại Varanasi. Lễ hội Guru Purnima được dành để tưởng nhớ Sage Vyasa, và còn được gọi là Vyasa Purnima vì được cho là sinh nhật của ông và cũng là ngày ông phân chia Veda.[282]

Tiếng Hindi trở thành ngôn ngữ hành chính nhà nước theo Đạo luật Ngôn ngữ Chính thức Uttar Pradesh năm 1951.[283] Một sửa đổi năm 1989 đã thêm Urdu thành một ngôn ngữ bổ sung của bang.[284] Về mặt ngôn ngữ học, bang này trải rộng trên các khu vực Trung, Đông-Trung và Đông của nhóm ngôn ngữ Ấn-Arya. Các ngôn ngữ Hindi chính trong bang là Awadh, Baghel, Bundel, Braj Bhasha, KannaujHindustan.[285] Bhojpur là một ngôn ngữ Đông Ấn-Arya được nói trong bang.[286]

Mỗi huyện tại Uttar Pradesh có âm nhạc và truyền thống đặc trưng, và âm nhạc dân gian truyền thống tại Uttar Pradesh được phân loại thành âm nhạc truyền khẩu, âm nhạc của các nhà soạn nhạc vô danh, và âm nhạc biểu diễn theo phong tục. Âm nhạc dân gian nổi tiếng của Uttar Pradesh gồm có sohar được hát để chào đón trẻ sơ sinh, Kajari được hát trong mùa mưa,[287] Ghazal, ThumriQawwali phổ biến trong vùng Awadh, Rasiya (đặc biệt phổ biến tại Braj) tôn vinh tình yêu thiêng liêng của RadhaKrishna. Khayal là một lối hát bán cổ điển xuất phát từ cung đình Awadh. Các dạng âm nhạc khác là Biraha, Chaiti, Chowtal, Alha và Sawani.[287]

Kathak là một dạng múa cổ điển có nguồn gốc từ bang Uttar Pradesh.[288] Ramlila là một trong những điệu múa dân gian diễn kịch lâu đời nhất; mô tả cuộc đời của vị thần Ấn Độ giáo Rama và được biểu diễn trong các lễ hội như Vijayadashami.[289] Về hình thức khiêu vũ gharana, cả gharana Lucknow và gharana Benares đều nằm trong bang.[290] Charkula là vũ điệu phổ biến của vùng Braj.[291]

 
Những người sùng đạo bên trong đền thờ Krishna trong dịp Lathmar Holi

Chhath Puja là lễ hội lớn nhất tại miền đông Uttar Pradesh.[292] Kumbh Mela được tổ chức vào tháng Maagha (tháng 2- 3), là một lễ hội lớn được tổ chức 12 năm một lần tại Prayagraj trên sông Hằng.[293] Lathmar Holi là một lễ kỷ niệm địa phương trong dịp lễ Holi của Ấn Độ giáo, diễn ra trước lễ Holi thực sự tại thị trấn Barsana gần Mathurai.[294] Taj Mahotsav được tổ chức thường niên tại Agra, và là màn trình diễn đầy màu sắc về văn hóa của vùng Braj.[295] Ganga Mahotsav là một lễ hội trong dịp lễ Kartik Purnima, được tổ chức 15 ngày sau Diwali.[296]

 
Thali Uttar Pradeshi với naan, sultani dal, raitashahi paneer

Ẩm thực Mughal là phong cách do các đầu bếp cung đình của Đế quốc Mughal phát triển tại tiểu lục địa Ấn Độ. Ẩm thực Mughal đại diện cho phong cách nấu ăn tại Bắc Ấn Độ, đặc biệt là tại Uttar Pradesh, và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ ẩm thực Trung Á. Ẩm thực Awadh từ thành phố Lucknow bao gồm cả món chay và món không chay, chịu ảnh hưởng rất nhiều từ ẩm thực Mughal.[297] Ẩm thực Bhojpur là một phong cách chế biến thức ăn phổ biến của người Bhojpur tại Uttar Pradesh. Đồ ăn Bhojpur hầu hết đều có vị nhẹ và có xu hướng ít cay hơn khi sử dụng gia vị, có cả các món rau và thịt.[298]

Xem thêm sửa

Ghi chú sửa

  1. ^ Khảo sát mẫu quốc gia từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018 cung cấp thông tin chi tiết theo cấp bang về tỷ lệ biết chữ của những người từ 7 tuổi trở lên.

