Vũ Đức Đam

Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam giai đoạn 2013–2023

Vũ Đức Đam (sinh ngày 3 tháng 2 năm 1963) là nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nướcchính trị gia người Việt Nam. Ông nguyên là Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Phó Trưởng ban Thường trực chỉ đạo phòng chống COVID-19 của Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI, XII, XIII, Ủy viên Ban Cán sự Đảng; Trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19, Ủy viên dự khuyết Trung ương khóa X; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh; Thứ trưởng Bộ Bưu chính – Viễn thông; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh; Trợ lý, Thư ký cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.[1]

Vũ Đức Đam
Vũ Đức Đam năm 2015
Chức vụ

Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam
Phụ trách Văn hóa, Xã hội, Giáo dục, Y tế, Khoa học
Nhiệm kỳ13 tháng 11 năm 2013 – 5 tháng 1 năm 2023
9 năm, 53 ngày
Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng
Nguyễn Xuân Phúc
Phạm Minh Chính
Tiền nhiệmNguyễn Thiện Nhân
Kế nhiệmTrần Hồng Hà
Lê Thành Long
Vị trí Việt Nam

Phụ trách
Bộ Y tế
Nhiệm kỳ5 tháng 11 năm 2019 – 7 tháng 7 năm 2020
245 ngày
Thứ trưởngNguyễn Thanh Long
Đỗ Xuân Tuyên
Trương Quốc Cường
Nguyễn Trường Sơn
Trần Văn Thuấn
Tiền nhiệmNguyễn Thị Kim Tiến
Kế nhiệmNguyễn Thanh Long
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ30 tháng 1 năm 2020 – 24 tháng 8 năm 2021
1 năm, 206 ngày
Thủ tướng
Phó Trưởng BanNguyễn Thanh Long (Thường trực)
Nguyễn Trường Sơn
Đỗ Xuân Tuyên
Tiền nhiệmChức vụ thành lập
Kế nhiệmPhạm Minh Chính
Vị trí Việt Nam
Chức vụ thành lập phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam
Nhiệm kỳ25 tháng 8 năm 2021 – 5 tháng 1 năm 2023
Trưởng BanPhạm Minh Chính
Tiền nhiệmNguyễn Thanh Long
Kế nhiệm chức vụ trống
Vị trí Việt Nam
Chức vụ thành lập phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam
Nhiệm kỳ3 tháng 8 năm 2011 – 14 tháng 11 năm 2013
2 năm, 103 ngày
Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng
Tiền nhiệmNguyễn Xuân Phúc
Kế nhiệmNguyễn Văn Nên
Nhiệm kỳ25 tháng 4 năm 2006 – 30 tháng 12 năm 2022
16 năm, 249 ngày
Tổng Bí thưNông Đức Mạnh
Nguyễn Phú Trọng
Nhiệm kỳ17 tháng 3 năm 2010 – 15 tháng 8 năm 2011
1 năm, 151 ngày
Phó Bí thưNguyễn Văn Đọc
Đỗ Thị Hoàng
Tiền nhiệmNguyễn Duy Hưng
Kế nhiệmPhạm Minh Chính
Nhiệm kỳ5 tháng 5 năm 2008 – 6 tháng 8 năm 2010
2 năm, 93 ngày
Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng
Tiền nhiệmVũ Nguyên Nhiệm
Kế nhiệmNguyễn Văn Đọc
Nhiệm kỳTháng 8 năm 2005 – Tháng 11 năm 2007
Bộ trưởngĐỗ Trung Tá
Nhiệm kỳTháng 3 năm 2003 – Tháng 8 năm 2005
Chủ tịchNguyễn Thế Thảo
Thư ký, Trợ lý Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1922-2008)
Nhiệm kỳTháng 8 năm 1996 – Tháng 3 năm 2003
Thông tin cá nhân
Sinh3 tháng 2, 1963 (61 tuổi)
Thanh Miện, Hải Dương, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nghề nghiệpChính trị gia
Dân tộcKinh
Tôn giáokhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
VợĐinh Đào Ánh Thủy (s.1965)
Con cái2 con
Học vấnTiến sĩ Kinh tế học
Websitehttp://vuducdam.chinhphu.vn/

