Vô thường

khái niệm triết học

Vô thường, còn gọi là vấn đề triết học về sự thay đổi, là một khái niệm triết học được đề cập trong nhiều tôn giáo và triết học.

impermanence
Một bức tranh Phật giáo miêu tả Vô thường

Các tôn giáo Ấn Độ

sửa

Ấn Độ giáo

sửa

Thuật ngữ anitya (अनित्य), theo nghĩa về tính không cố định của đối tượng và sự sống, xuất hiện trong đoạn 1.2.10 của Áo nghĩa thư Katha, một trong Các Áo nghĩa thư Căn bản của Ấn Độ giáo.[1][2]

Phật giáoẤn Độ giáo chia sẻ học thuyết Vô thường (zh. 無常; sa. anitya; pi. anicca), nghĩa là "không có gì tồn tại mãi mãi, mọi thứ đều ở trong trạng thái thay đổi liên tục"; tuy nhiên, họ không đồng ý với giáo lý về Vô ngã, đó là liệu linh hồn có tồn tại hay không.[3] Theo Frank Hoffman và Deegalle Mahinda, ngay cả trong các chi tiết về lý thuyết vô thường của họ, cũng khác nhau.[4] Phật giáo khẳng định sự thay đổi liên quan đến Vô thường và các chấp trước liên quan tạo ra nỗi buồn hoặc khổ đế (Dukkha) và do đó cần phải bị loại bỏ để giải phóng (nibbana: niết bàn), trong khi Hindu giáo khẳng định rằng không phải tất cả sự thay đổi và chấp trước dẫn đến Dukkha và một số thay đổi - tinh thần hoặc thể chất hoặc tự-tri kiến dẫn đến hạnh phúc và do đó cần phải được tìm kiếm để giải phóng (moksha).[4] Nicca (vĩnh cửu) trong Phật giáo là anatta (không phải linh hồn), Nitya trong Ấn Độ giáo là atman (linh hồn).[5]

Phật giáo

sửa

Vô thường, còn gọi là anicca (Pāli) hay anitya (Phạn), xuất hiện rộng rãi trong Kinh điển Pali[6] với tư cách là một trong những giáo lý căn bản của Phật giáo.[6][7][8] Các giáo lý nhấn mạnh rằng tất cả sự tồn tại có điều kiện, không có ngoại lệ nào, là "nhất thời, phù du, không cố định".[6] Tất cả các pháp hữu vi, dù là vật chất hay tinh thần, đều là các đối tượng được kết hợp trong tình trạng thay đổi liên tục, có thể bị suy tàn và phá hủy.[6][9] Tất cả các sự kiện vật chất và tinh thần đều không có thật về mặt siêu hình. Chúng không thường hằng hay cố định; chúng hình thành và tan biến.[3]

Triết học phương Tây

sửa

Vô thường lần đầu tiên xuất hiện trong triết học Hy Lạp trong các tác phẩm của Heraclitus và học thuyết của ông về panta rhei (mọi thứ đều chảy). Heraclitus nổi tiếng vì nhấn mạnh sự thay đổi luôn luôn là bản chất cơ bản của vũ trụ, như trong câu nói nổi tiếng "Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông."[10]

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Katha Upanishad 1.2.10, Wikisource; Quote: जानाम्यहं शेवधिरित्यनित्यं न ह्यध्रुवैः प्राप्यते हि ध्रुवं तत् । ततो मया नाचिकेतश्चितोऽग्निः अनित्यैर्द्रव्यैः प्राप्तवानस्मि नित्यम् ॥ १०॥
  2. ^ Paul Deussen, Sixty Upanishads of the Veda, Volume 1, Motilal Banarsidass, ISBN 978-8120814684, page 283 with footnote 1
  3. ^ a b Ray Billington (2002). Understanding Eastern Philosophy. Routledge. tr. 56–59. ISBN 978-1-134-79348-8.
  4. ^ a b Frank Hoffman; Deegalle Mahinda (2013). Pali Buddhism. Routledge. tr. 162–165. ISBN 978-1-136-78553-5.
  5. ^ Richard Francis Gombrich; Cristina Anna Scherrer-Schaub (2008). Buddhist Studies. Motilal Banarsidass. tr. 209–210. ISBN 978-81-208-3248-0.
  6. ^ a b c d Thomas William Rhys Davids; William Stede (1921). Pali-English Dictionary. Motilal Banarsidass. tr. 355, Article on Nicca. ISBN 978-81-208-1144-7.
  7. ^ Richard Gombrich (2006). Theravada Buddhism. Routledge. tr. 47. ISBN 978-1-134-90352-8., Trích dẫn: "All phenomenal existence [in Buddhism] is said to have three interlocking characteristics: impermanence, suffering and lack of soul or essence." (Mọi hiện tượng tồn tại [trong Phật giáo] được cho là có ba đặc tính đan xen: vô thường, khổ và vô ngã.)
  8. ^ Robert E. Buswell Jr.; Donald S. Lopez Jr. (2013). The Princeton Dictionary of Buddhism. Princeton University Press. tr. 42–43, 47, 581. ISBN 978-1-4008-4805-8.
  9. ^ Robert E. Buswell Jr.; Donald S. Lopez Jr. (2013). The Princeton Dictionary of Buddhism. Princeton University Press. tr. 47–48, Article on Anitya. ISBN 978-1-4008-4805-8.
  10. ^ Đây là cách Plato diễn đạt học thuyết của Heraclitus. Xem Cratylus, 402a.

Đọc thêm

sửa
  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.

Liên kết ngoài

sửa