Tham khảo sửa

  1. ^ a b “United Province, UP was notified in Union gazette on January 24, 1950”. The New Indian Express. 2 tháng 5 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2017.
  2. ^ “Uttar Pradesh District”. up.gov.in. Government of Uttar Pradesh. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2017.
  3. ^ “List of districts in Uttar Pradesh”. archive.india.gov.in. Government of India. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2017.
  4. ^ “Uttar Pradesh | History, Government, Map, & Population | Britannica”. Encyclopedia Britannica (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2023.
  5. ^ “List of Highest Mountain Peaks State-wise”. Wordpandit (bằng tiếng Anh). 29 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2023.
  6. ^ a b c “Report of the Commissioner for linguistic minorities: 52nd report (July 2014 to June 2015)” (PDF). Commissioner for Linguistic Minorities, Ministry of Minority Affairs, Government of India. tr. 49–53. Bản gốc (PDF) lưu trữ 15 Tháng mười một năm 2016. Truy cập 16 Tháng hai năm 2016.
  7. ^ “Handbook of Statistics of Indian States 2021–22” (PDF). Reserve Bank of India. tr. 37–42. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2022.
  8. ^ “Sub-national HDI – Area Database”. Global Data Lab. Institute for Management Research, Radboud University. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2018.
  9. ^ a b “Census 2011 (Final Data) – Demographic details, Literate Population (Total, Rural & Urban)” (PDF). planningcommission.gov.in. Planning Commission, Government of India. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2018.
  10. ^ “Sex ratio of State and Union Territories of India as per National Health survey (2019-2021)”. Ministry of Health and Family Welfare, India.
  11. ^ “Uttar Pradesh”. Lexico UK English Dictionary. Oxford University Press. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2022.
  12. ^ Kopf, Dan; Varathan, Preeti (11 tháng 10 năm 2017). “If Uttar Pradesh were a country”. Quartz India (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2019.
  13. ^ “Agriculture” (PDF). www.niti.gov.in. NITI Aayog. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2021.
  14. ^ “President's Rule in Uttar Pradesh”. uplegisassembly.gov.in. Uttar Pradesh Legislative Assembly. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2018.
  15. ^ Virendra N. Misra, Peter Bellwood (1985). Recent Advances in Indo-Pacific Prehistory: proceedings of the international symposium held at Poona. BRILL. tr. 69. ISBN 9004075127. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2012.
  16. ^ Bridget Allchin, Frank Raymond Allchin (1982). The Rise of Civilization in India and Pakistan. Cambridge University Press. tr. 58. ISBN 052128550X. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2012.
  17. ^ Hasmukhlal Dhirajlal Sankalia; Shantaram Bhalchandra Deo; Madhukar Keshav Dhavalikar (1985). Studies in Indian Archaeology: Professor H.D. Sankalia Felicitation Volume. Popular Prakashan. tr. 96. ISBN 978-0861320882. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2017.
  18. ^ Gibling, Sinha; Sinha, Roy; Roy, Tandon; Tandon, Jain; Jain, M (2008). “Quaternary fluvial and eolian deposits on the Belan river, India: paleoclimatic setting of Paleolithic to Neolithic archeological sites over the past 85,000 years”. Quaternary Science Reviews. 27 (3–4): 391. Bibcode:2008QSRv...27..391G. doi:10.1016/j.quascirev.2007.11.001. S2CID 129392697.
  19. ^ Kenneth A. R. Kennedy (2000). God-apes and Fossil Men. University of Michigan Press. tr. 263. ISBN 0472110136. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2012.
  20. ^ Bridget Allchin, Frank Raymond Allchin (1982). The Rise of Civilization in India and Pakistan. Cambridge University Press. tr. 119. ISBN 052128550X. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2012.
  21. ^ Misra, V N (tháng 11 năm 2001). “Prehistoric human colonization of India” (PDF). Journal of Biosciences. Indian Academy of Sciences. 26 (4 Supp): 491–531. doi:10.1007/bf02704749. PMID 11779962. S2CID 26248907. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2017.
  22. ^ “Uttar Pradesh – History”. Encyclopædia Britannica (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2020.
  23. ^ a b c d Sailendra Nath Sen (1999). Ancient Indian History And Civilization. New Age International. tr. 105–106. ISBN 978-8122411980. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  24. ^ William Buck (2000). Ramayana. Motilal Banarsidass. ISBN 978-8120817203. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  25. ^ Richard White (2010). The Middle Ground: Indians, Empires, and Republics in the Great Lakes Region, 1650–1815. Cambridge University Press. ISBN 978-1107005624. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  26. ^ a b Marshall Cavendish Corporation (2007). World and Its Peoples: Eastern and Southern Asia. Marshall Cavendish. tr. 331–335. ISBN 978-0761476313. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  27. ^ a b Pran Nath Chopra (2003). A Comprehensive History of Ancient India. Sterling Publishers Pvt. Ltd. tr. 196. ISBN 978-8120725034. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  28. ^ a b John Stewart Bowman (2000). Columbia Chronologies of Asian History and Culture. Columbia University Press. tr. 273. ISBN 978-0231110044. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2012.
  29. ^ The History of India by Kenneth Pletcher p. 102
  30. ^ The City in South Asia by James Heitzman p. 37
  31. ^ Singh, Pradyuman (19 tháng 1 năm 2021). Bihar General Knowledge Digest. Prabhat Prakashan. ISBN 978-9352667697.
  32. ^ * Srivastava, Ashirvadi Lal (1929). The Sultanate of Delhi 711-1526 A D. Shiva Lal Agarwala & Company. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2018.
  33. ^ Islam; Bosworth (1998). History of Civilizations of Central Asia. UNESCO. tr. 269–291. ISBN 978-9231034671.
  34. ^ “The Islamic World to 1600: Rise of the Great Islamic Empires (The Mughal Empire)”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2011.
  35. ^ Annemarie Schimmel (2004). The Empire of the Great Mughals: History, Art and Culture. Reaktion Books. ISBN 978-1861891853. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  36. ^ Babur (Emperor of Hindustan); Dilip Hiro (2006). Babur Nama: Journal of Emperor Babur. Penguin Books India. ISBN 978-0144001491. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  37. ^ Carlos Ramirez-Faria (2007). Concise Encyclopeida of World History. Atlantic Publishers & Dist. tr. 171. ISBN 978-8126907755. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2012.
  38. ^ Stronge, Susan (2012). Mughal Hindustan is renowned for its opulence. London: The Arts of the Sikh Kingdoms. tr. 255. ISBN 9788174366962. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2012.
  39. ^ Ashvini Agrawal (1983). Studies in Mughal History. Motilal Banarsidass. tr. 30–46. ISBN 978-8120823266. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2012.
