Vũ trụ học quan sát là một lĩnh vực nghiên cứu về cấu trúc, tiến hóa và nguồn gốc của vũ trụ thông qua quan sát, sử dụng các thiết bị như là kính thiên văntia vũ trụ.

Những quan sát đầu tiên sửa

Là một môn khoa học của vật lý học vũ trụ, vũ trụ học quan sát, được biết đến như ngày hôm nay, có những chủ đề về vật chất được xác định trong những năm đi theo tranh luận ShapleyCurtis, lúc đó đã xác định vũ trụ có một khoảng lớn hơn so với Ngân Hà. Điều đó được kết luận bằng những quan sát xác định kích thước và động lực của vũ trụ rồi những quan sát này lại được giải thích bằng lý thuyết tương đối tổng quát của Albert Einstein. Vào những thời điểm ban đầu của mình, vũ trụ học là một môn nghiên cứu quan sát dựa trên số lượng rất giới hạn của các quan sát và được đặc tính hóa bởi một cuộc tranh luận giữa những nhà lý thuyết trạng thái ổn định và những nhà khoa học đi theo thuyết Big Bang. Điều đó không chấm dứt cho đến thập niên 1990 và sau đó khi các quan sát thiên văn đã hạn chế những lý thuyết gây tranh cãi và đưa khoa học đến "Thời đại Hoàng kim của Vũ trụ học", điều được báo trước bởi David Schramm tại một cuộc hội đàm của National Academy of Sciences vào năm 1992.[1]

Định luật Hubble và thang khoảng cách vũ trụ sửa

Những thước đo khoảng cách trong thiên văn học đã có quá trình lịch sử của minh và tiếp tục thay đổi bởi tính không chắc chắn của sự đo lường có thể được xét tới. Cụ thể, khi các thị sai sao có thể được sử dụng để đo khoảng cách những ngôi sao ở gần, giới hạn về quan sát đã bị áp đặt bởi khó khăn trong đo đạc những thị sai cỡ nhỏ có liên hệ với các thiên thể ở ngoài Ngân Hà. Điều đó có nghĩa là các nhà thiên văn phải quan tâm đến các phương pháp thay thế để đo khoảng cách giữa các vì sao. Đến lúc này, thang khoảng cách vũ trụ dành cho biến quang Cepheid đã được khám phá bởi Henrietta Swan Leavitt trong năm 1908. Thang đo này đã cung cấp cho Edwin Hubble công cụ để có thể xác định khoảng cách của các thiên hà xoắn ốc. Hubble đã sử dụng kính viễn vọng Hooker 100 inch tại Đài quan sát Núi Wilson để xác định những ngôi sao riêng biệt trong các thiên hà, và xác định khoảng cách tới các thiên hà bằng các biến quang Cepheid riêng biệt. Lần quan sát này đã chứng thực các thiên hà xoắn ốc như là những vật thể nằm ngoài Ngân Hà. Đồng thời, quan sát này xác định khoảng cách đến "vũ trụ đảo", đặt chúng vào phương tiện truyền thống phổ biến, thiết lập tỉ lệ của vũ trụ, và kết thúc cuộc tranh luận Shapley - Curtis ngay lập tức và cho tất cả.[2]

Trong năm 1927, bằng việc kết hợp một số công cụ đo khác nhau, bao gồm các công cụ đo về khoảng cách của Hubble cũng như sự xác định của Vesto Slipher về dịch chuyển đỏ cho những vật thể này, Georges Lemaître là người đầu tiên ước tính một hằng số tỷ lệ giữa khoảng cách giữa các thiên hà, điều đó đã định nghĩa nên "vận tốc chuyên nghiệp", khoảng 600 km/s/Mpc.[3] [4] [5] [6] [7] [8] Ông chỉ ra rằng đó là kỳ vọng về mặt lý thuyết trong một mô hình vũ trụ dựa trên sự tương đối tổng quát.[3] Hai năm sau đó, Hubble đã chỉ ra rằng mối quan hệ giữa khoảng cách và vận tốc là một sự tương quan thuận chiều và có độ lớn là 500 km/s/Mpc.[9] Sự tương quan này được biết đến là định luật Hubble, nó phục vụ cho các quan sát sau này cho sự giãn nở của vũ trụ, lý thuyết mà vũ trụ học dựa trên đó. Việc công bố các quan sát của Hubble, Slipher và Wirtz và những người cộng sự và sự chấp nhận bởi các nhà lý thuyết đã được xét là sự khởi đầu thời kỳ hiện đại của vũ trụ học.[10]

Sự phong phú hạt nhân sửa

Việc xác định sự phong phú của các yếu tố hóa học trong vũ trụ có một quá trình lịch sử bắt đầu từ những lần đo quang phổ của ánh sáng của các vật thể vũ trụ và sự xác định các vạch quang phổ tương ứng với các quá trình chuyển điện tử cụ thể trong các nguyên tố hóa học được xác định trên Trái Đất. Ví dụ, nguyên tố Helium được xác định dựa vào quang phổ của Mặt Trời trước khi nó được xác định một cách độc lập trên Trái Đất.[11][12]

Sự phong phú tương đối có thể tính toán đạt được thông qua những quan sát quang phổ tương ứng để so sánh các yếu tố của các thiên thạch.

