Văn học Đại Việt thời Lý

(Đổi hướng từ Văn học Việt Nam thời Lý)

Văn học đời Lý là thời kỳ đầu của nền văn học Việt Nam được hình thành trong giai đoạn lịch sử của nhà Lý (1009-1225).

    Văn học dân gian:

    Thần thoại
    Truyền thuyết
    Cổ tích
    Truyện cười
    Ngụ ngôn
    , Tục ngữ
    Thành ngữ
    Câu đố
    Ca dao
    Văn học dân gian dân tộc thiểu số
    Sân khấu cổ truyền

    Văn học viết (theo thời kỳ):

    Văn học đời Tiền Lê
    Văn học đời Lý
    Văn học đời Trần
    Văn học đời Lê Sơ
    Văn học đời Mạc
    Văn học đời Lê trung hưng
    Văn học đời Tây Sơn
    Văn học thời Nguyễn
    Văn học thời Pháp thuộc
    Văn học thời kỳ 1945-1954
    Văn học thời kỳ 1954-1975
    Văn học thời kỳ sau 1975

    Trào lưu sáng tác, hội đoàn, nhóm tác giả:

    Tao Đàn nhị thập bát tú
    Tao đàn Chiêu Anh Các
    Ngô gia văn phái
    Mạc Vân thi xã
    Hồng Sơn văn phái
    Phong trào Thơ mới
    Tự Lực Văn Đoàn
    (Trường phái văn chương Tự Lực)
    Nhóm xuất bản Tân Dân
    Nhóm Bàn Thành Tứ Hữu
    (Trường thơ Loạn)
    Nhóm Xuân Thu Nhã Tập
    Nhóm Dạ Đài
    Nhóm Tri Tân
    Nhóm Thanh Nghị
    Nhóm xuất bản Hàn Thuyên
    Nhân Văn – Giai Phẩm
    Nhóm Sáng Tạo
    Hội Nhà văn Việt Nam
    Văn đoàn độc lập Việt Nam

    Khác:

    Thơ chữ Nôm
    Thơ Hàn luật
    Ngâm khúc
    Truyện thơ Nôm
    Thơ lục bát
    Song thất lục bát
    Thơ tự do
    Trường ca hiện đại
    Kịch thơ Việt Nam
    Truyện truyền kỳ Việt Nam
    Tiểu thuyết Việt Nam
    Tiểu thuyết Quốc ngữ Nam Bộ
    Tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn
    Văn chương nhóm xuất bản Tân Dân
    Văn học trung đại Việt Nam
    Văn học tiền chiến Việt Nam
    Văn học chữ Quốc ngữ
    Văn học Quốc ngữ Nam Bộ
    Văn học cách mạng - kháng chiến Việt Nam
    Văn học Nam tuyến
    Văn học Việt Nam hải ngoại
    Văn học hậu chiến Việt Nam
    (Văn học thời kỳ Đổi Mới)

    Xem thêm:

    Thể loại:Văn học Việt Nam

Đặc điểm chínhSửa đổi

Về lịch sử, xem bài chính Nhà Lý.

Thời Lý, sự ảnh hưởng của đạo Phật (đã có căn bản từ triều Đinh-) đến chính trị, văn hóa và văn học trở thành một đặc điểm nổi bật trong thời kỳ lịch sử này. Sách Việt Nam cổ Văn học sử của Nguyễn Đổng Chi ghi lại Trong thế kỷ 10, cửa chùa đã đóng một vai trò quan trọng về văn học. Cũng vì thế mà Đạo PhậtViệt Nam từ đó càng lắm tín đồ và được chính phủ vị nể.

Các tăng sĩ đời Lý học hiểu rất rộng, uyên thâm Hán học, họ là những người tài giỏi và hay chữ nhất trong xã hội. Khi lực lượng nhà Nho chưa đủ nhiều để tham gia chính sự thì triều đình thường vời đến các bậc cao tăng trưởng lão. Cũng do tính chất độc tôn của đạo Phật trong đời sống tinh thần dân tộc đã dẫn đến nhu cầu rộng rãi trong nhân dân muốn tìm hiểu, học tập những vấn đề triết lý của đạo Phật. Để đáp ứng nhu cầu đó, bên cạnh việc thuyết giảng, các nhà sư còn tìm cách truyền phổ đạo Phật bằng cách thể hiện các nội dung triết lý vốn rất trừu tượng khó hiểu qua hình thức các bài kệ ngắn gọn, sinh động, dễ nhớ, dễ hiểu để giúp người học đạo được thuận lợi hơn trong quá trình nghiên cứu, học tập.

Một đặc điểm ngôn ngữ quan trọng là văn tự được viết bằng chữ Hán nên chủ yếu, chỉ có các tầng lớp vua, quan, nhà sư mới có đủ trình độ uyên bác để sử dụng chữ viết và sáng tác thơ văn.

Tình hình văn họcSửa đổi

Các tác phẩm trong Thiền Uyển tập anh1 được xem những thành tựu ban đầu của văn học thời kỳ này và vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay. Đặc điểm nổi bật của văn học đời Lý là lực lượng các nhà sư sáng tác chiếm đa số trên văn đàn. Có khoảng hơn 40 nhà sư sáng tác với những tên tuổi tiêu biểu như Mãn Giác, Viên Chiếu, Viên Thông, Không Lộ, Quảng Nghiêm... Các nhà đời Lý đã góp phần không nhỏ vào kho tàng văn học cổ Việt Nam. Định hướng sáng tác của các nhà sư tuy tập trung thuyết lý cho đạo Phật nhưng vẫn chứa đựng những yếu tố xã hội tích cực và có giá trị văn học.

Bên cạnh đó, bắt đầu từ thời Lý, truyền thống yêu nước trong văn học hình thành và phát triển trong các giai đoạn sau. Chủ đề yêu nước trong mỗi tác phẩm thể hiện ở những cung bậc trầm hùng khác nhau nhưng ý nghĩa chung nhất vẫn là tiếng nói lạc quan, mang tính thời đại, tiếng nói tự hào của một dân tộc đang vượt qua nhiều thử thách.

Dưới hình thức này hay hình thức khác, sự phong phú của văn học thời kỳ này biểu hiện tính chất dung hòa nhất giữa Phật giáo-Nho giáo và các tín ngưỡng dân gian thuần túy của dân tộc. Tính chất trang trọng trong ngôn ngữ biểu hiện (chữ Hán), tính uyên bác trong chiều sâu tư tưởng... khiến cho văn học đời nhà Lý trở thành một đỉnh cao, ảnh hưởng sâu rộng đến đời Trần mà gần nhiều thế kỷ văn học trung đại nối tiếp khó bề sánh kịp. Tuy mức độ ảnh hưởng và quảng bá văn chương không đi sâu vào tầng lớp bình dân nhưng văn học đời Lý vẫn khẳng định được giá trị bác học độc đáo của mình. Thời kỳ này, văn học dân gian vẫn độc lập phát triển.

Chú thíchSửa đổi

  1. Tuy Thiền Uyển Tập Anh ra đời vào thời nhà Trần 1337 nhưng hầu hết các tác phẩm trong tuyển tập này đều được sáng tác vào thời nhà Lý.

Liên kết ngoàiSửa đổi