  40. ^ Fergus Nicoll, Shah Jahan: The Rise and Fall of the Mughal Emperor (2009)
  41. ^ Mayaram, Shail (2003). Against history, against state: counterperspectives from the margins Cultures of history. Columbia University Press. ISBN 978-0231127318.
  42. ^ “Uttar Pradesh Day: How the state was born 67 years back”. 3 tháng 5 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2017.
  43. ^ Gyanesh Kudaisya (1994). Region, nation, "heartland": Uttar Pradesh in India's body-politic. LIT Verlag Münster. tr. 126–376. ISBN 978-3825820978.
  44. ^ K. Sivaramakrishnan (1999). Modern Forests: Statemaking and Environmental Change in Colonial Eastern India. Stanford University Press. tr. 240–276. ISBN 978-0804745567. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2012.
  45. ^ Ashutosh Joshi (2008). Town Planning Regeneration of Cities. New India Publishing. tr. 237. ISBN 978-8189422820. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2018.
  46. ^ Rudrangshu Mukherjee (2005). Mangal Pandey: brave martyr or accidental hero?. Penguin Books. ISBN 978-0143032564. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  47. ^ United Provinces of Agra and Oudh (India); D.L. Drake-Brockman (1934). District Gazetteers of the United Provinces of Agra and Oudh: supp.D.Pilibhit District. Supdt., Government Press, United Provinces. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  48. ^ Dilip K. Chakrabarti (1997). Colonial Indology: sociopolitics of the ancient Indian past. Michigan: Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd. tr. 257. ISBN 978-8121507509. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2012.
  49. ^ Bernard S. Cohn (1996). Colonialism and Its Forms of Knowledge: The British in India. Princeton University Press. tr. 189. ISBN 978-0691000435. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2012.
  50. ^ Clare M. Wilkinson-Weber (1999). Embroidering Lives: Women's Work and Skill in the Lucknow Embroidery Industry. SUNY Press. tr. 18. ISBN 978-0791440872.
  51. ^ Mathur, Prakash Narain. “A History of the Lucknow Bench Of The Allahabad High Court” (PDF). Allahabad High Court. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2020.
  52. ^ K. Balasankaran Nair (2004). Law of Contempt of Court in India. Atlantic Publishers & Dist. tr. 320. ISBN 978-8126903597. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2012.
  53. ^ Śekhara, Bandyopādhyāya (2004). From Plassey to Partition: A History of Modern India. Orient Longman. tr. 407. ISBN 978-8125025962.
  54. ^ Bandyopādhyāya, Śekhara (2004). From Plassey to Partition: A History of Modern India. Orient Longman. tr. 406. ISBN 978-8125025962.
  55. ^ Bankim Chandra Chatterji (2006). Anandamath. Orient Paperbacks. tr. 168. ISBN 978-8122201307. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2012.
  56. ^ “Uttar Pradesh – States and Union Territories”. Know India: National Portal of India. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2015.
  57. ^ “Uttar Pradesh”. What is India. 22 tháng 8 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2016.
  58. ^ “Communal violence”. Business Standard. Ananda Publishers. Kotak Mahindra Bank. 6 tháng 8 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2014.
  59. ^ communal violence, in uttar pradesh. “Communal conflicts in state”. Tehalka. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2014.
  60. ^ J. C. Aggarwal; S. P. Agrawal (1995). Uttarakhand: Past, Present, and Future. Concept Publishing Company of India. tr. 391. ISBN 978-8170225720. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2017.
  61. ^ “Most critical factors”. Uttar Pradesh climate department. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2012.
  62. ^ “Uttar Pradesh Geography”. Uttar Pradesh State Profile. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2012.
  63. ^ “The larger Gangetic Plain” (PDF). Gecafs. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2012.
  64. ^ “Gangetic Plains and Vindhya Hills and plateau”. Zee news. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2012.
  65. ^ Anwar, Shakeel (16 tháng 8 năm 2018). “List of major canals and dams in Uttar Pradesh”. Dainik Jagran. Jagran Prakashan Limited. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2020.
  66. ^ “Indo–African Journal for Resource Management” (PDF). Indo–African Journal for Resource Management and Planning. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2020.
  67. ^ Anwar, Shakeel. “The Great Plains of India”. Jagran Josh. Dainik Jagran. Jagran Prakashan Private Limited. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2020.
  68. ^ Clift, Charles (1977). “Progress of Irrigation in Uttar Pradesh: East-West Differences”. Economic and Political Weekly. JSTOR. 12 (39): A83–A90. JSTOR 4365953. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2021.
  69. ^ “Rivers of Uttar Pradesh”. The Economic Times. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2012.
  70. ^ “The Glossary of Meteorology”. Allen Press Inc. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2012.
  71. ^ “Agriculture Mechanization Guide for Uttar Pradesh”. Ministry of Agriculture, Government of India. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2021.
  72. ^ “Potential Creation and Utilisation”. Irrigation department U.P. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2012.
  73. ^ “Purports to define every important meteorological term likely to be found in the literature today”. Allen Press, Inc. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2012.
  74. ^ Vir Singh (1998). Mountain Ecosystems: A Scenario of Unsustainability. Indus Publishing. tr. 102–264. ISBN 978-8173870811. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2012.
  75. ^ a b c d Upkar Prakashan – Editorial Board (2008). Uttar Pradesh General Knowledge. Upkar Prakashan. tr. 26–. ISBN 978-8174824080. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2011.
  76. ^ a b c “Climate change impacts”. Uttar Pradesh climate department. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2012.
  77. ^ S.V.S. Rana (2007), Essentials of Ecology and Environmental Science, Prentice Hall of India, ISBN 978-81-203-3300-0
  78. ^ Government of Uttar Pradesh, Lucknow, Irrigation Department Uttar Pradesh. “Average rainfall pattern of Uttar Pradesh”. Irrigation Department Uttar Pradesh. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2012.
  79. ^ Sethi, Nitin (13 tháng 2 năm 2007). “Met dept blames it on 'western disturbance'. The Times of India. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2011.
  80. ^ “Local Weather Report”. Local Weather Report and Forecast Department. 21 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2012.
  81. ^ “Weather Report & Forecast for Lucknow”. India Meteorological Department. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2012.