Vũ Đức Đam là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học vị Tiến sĩ Kinh tế, Cao cấp lý luận chính trị. Ông trở thành thành viên của Chính phủ Việt Nam từ năm 2011, là thành viên trẻ nhất khi được bổ nhiệm; đồng thời cũng là Phó Thủ tướng Chính phủ trẻ nhất trong Chính phủ Việt Nam các khóa XIII, XIV từ năm 2013.[2] Từ năm 2020, trong đại dịch COVID-19, ông là Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch COVID-19, trực tiếp chỉ huy công cuộc phòng chống dịch, góp phần giúp cho Việt Nam ngăn chặn thành công nhiều làn sóng dịch bệnh cho đến tháng 5 năm 2021 sau cuộc bầu cử quốc hội năm 2021.

Xuất thân và giáo dục

sửa

Vũ Đức Đam sinh ngày 03 tháng 2 năm 1963 tại làng Cụ Trì, xã Ngũ Hùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[1] Ông lớn lên và theo học phổ thông ở quê nhà. Năm 1982, ông được Nhà nước cử đi du học tại Université Libre de Bruxelles, thành phố Bruxelles, Vương quốc Bỉ, hoàn thành chương trình học tập năm 1988.[3] Năm 1994, ông bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ[Ghi chú 1] Kinh tế chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế tại Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới.[1] Tên luận văn là "Xu hướng, kinh nghiệm phát triển viễn thông trên thế giới và vận dụng vào Việt Nam",[4] người hướng dẫn là Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Huy Khoát.[Ghi chú 2] Trong những năm du học ở châu Âu, ông học hỏi và thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp.[5]

Vũ Đức Đam được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 19 tháng 2 năm 1993, trở thành đảng viên chính thức vào ngày 19 tháng 2 năm 1994. Trong quá trình hoạt động Đảng và Nhà nước, ông theo học các khóa tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nhận bằng Cao cấp lý luận chính trị.[5]

Sự nghiệp

sửa

Vũ Đức Đam bắt đầu sự nghiệp trong tổ chức Đảng, Nhà nước từ tháng 10 năm 1988, khi trở về nước sau những năm du học. Ông được phân công công tác với vai trò kĩ sư tại Công ty Xuất nhập khẩuDịch vụ kỹ thuật Bưu điện thuộc Tổng cục Bưu điện. Đến tháng 10 năm 1990, ông trở thành Chuyên viên Ban Phát triển kỹ thuật và Quan hệ đối ngoại, Tổng công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam.[Ghi chú 3] tháng 3 năm 1992, ông trở thành Chuyên viên Văn phòng Tổng cục Bưu điện. tháng 4 năm 1993, ông được Tổng cục trưởng Đặng Văn Thân bổ nhiệm làm Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học – Công nghệ và Hợp tác quốc tế, Tổng cục Bưu điện, khi vừa mới 30 tuổi.[6] Trong những năm đầu sự nghiệp, Vũ Đức Đam công tác ở cơ quan nhà nước về viễn thông, bưu điện, tổ chức được đổi tên, thay đổi hình thức nhiều giai đoạn như Tổng cục Bưu điện thuộc Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện rồi thay đổi trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng; Tổng công ty Bưu chính Viễn thông mô hình doanh nghiệp và là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ngày nay.[7]

Tháng 10 năm 1994, ông được điều chuyển sang Văn phòng Chính phủ, giữ vị trí Phó Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế thuộc Văn phòng Chính phủ Việt Nam. Từ tháng 11 năm 1995 đến tháng 8 năm 1996, ông là Quyền Vụ trưởng rồi Vụ trưởng Vụ ASEAN thuộc Văn phòng Chính phủ Việt Nam.

Tháng 8 năm 1996, Vũ Đức Đam được phân công làm Thư ký Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ông công tác ở vai trò phụ tá, hoạt động trợ giúp cho lãnh đạo hành pháp những năm cuối nhiệm kỳ, những năm 1996 – 1997. Năm 1997, Thủ tướng Võ Văn Kiệt được miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng khi 75 tuổi, là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Giai đoạn này, từ tháng 8 năm 1998 đến tháng 3 năm 2003, Vũ Đức Đam tiếp tục phụ tá Võ Văn Kiệt, chức vụ là Trợ lý Cố vấn Trung ương.

