Võ Dân (1921–1958) hay Võ Xuân Hào là một nhà cách mạng Việt Nam, nguyên Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Võ Xuân Hào
Chức vụ
Nhiệm kỳTháng 4, 1940 – Tháng 4, 1941
Tiền nhiệmNguyễn Chánh
Kế nhiệmHuỳnh Tấu
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳTháng 12, 1949 – Tháng 6, 1951
Tiền nhiệmTrần Nguyên Mẫn
Kế nhiệmHồ Mỵ Châu
Vị trí Việt Nam
Phó Bí thưTrần Nguyên Mẫn
Lê Văn Hiền
Nhiệm kỳTháng 6, 1956 – Tháng 5, 1958
Tiền nhiệmTrần Lê
Kế nhiệmNguyễn Gia Tú
Vị trí Việt Nam
Phó Bí thưNguyễn Gia Tú
Thông tin chung
Sinh1921
Mộ Đức, Quảng Ngãi
Mất19 tháng 5, 1958
Di Linh, Lâm Đồng
Dân tộcViệt
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam

Hoạt động cách mạng sửa

Võ Dân sinh năm 1921 trong một gia đình nông dân ở thôn Bồ Đề, xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.[1] Ngày từ năm 1930 khi chưa đầy 10 tuổi, ông đã cùng anh trai Võ Xuân Phu[a] tham gia Học sinh đoàn, là một tổ chức quần chúng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1932, nhóm của ông bị thực dân Pháp bắt giữ và kết án từ 12 đến 16 tháng tù, riêng ông vì quá nhỏ nên được họ tộc bảo lãnh nên được thả về.[3]

Năm 1937, ông tiếp tục tham gia phong trào cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương tại địa phương.[1] Đến năm 1939, ông được kết nạp vào Đảng. Trong khoảng 1939-1940, nhiều cơ sở Đảng bị vỡ, nhiều lãnh đạo của tỉnh như Nguyễn Công Phương, Nguyễn Thành Nghi, Nguyễn Chánh,... bị thực dân Pháp bắt giữ tù đày.[4][5] Trước tình hình đó, dưới sự chủ trì của nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Công Phương, hội nghị cán bộ tỉnh Quảng Ngãi được tổ chức tại huyện Trà Bồng, quyết định thành lập Tỉnh ủy lâm thời do ông làm Bí thư.[3][6] Ngày 17 tháng 11 năm 1940, Tỉnh ủy chính thức được thành lập (gồm Võ Xuân Hào, Tạ Bá Tường, Nguyễn Trí), ông tiếp tục được tin tưởng giữ trọng trách Bí thư.[1][7]

Tháng 3 năm 1941, thực dân Pháp tiếp tục khủng bố. Tháng 4, do Lâm Tài chỉ điểm, ông cùng nhiều cán bộ trong tỉnh bị bắt, giam giữ tại Căng an trí Ba Tơ. Tháng 3 năm 1945, cuộc khởi nghĩa Ba Tơ nổ ra, ông về quê tiếp tục hoạt động. Tháng 4, ông được Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi phân công làm Bí thư Huyện ủy Mộ Đức, Trưởng ban Vận động khởi nghĩa huyện Mộ Đức.[3] Tháng 8, ông tổ chức thành lập Ủy ban khởi nghĩa phủ Mộ Đức do Phạm Quang Lược làm Chủ tịch (gồm Võ Xuân Hào, Võ Xuân Đồng, Võ Xuân Phu, Bùi Bình, Phạm Quang Lược, Phan Đồng), tham gia khởi nghĩa giành chính quyền.[8]

Tham gia kháng chiến sửa

Tháng 10 năm 1945, ông được điều động tăng cường cho Tỉnh ủy lâm thời Bình Định.[3][9] Tháng 3 năm 1946, ông được chỉ định làm Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy lâm thời, dưới quyền Bí thư Tỉnh ủy Trần Lê.[10] Năm 1947, ông được bầu vào Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định.[11] Có quan điểm cho rằng ông từng đảm nhận cương vị Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Định vào cuối năm 1946.[12] Với cương vị mới, ông đã trực tiếp tham gia chỉ đạo các phong trào chống Pháp tại địa phương và giành được một số thắng lợi.[1]

Giữa năm 1949, ông được Liên khu điều động bổ sung cho Tỉnh ủy Ninh Thuận.[13][14] Tháng 12, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh tổ chức tại CK7 (Phước Hà), ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận thay cho Trương Chí Cương được điều về Ban Cán sự Cực Nam Trung Bộ, Phó Bí thư Tỉnh ủy là Việt Kính.[15][16] Đầu năm 1951, ông được cử đi tham dự Đại hội toàn quốc của Đảng.[3] Tháng 3, ông được điều về Liên khu V, Tỉnh ủy Ninh Thuận tạm chỉ định Hồ Mỵ Châu làm Quyền Bí thư Tỉnh ủy.[17]