  82. ^ “Weather Report & Forecast for Kanpur”. India Meteorological Department. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2012.
  83. ^ “Weather Report & Forecast for Ghaziabad”. India Meteorological Department. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2012.
  84. ^ “Weather Report & Forecast for Allahabaad”. India Meteorological Department. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2012.
  85. ^ “Weather Report & Forecast for Agra”. India Meteorological Department. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2012.
  86. ^ “Weather Report & Forecast for Varanasi”. India Meteorological Department. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2012.
  87. ^ “Weather Report & Forecast for Gorakhpur”. India Meteorological Department. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2012.
  88. ^ “Weather Report & Forecast for Bareilly”. India Meteorological Department. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2012.
  89. ^ “State Animal, Bird, Tree and Flower”. Panna Tiger Reserve. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014.
  90. ^ “Music & Dance”. uptourism.gov.in. Uttar Pradesh Tourism. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2017.
  91. ^ “Uttar Pradesh Forest Corporation”. Forest department uttar pradesh. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2012.Quản lý CS1: URL hỏng (liên kết)
  92. ^ “Forest and tree resources in states and union territories: Uttar Pradesh” (PDF). India state of forest report 2009. Forest Survey of India, Ministry of Environment & Forests, Government of India. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2012.
  93. ^ “Floral and Faunal Diversity of Uttar Pradesh”. Uttar Pradesh State Biodiversity Board. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2020.
  94. ^ “Aegyptica”. Bsienvis.nic.in. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2009.
  95. ^ “Bird Sanctuary”. U.P tourism. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2012.
  96. ^ “Sanctuary Park in U.P”. U.P tourism. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2012.
  97. ^ “Few patches of natural forest”. State government of Uttar Pradesh. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2012.
  98. ^ The Forests and biodiversity, in UP are important in many ways. “Miscellaneous Statistics”. Ministry of Environment and Forests. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2012.
  99. ^ “Conservation of the Avifauna” (PDF). Dudhwa National Park. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2012.
  100. ^ “Bakhira Bird Sanctuary”. upforest.gov.in. UP Forest and Wildlife Department. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2017.
  101. ^ “National Chambal Gharial Wildlife Sanctuary”. National Chambal Sanctuary. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2017.
  102. ^ “Chandra Prabha Wildlife Sanctuary And Picnic Spots”. uptourism.gov.in. Uttar Pradesh Tourism. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2017.
  103. ^ “Hastinapur Wild Life Sanctuary”. upforest.gov.in. P Forest and Wildlife Department. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2017.
  104. ^ “Kaimoor Wild Life Sanctuary”. upforest.gov.in. Forest and Wildlife Department Uttar Pradesh. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2017.
  105. ^ “Inside Okhla Bird Sanctuary”. upforest.gov.in. UP Forest and Wildlife Department. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2017.
  106. ^ S. K. Agarwal (1998). Environment Biotechnology. APH Publishing. tr. 61. ISBN 978-8131302941. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2012.
  107. ^ “Processing of manuscripts of Fauna” (PDF). Indian Government. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2012.
  108. ^ “State division of Uttar Pradesh”. Government of India. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2012.
  109. ^ “Indian Districts by population”. 2011 Census of India. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2012.
  110. ^ a b “Panchayati Raj Act, 1947” (PDF). Department of Panchayati Raj, Government of Uttar Pradesh. 1947. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2017.
  111. ^ “Panchayati Raj Act, 1947 – Chapter 6 – The Nyaya Panchayat” (PDF). Department of Panchayati Raj, Government of Uttar Pradesh. 1947. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2017.
  112. ^ “Panels to draft development plans for 13 cities”. The Indian Express. 30 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2012.
  113. ^ “The area and density of metropolitan cities” (PDF). The Ministry of Urban Development. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2012.
  114. ^ “Provisional population totals, Census of India 2011” (PDF). Census of India 2011. tr. 19. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2012.
  115. ^ “Provisional population totals paper 1 of 2011 : Uttar Pradesh”. Census of India 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2012.
  116. ^ “Uttar Pradesh Municipal Corporation Act, 1959” (PDF). 1959. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2017.
  117. ^ “Uttar Pradesh Municipal Corporation Act, 1959” (PDF). Uttar Pradesh State Election Commission. 1959. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2017.
  118. ^ “U.P. Industrial Development Act – 1976 (U.P. Act Number 6, of 1976)” (PDF). Noida Authority Online. 1976. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2017.
  119. ^ “U.P. Industrial Development Act – 1976 (U.P. Act Number 6, of 1976)” (PDF). Greater Noida Authority. 1976. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2017.
  120. ^ Khan, Atiq (16 tháng 11 năm 2011). “Maya splits U.P. poll scene wide open”. The Hindu. Lucknow. Lưu trữ bản gốc 12 Tháng Một năm 2014. Truy cập 15 Tháng sáu năm 2013.
  121. ^ “The density of population in U.P.”. Environment and Related Issues Department U.P. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2012.
  122. ^ “Provisional population totals” (PDF). Census of India 2011. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2012.
  123. ^ Rampal, Nikhil (16 tháng 11 năm 2022). “World population grew by a billion in past 12 yrs & 5% came from just UP & Bihar, data shows”. ThePrint. Printline Media Pvt. Ltd. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2023.
  124. ^ “All About Demographic Data Of Uttar Pradesh”. Unacademy. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2023.
  125. ^ “Statistics of Uttar Pradesh”. up.gov.in. Government of Uttar Pradesh. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2017.
  126. ^ “Scheduled castes and scheduled tribes”. Office of the Registrar General & Census Commissioner, India. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2020.
  127. ^ Kaul, Sudesh. “Indigenous Peoples Policy Framework” (PDF). World Bank. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2020.