Công tác địa phương

sửa

Tỉnh Bắc Ninh

sửa

Năm 2003, Vũ Đức Đam được Trung ương điều chuyển tới công tác ở tỉnh Bắc Ninh. tháng 3 cùng năm, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải quyết định bổ nhiệm Vũ Đức Đam làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Sau đó, ông được phân công tham gia Ban thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh, được bầu làm Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Từ tháng 4 năm 2004, ông là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh.

Tỉnh Quảng Ninh

sửa

Tháng 11 năm 2007, Trung ương quyết định điều chuyển Vũ Đức Đam tới công tác ở tỉnh Quảng Ninh, tham gia Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh và giữ chức Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh. Tại kỳ họp thứ 12 (kỳ họp bất thường) sáng 05 tháng 5 năm 2008, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XI đã bầu ông giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, thay cho người tiền nhiệm Vũ Nguyên Nhiệm nghỉ hưu. Ông đồng thời giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh, phụ trách lãnh đạo hành pháp tỉnh Quảng Ninh những năm 2007 – 2010.[8][9] Ngày 17 tháng 3 năm 2010, tại Hội nghị lần thứ 26 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, Vũ Đức Đam được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh với số phiếu tuyệt đối bởi tất cả các Ủy viên Ban Chấp hành Tỉnh ủy Quảng Ninh, thay thế Nguyễn Duy Hưng. Ông đồng thời giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh cho đến tháng 8 năm 2010.[10]

Ngày 19 tháng 1 năm 2011, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam, Vũ Đức Đam được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI.[11] Ông công tác với vai trò lãnh đạo toàn diện tỉnh Quảng Ninh cho đến năm 2013, với mục tiêu phát triển kinh tế tỉnh ven biển.[12][13]

Công tác Trung ương

sửa

Bộ Bưu chính Viễn thông

sửa

Tháng 8 năm 2005, Vũ Đức Đam được điều chuyển công tác từ Bắc Ninh về Trung ương, được Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải quyết định bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Bưu chính – Viễn thông. Đến ngày 27 tháng 7 năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiến nghị, Quốc hội khóa XII phê chuyển chuyển thể Bộ Bưu chính Viễn thông thành Bộ Thông tin và Truyền thông, Vũ Đức Đam chuyển sang làm Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2007.[14]

Tháng 4 năm 2006, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, khi 43 tuổi, Vũ Đức Đam được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X nhiệm kì 2006 – 2011.[15]

Đứng đầu Văn phòng Chính phủ

sửa

Năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị phê chuẩn nhân sự Chính phủ nhiệm kỳ XI, về việc bổ nhiệm Vũ Đức Đam. Ngày 03 tháng 8 năm 2011, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội Việt Nam khóa XIII, Vũ Đức Đam được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.[16] Ông phụ trách các hoạt động trong Chính phủ những năm 2011 – 2013, tham mưu cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong công việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung của bộ máy hành chính Nhà nước, được kế nhiệm bởi Nguyễn Văn Nên.[17] Thời kỳ này, ông đóng vai trò như là người phát ngôn của Chính phủ, đã khởi xướng chương trình chuyên mục Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời[18] trên đài truyền hình quốc gia, với mục tiêu tăng cường tương tác giữa cơ quan nhà nước và người dân, tính gần dân,[Ghi chú 4] nhận được đông đảo sự ủng hộ.[19][20]

Phó Thủ tướng

sửa
 
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và phái đoàn của ông trao đổi với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Văn phòng Chính phủ, năm 2015, trao đổi về việc ra mắt Đại học Fulbright Việt Nam.

