Vĩnh Bình Nam là một thuộc huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.

Vĩnh Bình Nam
Xã Vĩnh Bình Nam
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhKiên Giang
HuyệnVĩnh Thuận
Thành lập1966
Địa lý
Tọa độ: 9°33′55″B 105°14′49″Đ / 9,56528°B 105,24694°Đ / 9.56528; 105.24694
MapBản đồ xã Vĩnh Bình Nam
Vĩnh Bình Nam trên bản đồ Việt Nam
Vĩnh Bình Nam
Vĩnh Bình Nam
Vị trí xã Vĩnh Bình Nam trên bản đồ Việt Nam
Diện tích45,65 km²
Dân số (2020)
Tổng cộng9.260 người[1]
Mật độ203 người/km²
Khác
Mã hành chính31063[2]

Địa lý sửa

Xã Vĩnh Bình Nam nằm ở phía đông bắc huyện Vĩnh Thuận, có vị trí địa lý:

Xã Vĩnh Bình Nam có diện tích 45,65 km², dân số năm 2020 là 9.260 người[1], mật độ dân số đạt 203 người/km².

Hành chính sửa

Xã Vĩnh Bình Nam được chia thành 5 ấp: Bình Phong, Bình Thành, Bời Lời A, Hòa Thành, Tân Phong.[3]

Lịch sử sửa

Về mặt hành chính của Việt Nam Cộng hòa, xã thuộc quận Kiến Long, tỉnh Chương Thiện. Xã được chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập năm 1966 trên cơ sở chia tách xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, thành xã Vĩnh Bình Nam và Vĩnh Bình.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, xã vẫn giữ nguyên địa giới cũ thuộc huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

Ngày 10 tháng 10 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 109-HĐBT[4] về việc:

  • Sáp nhập ấp Bình Minh Bắc của xã Vĩnh Bình Bắc vào xã Vĩnh Bình Nam
  • Chia xã Vĩnh Bình Nam thành bốn xã lấy tên là xã Vĩnh Bình Nam, xã Bình Thành, xã Bình Điền và xã Bình Minh.

Ngày 24 tháng 5 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 92-HĐBT[5] về việc tách 1 ấp của xã Bình Điền và toàn bộ xã Bình Thành vào xã Vĩnh Bình Nam.

Ngày 31 tháng 5 năm 1991, Ban Tổ chức Chính phủ ban hành Quyết định số 288-TCCP[6] về việc giải thể xã Bình Minh nhập vào các xã Vĩnh Hoà, Vĩnh Bình Nam, Vĩnh Bình Bắc.

Ngày 29 tháng 6 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 29/NQ-CP[7] về việc thành lập xã Bình Minh trên cơ sở điều chỉnh 3.095,54 ha diện tích tự nhiên và 6.400 nhân khẩu của xã Vĩnh Bình Nam.

Xã Vĩnh Bình Nam còn lại 4.461,36 ha diện tích tự nhiên và 10.953 nhân khẩu.

Kinh tế - xã hội sửa

Nền kinh tế của xã chủ yếu là nông nghiệp, ngoài ra những năm gần đây nông dân xã có áp dụng mô hình nuôi tôm sú xen canh với lúa nước mang lại hiệu quả cao, góp phần làm giảm hộ nghèo, đời sống người dân từng bước được cải thiện.

Giáo dục sửa

Xã có 2 trường đạt chuẩn quốc gia năm 2012 là:

  • Trường THCS Vĩnh Bình Nam 1
  • Trường tiểu học Vĩnh Bình Nam 4.

Y tế sửa

Xã hiện nay có một trạm y tế để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho bà con trong xã.

Chú thích sửa

  1. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 31 tháng 12 năm 2020 - tỉnh Kiên Giang” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2021.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Danh mục Ấp, khu phố (Danh mục thống kê + DM HÀNH CHÍNH KIÊN GIANG)”. Cục thống kê tỉnh Kiên Giang. 28 tháng 7 năm 2014.
  4. ^ “Quyết định 109-HĐBT phân vạch địa giới xã thuộc tỉnh Kiên Giang”. Thư viện pháp luật. 10 tháng 10 năm 1981.
  5. ^ Quyết định 92-HĐBT năm 1988 về việc điều chỉnh địa giới huyện Châu Thành để mở rộng địa giới thị xã Rạch Giá; thành lập phường, xã, thị trấn thuộc thị xã Rạch Giá và các huyện Châu Thành, An Minh, Gò Quao, Hòn Đất; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hà Tiên và huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
  6. ^ Quyết định số 288-TCCP điều chỉnh địa giới một số xã, phường thuộc thị xã Rạch Giá và các huyện An Minh, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang
  7. ^ “Nghị quyết số 29/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường, thành lập xã thuộc thị xã Hà Tiên và các huyện: Kiên Lương, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Kiên Lương để thành lập huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang do Chính phủ ban hành”. Thư viện pháp luật. 29 tháng 6 năm 2009.

Tham khảo sửa