  128. ^ Ara, Ismat (16 tháng 7 năm 2021). “Higher Female Foeticide, Targeted Harassment: UP's Population Control Bill May Be Dangerous”. The Wire (India). Foundation for Independent Journalism (FIJ). Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2023.
  129. ^ Rao, Menaka (16 tháng 2 năm 2017). “How one Uttar Pradesh district is using technology to prevent sex-selective abortions”. Scroll.in. Scroll Media Incorporation. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2023.
  130. ^ “Decennil growth of population by census” (PDF). Census of India (2011). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2011.
  131. ^ “Decennial growth rate and density for 2011 at a glance for Uttar Pradesh and the districts: provisional population totals paper 1 of 2011”. Census of India(2011). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2011.
  132. ^ a b “The state with large no. of peoples living below poverty line”. Government of India. Press Information Bureau. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2012.
  133. ^ “Uttar Pradesh Poverty, Growth & Inequality” (PDF). World Bank. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 16 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2020.
  134. ^ “Press Note on Poverty Estimates, 2011–12” (PDF). Planning Commission. Government of India. tr. 7. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2014.
  135. ^ Singh, Hemant (7 tháng 4 năm 2020). “Per Capita Income of Indian States 2019–20”. Dainik Jagran. Jagran Josh. Jagran Prakashan Limited. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2020.
  136. ^ Number, Religion. “U.P religions by numbers”. The Hindu (26 August 2015). N. Ravi. The Hindu Group. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2020.
  137. ^ “Muslim population grew faster: Census”. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 8 năm 2015.
  138. ^ “Uttar Pradesh Profile” (PDF). Census of India 2011. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 8 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2010.
  139. ^ “A comparison of the literacy rates” (PDF). censusmp.gov.in. Lưu trữ (PDF) bản gốc 17 Tháng tư năm 2012. Truy cập 16 tháng Mười năm 2010.
  140. ^ “Literacy rate in Uttar Pradesh”. Census of India 2011. Lưu trữ bản gốc 30 Tháng tư năm 2011. Truy cập 16 tháng Mười năm 2010.
  141. ^ “UP literacy rate poor than national average: Report”. Hindustan Times. HT Media Ltd. 8 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2021.
  142. ^ “Table C-16: Language by States and Union Territories – Uttar Pradesh”. censusindia.gov.in. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2021.
  143. ^ Experts, Disha (1 tháng 7 năm 2020). Amazing Uttar Pradesh - General Knowledge for UPPSC, UPSSSC & other Competitive Exams (bằng tiếng Anh). Disha Publications. ISBN 978-93-90486-72-4.
  144. ^ a b “Language – India, States and Union Territories” (PDF). Census of India 2011. Office of the Registrar General. tr. 13–14. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2018.
  145. ^ “Uttar Pradesh Vidhan Parishad structure”. Legislative Bodies of India. Government of India. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2017.
  146. ^ “Uttar Pradesh Vidhan Sabha structure”. Legislative Bodies of India. Government of India. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2017.
  147. ^ Four other states seen as a barometer of support for the federal government. “Legislative elections in Uttar Pradesh”. Al Jazeera. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2012.
  148. ^ Grover, Verinder (1989). Legislative Council in State Legislatures. Deep & Deep Publications. tr. 37–255. ISBN 978-8171001934. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2012.
  149. ^ “Composition of Rajya Sabha” (PDF). Rajya Sabha. New Delhi: Rajya Sabha Secretariat. tr. 24–25. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2012.
  150. ^ “Role of The Governor”. upgovernor.gov.in. Raj Bhavan Uttar Pradesh. Bản gốc lưu trữ 7 Tháng tư năm 2017. Truy cập 17 Tháng Ba năm 2017.
  151. ^ a b c d e f g h “Constitutional Setup”. Government of Uttar Pradesh. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2017.
  152. ^ Laxmikanth, M. (2014). Governance in India (ấn bản 2). Noida: McGraw Hill Education. tr. 4.3–4.5. ISBN 978-9339204785.
  153. ^ Maheshwari, S.R. (2000). Indian Administration (ấn bản 6). New Delhi: Orient Blackswan Private Ltd. tr. 563–572. ISBN 978-8125019886.
  154. ^ Singh, G.P. (1993). Revenue administration in India: A case study of Bihar. Delhi: Mittal Publications. tr. 26–129. ISBN 978-8170993810.
  155. ^ “Contact Details of Commissioners and District Magistrates of U.P.”. Department of Home and Confidential, Government of Uttar Pradesh. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2017.
  156. ^ “Uttar Pradesh judiciary”. Maps of India. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2012.
  157. ^ “The Uttar Pradesh Judicial Service Rules, 2001” (PDF). Allahabad High Court. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 24 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2020.
  158. ^ a b Bind, Basini Prasad. “The History and Role of Subordinate Civil Judiciary in Uttar Pradesh” (PDF). Allahabad High Court. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2020.
  159. ^ “Subordinate Civil Judiciary in Uttar Pradesh” (PDF). Allahabad High Court. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 8 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2012.
  160. ^ “UP: the nerve center of politics”. Zee news. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2012.
  161. ^ Sarda, Kanu (19 tháng 8 năm 2018). “In Custody: Six died daily in four months”. The New Indian Express. Express Publications (Madurai) Limited D. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2020.
  162. ^ Sandhu, Kamaljit Kaur (14 tháng 5 năm 2018). “More bad news for Yogi Adityanath as data show UP tops crime chart”. India Today. Living Media India Limited. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2020.
  163. ^ Rao, Phalguni. “NHRC registered 1,782 fake encounter cases between 2000–2017; Uttar Pradesh alone accounts for 44.55%”. Firstpost. Network 18. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2020.
  164. ^ Pervez Iqbal Siddiqui (30 tháng 10 năm 2011). “UP tops in crime, low on 'criminality'. The Times of India. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2013.
  165. ^ “Uttar Pradesh tops the list of communal violence hit states in 2017: Govt”. The Economic Times. Bennett, Coleman & Co. Ltd. 14 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2020.
  166. ^ Sharma, Neeta (14 tháng 3 năm 2018). “Communal Violence Goes Up In Country, Uttar Pradesh Still Tops List”. NDTV. New Delhi Television Limited. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2020.