Vũ Đức Đam giữ chức vụ Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho đến ngày 13 tháng 11 năm 2013, được Quốc hội Việt Nam khóa XIII phê chuẩn giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp thứ sáu với tỉ lệ tán thành 84,54%, đồng thời là Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ. tháng 2 năm 2015, Vũ Đức Đam được chỉ định làm Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam.[21] Ngày 26 tháng 1 năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông tiếp tục được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII nhiệm kì 2016 – 2021.[22]

Ngày 28 tháng 7 năm 2016, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội Việt Nam khóa XIV, ông tiếp tục được Quốc hội phê chuẩn giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ với tỉ lệ tán thành 95,75%,[23] công tác cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, phụ trách theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; lao động, việc làm và các vấn đề xã hội; thông tin và truyền thông; văn hóa, du lịch, thể dục, thể thao; y tế, dân số, gia đình và trẻ em. Tương ứng với việc phụ trách quản lý các bộ: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các đơn vị cấp cao khác như Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.[24] Bên cạnh đó, Vũ Đức Đam còn kiêm nhiệm các chức vụ: Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng – an ninh Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh; Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch; Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm; Chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.[25]

Ngày 30 tháng 1 năm 2021, Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông tiếp tục được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Ngày 28 tháng 7 năm 2021, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội Việt Nam khóa XV, ông được bầu làm Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Phụ trách Bộ Y tế

sửa

Cuối năm 2019, đầu 2020, Đại dịch COVID-19 phát tán khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Trung ương Đảng và Nhà nước Việt Nam họp bàn, ra chỉ thị kiên quyết đối phó dịch bệnh, trực tiếp bởi các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, được Chính phủ chỉ đạo. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tham gia chỉ đạo, được phân công nhiệm vụ trực tiếp lãnh đạo phòng chống Đại dịch COVID-19 tại Việt Nam. Ngày 14 tháng 10 năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định phân công Vũ Đức Đam tạm kiêm chức vụ Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Y tế, trực tiếp lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của bộ, đến ngày 05 tháng 11 năm 2019, Bộ Chính trị có quyết định phân công ông kiêm Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế.[26] Ngày 07 tháng 7 năm 2020, ông thôi giữ chức vụ này và trao quyền lại cho Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế.[27]

Giải quyết dịch bệnh COVID-19

sửa

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo "Khoanh rộng đến đâu phải rất cụ thể, không ỷ lại ở nguyên tắc. Trường hợp Bộ phận đặc biệt của Bộ Y tế tại Bắc Ninh, Bắc Giang yêu cầu khoanh rộng hơn, có giải pháp mạnh hơn mà tỉnh không nghe thì báo cáo tôi để chỉ đạo tỉnh thực hiện" và đưa ra nhận định "chưa ai có kinh nghiệm chống dịch ở các khu công nghiệp với hàng trăm nghìn công nhân làm việc trong môi trường điều hòa kín" trước tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp tại Bắc Ninh, Bắc Giang.[28]

Trước tình hình dịch bệnh gia tăng tại Thành phố Hồ Chí Minh sau 36 ngày giãn cách xã hội, chiều ngày 6/7/2021 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo TP. HCM phải có những giải pháp dứt khoát, mạnh mẽ, triệt để hơn sớm chấm dứt dịch trong cuộc làm việc trực tuyến với TP. HCM. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị "TP. HCM phải siết chặt tay nhau chấp nhận vất vả hơn, thiệt thòi hơn trong thời hạn ngắn để sớm quay lại cuộc sống bình thường"[29]

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh "Khoanh hẹp mà chặt thì chống dịch vất vả, kinh tế đỡ thiệt hại. Khoanh rộng và chặt thì chống dịch đỡ vất vả nhưng ảnh hưởng đến kinh tế nhiều hơn. Song nếu khoanh mà không chặt thì thiệt hại sẽ rất lớn. Sau khi đã khoanh vùng, phải điều chỉnh truy vết, xét nghiệm phù hợp" trong cuộc họp với các tỉnh lân cận TP. HCM là Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh vào chiều ngày 9/7/2021 khi Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chỉ thị 16 từ lúc 0h ngày 9/7/2021.[30]

Ngày 25 tháng 8 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1438/QĐ-TTg, bổ nhiệm ông Vũ Đức Đam làm Phó Trưởng ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

Miễn nhiệm, thôi các chức vụ trong Đảng và Nhà nước

sửa

Ngày 30 tháng 12 năm 2022, trong Hội nghị bất thường, Trung ương Đảng đã cho thôi chức vụ Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII của Vũ Đức Đam.[31]

