Vũ Mục di thư (Võ Mục di thư) là một tập hợp những bài thơ phú, thư từ, sớ tấu, những việc lớn nhỏ trong Thiết Chưởng bang và quan trọng nhất là phần viết về cách hành quân bố trận trên chiến trường của Nhạc Vũ Mục - Nhạc Phi được nhà văn Kim Dung hư cấu trong tiểu thuyết và xuất hiện trong  Xạ Điêu Tam Bộ Khúc.

Nguồn gốc sửa

Quyển sách ấy do bang chủ đời thứ mười ba của Thiết Chưởng bang là Thượng Quan Kiếm Nam viết ra, ghi lại những chuyện lớn trong bang theo từng năm. Thượng Quan Kiếm Nam vốn là thuộc tướng của Hàn Thế Trung. Sau khi Tần Cối nắm quyền giết hại Nhạc Phi, Hàn Thế Trung bị tước hết binh quyền, cách chức về hưu. Thượng Quan Kiếm Nam căm giận gian thần nắm quyền, dẫn đầu một nhóm huynh đệ tới vùng Kinh Tương gia nhập Thiết Chưởng bang. Thiết Chưởng bang vốn chỉ là một bang hội nhỏ, qua tay Thượng Quan Kiếm Nam ra sức chỉnh đốn, làm nhiều việc hành hiệp trượng nghĩa, vài năm thanh thế lớn mạnh, trên giang hồ dần có thế lực sánh ngang với Cái Bang ở phương bắc.

Thượng Quan Kiếm Nam tuy không còn làm quan nhưng vẫn giữ lòng trung nghĩa, thường phái thuộc hạ thăm dò tin tức ở vùng Lâm An, Biện Lương để chờ cơ hội. Việc qua nhiều năm, một người huynh đệ trong Thiết Chưởng bang chơi thân với một trong những người ngục tốt năm xưa canh giữ Nhạc Phi, hỏi thăm biết được trong những di vật chôn theo Nhạc Phi có một bộ di thư về binh pháp, tất cả đều ở trong hoàng cung. Thượng Quan Kiếm Nam cùng toàn bộ cao thủ trong bang nhân đêm vào cung lấy trộm được bộ di thư cầm tới ra mắt chủ soái cũ là Hàn Thế Trung.

Lúc ấy Hàn Thế Trung đã già, ở ẩn với phu nhân Lương Thế Ngọc cạnh Tây Hồ. Thấy Thượng Quan Kiếm Nam đưa bộ di thư của Nhạc Phi tới. Hàn Thế Trung để ghi nhớ bạn cũ từng đem những thơ phú, thư từ, sớ tấu của Nhạc Phi chép thành một quyển đem tặng Thượng Quan Kiếm Nam để khuyến khích y kế thừa chí lớn của Nhạc Vũ Mục - Nhạc Phi.

Hàn Thế Trung bàn bạc với Thượng Quan Kiếm Nam. Hai người bàn xong, Thượng Quan Kiếm Nam vẽ một bức đồ hình núi Thiết Chưởng, chỗ lớp giấy bồi giấu một tờ giấy trên viết mười sáu chữ: "Di thư Vũ Mục, tại núi Thiết Chưởng, trên ngọn Trung Chỉ, ở đốt thứ hai". Hàn Thế Trung sợ người sau không hiểu lại đề một bài thơ của Nhạc Phi lên bức tranh, nghĩ thầm người truyền nhân của bộ binh pháp này nếu không phải là con em ắt cũng là bộ thuộc cũ của Nhạc Phi, tự nhiên biết bài thơ này, sẽ quan sát kỹ bức tranh. Thượng Quan Kiếm Nam lại vào hoàng cung Lâm An để lại bức tranh trong đó, để tiện về sau có người theo đầu mối ấy tìm tới Thiết Chưởng bang Cừu Thiên Nhận lấy sách.

Thượng Quan Kiếm Nam đọc bộ di thư của Vũ Mục không hiểu gì lắm, không bao lâu thân mang trọng bệnh, giao chức bang chủ lại cho Cừu Thiên Nhận. Thượng Quan Kiếm Nam biết Cừu Thiên Nhận võ công rất cao cường, lại giỏi tài lược nhưng không học tập thao lược binh gia, lại sợ rơi vào tay kẻ không tốt, lúc ấy vẫn lưu lại đầu mối trong Thúy Hàn đường của hoàng cung, lúc lâm chung mang theo bộ sách vào mộ ở ngọn Trung Chỉ núi Thiết Chưởng.

Xuất hiện trên giang hồ sửa

Khúc Linh Phong bị vạ lây đuổi khỏi Đào Hoa đảo vì muốn lấy lòng Hoàng Dược Sư, biết ông thích thư hoạ nên cố tình vào cung trộm về nhưng không may bị đại nội thị vệ giết chết. Sau này, bức tranh đầu mối được Quách TĩnhHoàng Dung giải mã được. Nhờ binh pháp trong Vũ Mục di thư mà Quách Tĩnh có thể giữ được thành Tương Dương khỏi quân Mông Cổ. Sau này, thành Tương Dương thất thủ, Quách TĩnhHoàng Dung cất giấu miếng sắt có vẽ bản đồ chỉ đường đến Đào Hoa đảo để lấy Vũ Mục di thư trong Đồ Long đao.

Sau này cả Đồ Long đaoỶ Thiên kiếm bị Chu Chỉ Nhược dùng kế đánh cắp được từ tay của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn (nghĩa phụ của Trương Vô Kỵ) và con gái của Nhữ Dương VươngTriệu Mẫn quận chúa. Chu Chỉ Nhược đập gãy đao kiếm và sở hữu được bí kíp của Cửu Âm chân kinh và Vũ Mục di thư. Đồ Long đao bị gãy làm đôi, đã được đệ tử Minh giáo gia công rèn lại, cuối cùng Trương Vô Kỵ chính là người sở hữu Đồ Long đao, dùng nó để hiệu lệnh thiên hạ, cùng chung sức chống giặc Nguyên xâm lược. Sau này, vì bất mãn Chu Nguyên Chương cùng sự không ham màng danh lợi, Trương Vô Kỵ đã từ bỏ tất cả truyền lại chức giáo chủ Minh giáo cho Dương Tiêu. Dương Tiêu tuổi già nên không tranh lại được Chu Nguyên Chương. Chu Nguyên Chương sau đó thống lĩnh Minh giáo và vận dụng binh pháp trong Vũ Mục di thư đánh đuổi người Mông Cổ, lập ra nhà Minh trở thành Hồng Vũ hoàng đế tức vua Minh Thái Tổ (chữ Minh chỉ Minh giáoMinh giáo là lực lượng nòng cốt của Minh Thái Tổ). Minh Thái Tổ lên ngôi, liền tàn sát công thần. Minh giáo bị xem như tà giáo, phải rút lui vào trong bóng tối và trở thành Nhật Nguyệt thần giáo.

Tham khảo sửa