  167. ^ “Human Development Index Across Indian States: Is the Glass Still Half Empty?” (PDF). State Bank of India. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 6 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2020.
  168. ^ Chauhan, Saurabh. “UP fails to improve human development index ranking in 27 years”. Hindustan Times. HT Media Ltd. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2020.
  169. ^ “Uttar Pradesh Human Development Report” (PDF). United Nations Development Programme. tháng 12 năm 2008. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2017.
  170. ^ “India Human Development Report report raps Gujarat, praises UP and Bihar”. The Times of India. 22 tháng 10 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2017.
  171. ^ Shafi, Alam. “The strength of Armed Police in Uttar Pradesh” (PDF). National Crime Records Bureau. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2012.
  172. ^ “General Information”. Uttar Pradesh Police. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2017.
  173. ^ “Highlight of criminal statistics” (PDF). Ministry of statistics and program implementation. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2012.
  174. ^ “Accidental Deaths in India” (PDF). National Crime Records Bureau. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2020.
  175. ^ Chauhan, Arvind (7 tháng 1 năm 2017). “At 23,219, UP reports highest number of road, rail accident”. The Times of India. Bennett, Coleman & Co. Ltd. The Times Group. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2020.
  176. ^ “An accident reported every two hours in UP: Fatal accidents in the state”. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2017.
  177. ^ “A powerful bomb placed in”. Zee news. 20 tháng 7 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2012.
  178. ^ “Sankat Mochan Hanuman temple blast”. 'Rediff.com. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2012.
  179. ^ “Varanasi blast”. NDTV. 7 tháng 12 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2012.
  180. ^ Swami, Praveen (25 tháng 11 năm 2007). “Uttar Pradesh bombings mark new phase”. The Hindu. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2012.
  181. ^ Swami, Praveen (26 tháng 12 năm 2007). “Wiretap warning on Uttar Pradesh bombings went in vain”. The Hindu. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2012.
  182. ^ “Massive terror attacks”. The Sunday Indian. 25 tháng 11 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2012.
  183. ^ “Chronology of recent terror attacks”. Yahoo. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2011.
  184. ^ “Freak blast sets panic alarm ringing”. The Times of India. Bennett, Coleman & Co. Ltd. The Times Group. 5 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2023.
  185. ^ “Gross State Domestic Product by Economic Activity (crore Rs) Uttar Pradesh” (PDF). Directorate of Economics and Statistics, Government of Uttar Pradesh. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2018.
  186. ^ a b Khullar, Vatsal (20 tháng 2 năm 2018). “Uttar Pradesh Budget Analysis 2018–19” (PDF). PRS Legislative Research. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2018.
  187. ^ a b “Uttar Pradesh: A Rainbow Land” (PDF). ibef.org. India Brand Equity Foundation. 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2019.
  188. ^ “Indian sugar mills association”. indiansugar.com. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016.
  189. ^ IT park, Infrastructure and (4 tháng 1 năm 2016). “Noida-Greater Noida's world class infrastructure to be highlighted in UP Pravasi Diwas”. The Times of India. Bennett, Coleman & Co. Ltd. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2020.
  190. ^ Goyal, Malini (9 tháng 6 năm 2013). “SMEs employ close to 40% of India's workforce, but contribute only 17% to GDP”. The Economic Times. Lưu trữ bản gốc 31 Tháng mười hai năm 2016. Truy cập 20 Tháng sáu năm 2013.
  191. ^ “Details of financing & limits of accommodation” (PDF). UPFC India. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2012.
  192. ^ “The budget allocated to each of its agency” (PDF). UPFC India. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2012.
  193. ^ Rawat, Virendra Singh (27 tháng 3 năm 2016). “Private investment under Akhilesh government more than doubles”. Business Standard India. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016.
  194. ^ “10. Uttar Pradesh – World Bank Survey: India's top 10 states on the ease of doing business ranking – The Economic Times”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2016.
  195. ^ a b Raghuvanshi, Umesh (23 tháng 10 năm 2019). “Finance commission asks Uttar Pradesh to bring down its debt burden”. Hindustan Times. HT Media Ltd. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2020.
  196. ^ “State slipping into debt burden”. The Times of India. 14 tháng 6 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2011.
  197. ^ “Unemployment in Uttar Pradesh increased 11.4 pct points, rose to 21.5% in Apr 2020: CMIE Survey”. Mint. HT Media. 1 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2020.
  198. ^ Jha, Abhishek; Kawoosa, Vijdan Mohammad (26 tháng 7 năm 2019). “What the 2011 census data on migration tells us”. Hindustan Times. HT Media. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2020.
  199. ^ Edwin, Tina (30 tháng 7 năm 2019). “Migrants seem to prefer neighbouring States for livelihood”. Business Line. The Hindu Group. Kasturi and Sons Limited. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2020.
  200. ^ “Census of India 2001 – Data Highlights” (PDF). Government of India. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2020.
  201. ^ “Investment climate of a state” (PDF). IBEF organization. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 10 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2012.
  202. ^ “Service sector over the present crisis”. The Economic Times. 14 tháng 3 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2009.
  203. ^ “Statistical Diary of Uttar Pradesh” (PDF).
  204. ^ “Only 5 states exceed 11th Plan growth targets: Govt: Ruled by CNBC TV18 News”. CNBC TV18-MoneyControl Post. 13 tháng 5 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2013.
  205. ^ “RBI releases Study on State Finances 2009–10”. Reserve Bank of India (RBI). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2010.
  206. ^ “Ministry of statistics and Program Implementation” (PDF). Ministry of statistics and Program Implementation Govt. Of India. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  207. ^ “Small scale industries and other small trades” (PDF). Ministry of Small Scale Industries. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2008.
  208. ^ “Per Capital Income of Uttar Pradesh Districts” (PDF).
  209. ^ “Western part of the coalfield”. Northern Coalfields Limited. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2008.
  210. ^ Report by, TRAI. “Monthly press release” (PDF). Telecom Regulatory Authority of India. TRAI. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2013.