Ngày 5 tháng 1 năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trình Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng đối với Vũ Đức Đam. Việc miễn nhiệm được cho là theo nguyện vọng của ông.[32] Đến 16 giờ 55 phút cùng ngày, Quốc hội đã chính thức miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng của ông cùng Phạm Bình Minh và bổ nhiệm thay thế hai ông Trần Hồng HàTrần Lưu Quang làm Phó Thủ tướng.[33] Nhưng trong thông tin về Phiên họp thứ 23 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực có thống kê cho thôi 2 phó thủ tướng. Vậy thực chất việc cho thôi chức vụ Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng theo nguyện vọng cá nhân của ông là do liên quan đến tham nhũng tiêu cực, vì trong năm 2022 chỉ miễn nhiệm 2 phó thủ tướng.[34]

Đánh giá

sửa

Vũ Đức Đam là một chính trị gia nhận được nhiều sự quan tâm, kính trọng, gây ảnh hưởng lớn ở Việt Nam trong những năm công tác ở vị trí lãnh đạo địa phương, người phát ngôn của Chính phủ, tham gia lãnh đạo Chính phủ, đặc biệt là trong giai đoạn chỉ huy chống Đại dịch COVID-19.[35] Ông được nhận định là một người xuất thân từ gia đình nông dân ở vùng quê nghèo của Hải Dương. Gia đình của ông tuy là nông dân nhưng lại coi việc học hành là quan trọng nhất, khiến ông đi theo quá trình học hỏi. Ông tự hào về cha mẹ đã dạy ông lẽ sống, truyền cho ông tinh thần hiếu học, quyết tâm vượt lên nghèo khó.[36]

Trong đời sống thường nhật, Vũ Đức Đam gần gũi với người dân, xã hội. Là lãnh đạo cấp cao của Nhà nước, ông vẫn thường đi xe máy vào những ngày nghỉ, được bắt gặp và chụp ảnh cùng người dân. Ông thích môn bóng đá, cố gắng sắp xếp để ra sân hằng tuần. Ông từng học múa, học hát để tham gia diễu hành, hòa mình vào công chúng, vào hoạt động của người dân ở lễ hội đường phố carnival Quảng Ninh; tham gia trồng cây, nhặt rác làm sạch môi trường cùng các bạn trẻ trong chiến dịch Tử tế với môi trường;[37] chạy xe máy xuống đường "đi bão"[Ghi chú 5] mừng chiến thắng của U23 Việt Nam.[38]

Trong sự nghiệp, Vũ Đức Đam được báo giới đánh giá cao bởi sự gần gũi, thẳng thắn. Ông thường trò chuyện thoải mái, thân thiện với phóng viên như với bạn bè, đồng nghiệp.[39] Giai đoạn 2020, khi được giao nhiệm vụ chỉ huy trực tiếp chống Đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, đã kiên quyết lãnh đạo để bảo vệ sức khỏe người dân, được yêu mến và gọi dưới các biệt danh như Người hùng không ngủ,[35][40] Tướng tư lệnh,[41]...

Đời tư

sửa

Về đời sống cá nhân, Vũ Đức Đam công tác và cư trú ở thủ đô Hà Nội, có vợ, một con trai và một con gái. Vợ ông là Tiến sĩ Đinh Đào Ánh Thủy, Giảng viên, Trưởng bộ môn Kinh tế đầu tư, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.[42] Đinh Đào Ánh Thủy cũng là Tiến sĩ Kinh tế, bà bảo vệ thành công luận án tiến sĩ "Phát triển doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc và một số gợi ý đối với Việt Nam", năm 2007 ở Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới.[43]