Tháng 7 năm 1954, ông được Liên khu V chỉ định tham gia Ban Cán sự Cực Nam mới (Bí thư Trần Lê, các Ủy viên Võ Dân, Lê Văn Hiền), chỉ đạo phong trào đấu tranh đòi thi hành Tổng tuyển cử thống nhất theo Hiệp định Genève.[18][19] Tháng 6 năm 1956, ông làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận thay Trần Lê.[20][1][21] Sau vụ phản bội của Thường vụ Tỉnh ủy Võ Xuân Viên (1957), đầu năm 1958, Bí thư Tỉnh ủy Võ Dân đã chỉ đạo thành lập Ban Cán sự Miền Tây Quảng Ngãi do Lê Văn Triều làm Bí thư để xây dựng căn cứ làm hậu cứ cho lực lượng cách mạng.[22]

Tháng 4 năm 1958, ông bí mật đến Phan Thiết để sắp xếp lại cơ sở hoạt động trong nội thành. Đầu tháng 5, ông trở về căn cứ Ara (Di Linh, Lâm Đồng). Ngày 19 tháng 5, ông qua đời vì bệnh nặng.[3][23][24]

Vinh danh sửa

Ông được công nhận là liệt sĩ và được Nhà nước Việt Nam truy tặng Bằng Tổ quốc ghi công, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Nhất.[1][3]

Tên của ông được đặt cho một con đường ở thành phố Phan Thiết (Bình Thuận).[25][26]

Gia đình ông hiện tại vẫn cư trú ở xã Đức Nhuận.[27]

Nhận xét sửa

  • Đồng chí Võ Xuân Hào tuy mất sớm, nhưng với 37 năm tuổi đời, trong đó có 21 năm liên tục hoạt động cách mạng đã thể hiện lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Dù trong lao tù đế quốc hay trên chiến trường ác liệt và sau này, khi giữ những trọng trách Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận, đồng chí Võ Xuân Hào vẫn luôn tin tưởng vào sự toàn thắng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. (Đặng Ngọc Huy)[1]

Ghi chú sửa

  1. ^ Ông Phu là lão thành cách mạng, là một trong những thành viên của Đội du kích Ba Tơ.[2]

Tham khảo sửa

  • Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định (2017). Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định (1945-1954) (PDF). Bình Định.[liên kết hỏng]
  • Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định (2020). Bản sao đã lưu trữ. Bình Định. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2022. Đã định rõ hơn một tham số trong |tựa đề=|title= (trợ giúp)
  • Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (2000). Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Thuận, Tập 2: Thời kỳ 1954-1975 (sơ thảo) (PDF). Bình Thuận.
  • Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (1995). Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (1930-1975). Ninh Thuận.
  • Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (2000). Những chiến sĩ cộng sản trên quê hương Ninh Thuận. Ninh Thuận.[liên kết hỏng]
  • Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (2011). Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (1930-1975) (PDF). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật.
  • Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (2019). Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi (1930-1975). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật.

Chú thích sửa

  1. ^ a b c d e f g T. Thuận (20 tháng 5 năm 2021). “Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Võ Xuân Hào”. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2022.
  2. ^ “Bộ Tư lệnh Quân khu 5 thăm tặng quà và bàn giao nơi thờ cúng cho đội viên đội du kích Ba Tơ”. Cổng Thông tin điện tử huyện Sơn Tịnh. 6 tháng 10 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2022.
  3. ^ a b c d e f g Phương Lý (19 tháng 5 năm 2021). “Đồng chí Võ Xuân Hào: Người chiến sĩ cộng sản kiên trung”. Báo Quảng Ngãi. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2022.
  4. ^ Phương Lý (10 tháng 5 năm 2014). “Đồng chí Nguyễn Thành Nghi: Trọn đời trung với Đảng, hiếu với dân”. Báo Quảng Ngãi. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2022.
  5. ^ Nguyễn Túc (11 tháng 6 năm 2018). “Cụ Nguyễn Công Phương nhà cách mạng kiên định”. Báo Đại Đoàn Kết. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2022.
  6. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi 2019, tr. 109
  7. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi 2019, tr. 110
  8. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi 2019, tr. 148
  9. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định 2017, tr. 28
  10. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định 2017, tr. 39
  11. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định 2017, tr. 47
  12. ^ Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Võ Xuân Hào
  13. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận 1995, tr. 121
  14. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận 2011, tr. 168
  15. ^ “Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận qua các kỳ đại hội”. Báo Ninh Thuận. 27 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2022.
  16. ^ “Đảng bộ Ninh Thuận từ đại hội đến đại hội”. Báo Ninh Thuận. 22 tháng 9 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2022.
  17. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận 2011, tr. 188
  18. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận 2011, tr. 239
  19. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận 2000, tr. 16
  20. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận 2000, tr. 18
  21. ^ Lê Thành (24 tháng 9 năm 2020). “Từ đại hội đến đại hội - Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ III”. Trang Thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2022.
  22. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận 2000, tr. 22
  23. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận 2000, tr. 23
  24. ^ Thành Tài (4 tháng 2 năm 2020). “Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - những mốc lịch sử hình thành và phát triển Đảng bộ tỉnh Bình Thuận”. Trang Thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2022.
  25. ^ Hữu Tri (7 tháng 11 năm 2021). “Phan Thiết triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để khống chế dịch bệnh”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2022.
  26. ^ Đinh Tiến (7 tháng 11 năm 2021). “Thành phố Phan Thiết lập 12 chốt kiểm dịch”. Trang Thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2022.
  27. ^ Phúc Hảo (14 tháng 1 năm 2022). “Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy thăm, tặng quà tết tại Mộ Đức”. Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ngãi. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2022.

Liên kết ngoài sửa