  211. ^ “UP, TN have most cell-phone users in India: TRAI”. Business Line. 5 tháng 5 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2017.
  212. ^ “UP has most cell phone users in India: TRAI”. The Indian Express. 6 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2017.
  213. ^ “Uttar Pradesh top in mobile penetration”. The Times of India. 6 tháng 5 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2017.
  214. ^ “Map of Cities covered under AMRUT”. Ministry of Housing and Urban Affairs, Government of India. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2020.
  215. ^ “Uttar Pradesh size – Atal Mission for Rejuvenation and Urban Transformation (AMRUT)” (PDF). Ministry of Housing & Urban Affairs. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2020.
  216. ^ “total railway route length uttar pradesh”. Northern Railways Lucknow Division. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2012.
  217. ^ “North Central Railway-The Allahabad Division”. Indian Railways Portal CMS Team. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2011.
  218. ^ “the Portal of Indian Railways”. Indian Railways. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2011.
  219. ^ “Equipment arrives for integrated security system”. The Times of India. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2012.
  220. ^ “Lucknow New Delhi Shatabdi Express”. The Times of India. 2 tháng 7 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2012.
  221. ^ “Introducing the Railway Budget 2011–12” (PDF). Indian Railways. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 12 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2012.
  222. ^ Investment Promotion & Infrastructure Development Cell. “Road” (PDF). Department of Industrial Policy and Promotion. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2012.
  223. ^ “Road network” (PDF). India Brand Equity Foundation. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2012.
  224. ^ “Welcome :: U.P. Expressways Industrial Development Authority”. upeida.in. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2016.
  225. ^ “Pervasive road network of Uttar Pradesh” (PDF). Planning commission, Government of India. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2012.
  226. ^ “contributing to economic growth and prosperity of the nation”. Airports Authority of India. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2012.
  227. ^ “DFCCIL”. dfccil.com. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2023.
  228. ^ “UP gets its 8th airport”. mint (bằng tiếng Anh). 9 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2021.
  229. ^ “UP to seek DGCA nod for Taj airport”. Hindustan Times. 21 tháng 6 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2015.
  230. ^ “Hindustan Times e-Paper”. Hindustan Times. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2015.
  231. ^ “Kushinagar international airport to get ready for take-off”. Virendra Singh Rawat. 7 tháng 1 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2014.
  232. ^ Mishra, Mihir (24 tháng 6 năm 2017). “Jewar to be second airport in Delhi NCR”. The Economic Times. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2018.
  233. ^ Rao, Mohan (2005). From Population Control To Reproductive Health: Malthusian Arithmetic. Sage Publications. tr. 244–246. ISBN 978-0761932697. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2012.
  234. ^ “Hapless victim of a TV sting, this hockey player is now a rising star”. The Indian Express. 19 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  235. ^ “Uttar Pradesh: Sports”. Jagran Josh. Jagran Prakashan Limited. 29 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2021.
  236. ^ “Uttar Pradesh win Ranji Trophy”. Rediff.com. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2006.
  237. ^ “UP to get one more cricket stadium by 2011”. First Published:PTI, Friday, 27 November 2009, 21:26. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2006. |url-status=deviated không hợp lệ (trợ giúp)
  238. ^ “The Buddh International Circuit (BIC), which played host to India's first Formula One Grand Prix”. CNN-IBN. 18 tháng 11 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2012.
  239. ^ “Why India's Formula 1 Grand Prix is under threat”. BBC News. 24 tháng 10 năm 2013. Lưu trữ bản gốc 27 tháng Mười năm 2013.
  240. ^ “Islamic religious schools”. The Times of India. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2003.
  241. ^ “British colonial administration system in state education system”. State Education Board. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 4 năm 2003. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2003.
  242. ^ “Uttar Pradesh Facts & Figures”. Uttar Pradesh education department. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2010.
  243. ^ “India's Best Schools, 2014”. Rediff.com. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 7 năm 2015.
  244. ^ “List of universities”. Education info India. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2017.
  245. ^ “List of Universities in Uttar Pradesh”. Education department of U.P. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2012.
  246. ^ “Kanpur schools welcome IIT Council formula”. The Times of India. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2012.
  247. ^ “Official Website of IIM Lucknow”. IIM Lucknow. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2012.
  248. ^ “IIM-Lucknow sends country's first team to global agribusiness meet”. The Times of India. 28 tháng 6 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2012.
  249. ^ “IIM Lucknow students shine at International Agri-biz symposium in Shanghai”. MBA Universe. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2012.
  250. ^ “The Integral University Lucknow state level institution”. Government of Uttar Pradesh. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2012.
  251. ^ Ragini, Dikshit (10 tháng 7 năm 2007). “चित्रकूट: दुनिया का प्रथम विकलांग विश्वविद्यालय” [Chitrakuta: The world's first handicapped university] (bằng tiếng Hindi). Jansatta Express.
  252. ^ Upkar Prakashan – Editorial Board (2010). Uttar Pradesh General Knowledge. Upkar Prakashan. tr. 46–287. ISBN 978-8174824080. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2012.
  253. ^ Siddiqui, Masood H.; Tripathi, Shalini N. (2011). “Performance of Tourist Centres in Uttar Pradesh: An Evaluation Using Data Envelopment Analysis” (PDF). ASCI Journal of Management. Administrative Staff College of India. 40 (1). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2019.
  254. ^ “Uttar Pradesh”. India Brand Equity Foundation. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2023.
  255. ^ Taj Mahal, Tourists at. “Tourists up at Taj Mahal”. The Economic Times. The Times Group. Bennett, Coleman & Co. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2020.