Sở thích của ông là xem bóng đá. Ông là fan lớn của giải bóng đá V-League tổ chức hằng năm tại Việt Nam.[44] Khi rảnh, ông vẫn thường chơi thể thao, đặc biệt là bóng đá. Sau trận đấu bán kết U23 Châu Á 2018, ông đã xuống đường ở hồ Gươm hòa cùng cổ động viên ăn mừng chiến thắng của đội tuyển U-23 Việt Nam.[45]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Học vị Phó Tiến sĩ: Kandidat nauk hay candidate khoa học (tiếng Nga: Кандидат наук) là học vị tiến sĩ bậc đầu tiên ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Học vị này sau đó được xem tương đương với bằng tiến sĩHoa Kỳ, Anh và các nước khác.
  2. ^ Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Huy Khoát, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Khi hướng dẫn Vũ Đức Đam năm 1994 thì ông có học hàm Phó Giáo sư.
  3. ^ tháng 1 năm 2006, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông (VNPT) chính thức trở thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam theo quyết định số 06/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Phan Văn Khải.
  4. ^ Nguyên tắc lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam là: của dân, do dân, vì dân, được nêu trong Hiến pháp, Cương lĩnh chính trị Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó, tính gần dân mang ý nghĩa lãnh đạo xuất phát từ nhân dân, mối quan hệ gần gũi, gắn bó mật thiết.
  5. ^ Thuật ngữ đi bão: thuật ngữ đi bão mang hai nghĩa khác nhau, gồm tiêu cực và tích cực ở Việt Nam. Về tiêu cực, đi bão từng dùng để ám chỉ hoạt động đua xe trái phép ban đêm giai đoạn đầu thế kỳ XXI. Về tích cực, đi bão dùng để ám chỉ hoạt động cộng đồng cũng chúc mừng thành công của sự kiện ảnh hưởng tới cộng đồng. Trong trường hợp này, đi bão thuộc tích cực.

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c “Tóm tắt tiểu sử Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2020.
  2. ^ Anh Thư (ngày 13 tháng 11 năm 2013). “Chuyện chưa biết về Phó Thủ tướng trẻ nhất”. Vietnamnet. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2020.
  3. ^ “Chuyện chưa biết về Phó Thủ tướng trẻ nhất”. Zing News. ngày 13 tháng 11 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2020.
  4. ^ “Vũ Đức Đam. Xu hướng kinh nghiệm phát triển viễn thông trên thế giới và việc vận dụng vào Việt Nam. Luận Văn Tiến Sĩ, 1994”. Thư viện Quốc gia Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2020.
  5. ^ a b K.L (13 tháng 11 năm 2013). “Hành trình trở thành Phó Thủ tướng của ông Vũ Đức Đam”. Báo Đời sống và Pháp luật. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2017.
  6. ^ “Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam với "Chú Ba Thân". Vietnamnet. ngày 15 tháng 1 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2020.
  7. ^ Ngô Hoài Thanh (ngày 12 tháng 8 năm 2014). “Lịch sử truyền thống ngành Bưu điện – Điểm tựa của chiến lược đổi mới và phát triển”. VNPost. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2020.
  8. ^ “Ông Vũ Đức Đam được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh”. Báo Thanh niên. ngày 5 tháng 5 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2020.
  9. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Báo Tiền Phong online. 5 tháng 5 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2012. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp)
  10. ^ “Bầu ông Vũ Đức Đam là Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh”. Hà Nội mới. ngày 17 tháng 3 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2020.
  11. ^ “Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI”. Tư liệu văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2020.
  12. ^ Minh Châu (18 tháng 3 năm 2010). “Bản sao đã lưu trữ”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2012. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp)
  13. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Báo Hà nội mới điện tử. 18 tháng 3 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2012. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp)
  14. ^ Thanh Loan (ngày 3 tháng 8 năm 2007). “Thứ trưởng Bộ BCVT Vũ Đức Đam thăm và làm việc với sở Bưu chính, Viễn thông Vĩnh Phúc”. Bộ Thông tin và Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2020.
  15. ^ “Danh sách Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X”. Tư liệu văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2020.
  16. ^ Tuấn Khang (ngày 23 tháng 8 năm 2011). “Bộ trưởng, Chủ nhiệm Vũ Đức Đam giữ chức Bí thư Đảng ủy Văn phòng Chính phủ”. Báo Chính phủ. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2021.
  17. ^ Vũ Hạnh (ngày 10 tháng 11 năm 2013). “Vài nét về ứng viên Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam”. VOV. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2020.
  18. ^ “Công văn 10044/VPCP-TTĐT thực hiện Chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" do Văn phòng Chính phủ ban hành”. doc.vinaseco.vn. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2022.[liên kết hỏng]
  19. ^ “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời: Cách gửi câu hỏi đến các Bộ trưởng”. VTV. ngày 15 tháng 7 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2021.
  20. ^ Nguyễn Hưng (ngày 21 tháng 10 năm 2013). “Chân dung hai ứng viên Phó thủ tướng mới”. Vnexpress. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2021.
  21. ^ Phương Nhi (ngày 24 tháng 2 năm 2015). “Thành lập Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam”. Báo điện tử Chính phủ. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2020.
  22. ^ “Lưu trữ: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII”. Tư liệu văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2020.
  23. ^ P. Thảo (ngày 28 tháng 7 năm 2016). “5 Phó Thủ tướng, 17 Bộ trưởng được Quốc hội phê chuẩn”. Dân trí. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2020.
  24. ^ Quyết định số 1527/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Về việc phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ.
  25. ^ “Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam”. Chính phủ Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2020.
  26. ^ Quang Phong. “Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiêm giữ chức Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế”. Dân trí. 2019-11-05. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2020.
  27. ^ “Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thôi trực tiếp điều hành Bộ Y tế”. Lao Động Online. 7 tháng 7 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2020.
  28. ^ “Phó thủ tướng nêu 4 yêu cầu dập dịch tại Bắc Ninh, Bắc Giang”.
  29. ^ “TP. HCM phải có giải pháp mạnh mẽ hơn trong phòng chống dịch COVID-19”.
  30. ^ “Hình thành vành đai chống dịch quanh TP. HCM”.
  31. ^ Hoài Thu (30 tháng 12 năm 2022). “Trung ương cho ông Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam thôi giữ chức vụ”. ZingNews. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2022.
  32. ^ Viết Tuân; Sơn Hà (5 tháng 1 năm 2023). “Trình Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm hai Phó thủ tướng 'theo nguyện vọng cá nhân'. VnExpress. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2023.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  33. ^ “Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 2 tân Phó Thủ tướng Chính phủ”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. 5 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2023.
  34. ^ “Kỷ luật 47 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý”. Báo điện tử Tiền Phong. 12 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2023.
  35. ^ a b Anh Đào (ngày 12 tháng 12 năm 2020). "Người hùng không ngủ"- kiên trì chiến lược chống COVID-19”. Người lao động. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2021.
  36. ^ “Chuyện chưa biết về Phó Thủ tướng trẻ nhất”. Zingnews. ngày 13 tháng 11 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2021.
  37. ^ Hà Thanh, Nam Trần (ngày 13 tháng 11 năm 2016). “Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhặt rác, trồng cây cùng sinh viên”. Báo Tuổi trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2021.
  38. ^ Trần Huyền (ngày 24 tháng 1 năm 2018). “Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chạy xe máy xuống đường mừng chiến thắng của U23 Việt Nam”. VietTimes. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2021.
  39. ^ “Chuyện chưa biết về vị Phó Thủ tướng của Việt Nam”. Sputniknews. ngày 17 tháng 6 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2021.
  40. ^ "Người hùng không ngủ"- kiên trì chiến lược chống COVID-19”. Tài chính đời sống. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2021.
  41. ^ “Ngủ một chút đi anh – Bài hát dành tặng PTT Vũ Đức Đam và các chiến sĩ quả cảm trên mặt trận Covid”. Truyền hình Thanh niên. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2021.
  42. ^ “Tiến sĩ Đinh Đào Ánh Thủy”. Đại học Kinh tế Quốc dân. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2021.
  43. ^ “Đinh Đào Ánh Thủy: Phát triển doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc và một số gợi ý đối với Việt Nam, 2007”. Thư viện Quốc gia Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2021.
  44. ^ “Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam "vi hành" cổ vũ ở Hàng Đẫy”. Báo Lao động. 11 tháng 3 năm 2018.
  45. ^ “Phó thủ tướng Vũ Đức Đam xuống đường mừng U23 Việt Nam chiến thắng”. VnExpress. 23 tháng 1 năm 2018.

Liên kết ngoài

sửa