  256. ^ “Taj Mahal”. UNESCO.ORG. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2023.
  257. ^ “Agra Fort”. UNESCO.ORG. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2023.
  258. ^ “Taj Mahal”. UNESCO.ORG. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2023.
  259. ^ Fouberg, Erin H.; Moseley, William G. (2018). Understanding World Geography. New York: John Wiley & Sons. tr. 173. ISBN 9781119473169. OCLC 1066742384.
  260. ^ Eck, Diana (2013) [1981]. Banaras, the City of Light. Alfred Knopf Inc, [Columbia University Press]. tr. 324.
  261. ^ Parry, Jonathan P. (2000) [1994]. Death in Banaras. Lewis Henry Morgan Lectures. Cambridge University Press. tr. 1. ISBN 9780521466257.
  262. ^ Hawley, John Stratton (2020). Krishna's Playground: Vrindavan in the 21st Century. Oxford: Oxford University Press. ISBN 978-0190123987.
  263. ^ Gopal, Madan (1990). K.S. Gautam (biên tập). India through the ages. Publication Division, Ministry of Information and Broadcasting, Government of India. tr. 176.
  264. ^ Paramasivan, Vasudha (2009). “Yah Ayodhya Vah Ayodhya: Earthly and Cosmic Journeys in the Anand-lahari”. Trong Heidi R. M. Pauwels (biên tập). Patronage and Popularisation, Pilgrimage and Procession. Otto Harrassowitz Verlag. tr. 101–116. ISBN 978-3-447-05723-3.
  265. ^ “District Ayodhya – Government of Uttar Pradesh: City Of Lord Rama: India” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2021.
  266. ^ “About District”. District Ayodhya – Government of Uttar Pradesh.
  267. ^ MacLean, Kama (2008). Pilgrimage and Power: The Kumbh Mela in Allahabad, 1765–1954. Oxford University Press. ISBN 978-0195338942. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2012.
  268. ^ “Hindus gather for the Kumbh Mela at the Ganges in India and Maha Shivaratri in Allahabad”. The Daily Telegraph. London. 12 tháng 2 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2011.
  269. ^ “Sarnath General Information”. Tourism department of Varanasi. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2012.
  270. ^ Joon, Sanjeev. Complete Guide for SSC. Tata McGraw-Hill Education. tr. 255. ISBN 978-0070706453. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2012.
  271. ^ “Jhansi Fort”. Government of Uttar Pradesh. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2023.
  272. ^ “Ticketed Monuments – Uttar Pradesh jhansi Fort”. Archaeological Survey of India. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2023.
  273. ^ Anand, Manjaree (1 tháng 7 năm 2014). “Health status and health care services in Uttar Pradesh and Bihar: A comparative study”. Indian Journal of Public Health (bằng tiếng Anh). 58 (3): 174–9. doi:10.4103/0019-557X.138624. ISSN 0019-557X. PMID 25116823.
  274. ^ a b c “Annual Health Survey 2012–13 Fact Sheet – Uttar Pradesh” (PDF). Office of the Registrar General and Census Commissioner. Ministry of Home Affairs, Government of India. 2013. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2017.
  275. ^ Perappadan, Bindu Shajan (11 tháng 5 năm 2019). “India facing critical shortage of healthcare providers: WHO”. The Hindu. The Hindu Group. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2020.
  276. ^ “Hospitals in the Country”. Ministry of Health and Family Welfare. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2020.
  277. ^ “Maternal Mortality Ratio (MMR) (Per 100000 Live Births)”. NITI Aayog. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2020.
  278. ^ Rao, Menaka (8 tháng 2 năm 2017). “Uttar Pradesh has a free ambulance service for pregnant women but substandard hospitals”. Scroll.in. Scroll Media Inc, US. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2020.
  279. ^ “State of Urban Health in Uttar Pradesh – Urban Health Resource Center” (PDF). Urban Health Resource Centre. Ministry of Health and Family Welfare, Government of India. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 22 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2017.
  280. ^ “Estimates of mortality indicators” (PDF). Census of India. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2020.
  281. ^ “Rural Health Statistics 2014–15” (PDF). Ministry of Health and Family Welfare, Government of India. 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 29 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2017.
  282. ^ Awakening Indians to India. Chinmaya Mission. 2008. tr. 167. ISBN 978-8175974340. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2012.
  283. ^ “Uttar Pradesh Legislature”. U.P assembly. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2009.
  284. ^ “The Uttar Pradesh Official Language (Amendment) Act, 1989” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 7 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2020.
  285. ^ “Ethnologue report for language code: bfy”. Ethnologue. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2009.
  286. ^ Frawley, William (tháng 5 năm 2003). International Encyclopedia of Linguistics: 4-Volume Set (bằng tiếng Anh). Oxford University Press. ISBN 978-0-19-513977-8.
  287. ^ a b “What are the of Folk Music of Uttar Pradesh”. Unacademy. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2023.
  288. ^ Walker, Margaret E. (2016). India's Kathak Dance in Historical Perspective. Routledge. tr. 100–102. ISBN 978-1-317-11737-7.
  289. ^ Schechner, Richard; Hess, Linda (1977). “The Ramlila of Ramnagar [India]”. The Drama Review: TDR. The MIT Press. 21 (3): 51–82. doi:10.2307/1145152. JSTOR 1145152.
  290. ^ “Kathak: The cultural gem of Uttar Pradesh”. The Statesman. 10 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2023.
  291. ^ “Charkula Dance”. Charkula. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2023.
  292. ^ “Chhath puja and the centrality of the Purvanchal community in Delhi politics”. Hindustan Times (bằng tiếng Anh). 18 tháng 10 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2022.
  293. ^ Maclean, Kama (2003). “Making the Colonial State Work for You: The Modern Beginnings of the Ancient Kumbh Mela in Allahabad”. The Journal of Asian Studies. 62 (3): 873–905. doi:10.2307/3591863. JSTOR 3591863. S2CID 162404242.
  294. ^ “What is Lathmar Holi? Why is it celebrated?”. India Today. 21 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2017.
  295. ^ “The Braj Holi: Legend in real life”. Hindustan Times. 19 tháng 3 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2012.
  296. ^ “The glorious traditions and mythological legacy”. Department of tourism U.P. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2012.
  297. ^ “How is Awadhi Cuisine different from Mughlai Cuisine”. The Times of India. 16 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2023.
  298. ^ “All about Bhojpuri Cuisine - Bhojpuri Rasoi - Top Bhojpuri Foods”. www.awesomecuisine.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2023.

Liên kết ngoài sửa

Chính phủ
General information

Bản mẫu:Uttar Pradesh