Sự phát hiện bức xạ phóng vi sóng vũ trụ sửa

Bức xạ phóng vi sóng vũ trụ được tiên đoán vào năm 1948 bởi George GamowRalph Alpher, và cũng bởi Alpher và Robert Herman nhờ dựa vào mô hình Big Bang. Đi xa hơn, Alpher và Herman có thể đã ước tính nhiệt độ của vũ trụ[13], nhưng kết quả của họ không được đem ra thảo luận một cách rộng rãi. Sự tiên đoán của họ đã được khám phá bởi Robert DickeYakov Zel'dovich vào đầu thập niên 1960. Sau đó, sự khám phá này là sự công nhận được công bố lần đầu tiên bởi bức xạ CMB như là một hiện tượng có thể phát hiện xuất hiện trong một tài liệu ngắn của nhà vật lý thiên văn người Liên Xô A. G. DoroshkevichIgor Novikov vào mùa xuân năm 1964[14]. Cũng trong năm 1964, David Todd WilkinsonPeter Roll, những đồng nghiệp của Dicke tại Đại học Princeton bắt đầu xây dựng một máy đo phóng xạ để đo bức xạ phóng vi sóng vũ trụ.[15] Trong năm 1965, Arno PenziasRobert Woodrow Wilson tại Crawford Hill tại Phòng thí nghiệm Bell đã xây dựng một thước đo phóng xạ Dicke, họ dự định sử dụng nó cho thiên văn phóng xạ và các thử nghiệm giao tiếp vệ tinh. Công cụ này có một nhiệt kế ăng-ten 3.5 K vượt quá mức mà họ không thể nào giải thích được. Sau khi nhận được cuộc điện thoại từ Crawford Hill, Dicke đã có một tuyên bố nổi tiếng: "Các bạn, chúng ta cần có sự tin cậy lẫn nhau".[16] Một cuộc gặp giữa hai nhóm của Princeton và Crawford Hill đã xác định rằng sự thừa nhiệt đó chính là bức xạ phóng vi sóng. Cả Wilson và Penzias đều nhận được Giải Nobel Vật lý vào năm 1978 cho phát hiện của họ.

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Arthur M. Sackler Colloquia of the National Academy of Sciences: Physical Cosmology; Irvine, California: March 27–28, 1992.
  2. ^ "Island universe" is a reference to speculative ideas promoted by a variety of scholastic thinkers in the 18th and 19th centuries. The most famous early proponent of such ideas was philosopher Immanuel Kant who published a number of treatises on astronomy in addition to his more famous philosophical works. See Kant, I., 1755. Allgemeine Naturgeschichte und Theorie des Himmels, Part I, J.F. Peterson, Königsberg and Leipzig.
  3. ^ a b Lemaître, G. (1927). “Un univers homogène de masse constante et de rayon croissant rendant compte de la vitesse radiale des nébuleuses extra-galactiques”. Annales de la Société Scientifique de Bruxelles A. 47: 49–56. Bibcode:1927ASSB...47...49L. Partially translated in Lemaître, G. (1931). “Expansion of the universe, A homogeneous universe of constant mass and increasing radius accounting for the radial velocity of extra-galactic nebulae”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 91: 483–490. Bibcode:1931MNRAS..91..483L. doi:10.1093/mnras/91.5.483.
  4. ^ van den Bergh, S. (2011). “The Curious Case of Lemaitre's Equation No. 24”. Journal of the Royal Astronomical Society of Canada. 105 (4): 151. arXiv:1106.1195. Bibcode:2011JRASC.105..151V.
  5. ^ Block, D. L. (2012). “Georges Lemaitre and Stiglers Law of Eponymy”. Trong Holder, R. D.; Mitton, S. (biên tập). Georges Lemaître: Life, Science and Legacy. Astrophysics and Space Science Library. 395. tr. 89–96. arXiv:1106.3928. Bibcode:2012ASSL..395...89B. doi:10.1007/978-3-642-32254-9_8. ISBN 978-3-642-32253-2.
  6. ^ Reich, E. S. (ngày 27 tháng 6 năm 2011). “Edwin Hubble in translation trouble”. Nature News. doi:10.1038/news.2011.385.
  7. ^ Livio, M. (2011). “Lost in translation: Mystery of the missing text solved”. Nature. 479 (7372): 171. Bibcode:2011Natur.479..171L. doi:10.1038/479171a. PMID 22071745.
  8. ^ Livio, M.; Riess, A. (2013). “Measuring the Hubble constant”. Physics Today. 66 (10): 41. Bibcode:2013PhT....66j..41L. doi:10.1063/PT.3.2148.
  9. ^ Hubble, E. (1929). “A relation between distance and radial velocity among extra-galactic nebulae”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 15 (3): 168–73. Bibcode:1929PNAS...15..168H. doi:10.1073/pnas.15.3.168. PMC 522427. PMID 16577160. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2018.
  10. ^ This popular consideration is echoed in Time Magazine's listing for Edwin Hubble in their Time 100 list of most influential people of the 20th Century. Michael Lemonick recounts, "He discovered the cosmos, and in doing so founded the science of cosmology." [1] Lưu trữ 2009-04-21 tại Wayback Machine
  11. ^ The Encyclopedia of the Chemical Elements, page 256
  12. ^ Oxford English Dictionary (1989), s.v. "helium". Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2006, from Oxford English Dictionary Online. Also, from quotation there: Thomson, W. (1872). Rep. Brit. Assoc. xcix: "Frankland and Lockyer find the yellow prominences to give a very decided bright line not far from D, but hitherto not identified with any terrestrial flame. It seems to indicate a new substance, which they propose to call Helium."
  13. ^ Gamow, G. (1948). “The Origin of Elements and the Separation of Galaxies”. Physical Review. 74: 505. Bibcode:1948PhRv...74..505G. doi:10.1103/physrev.74.505.2.Gamow, G. (1948). “The evolution of the universe”. Nature. 162: 680. Bibcode:1948Natur.162..680G. doi:10.1038/162680a0. Alpher, R. A.; Herman, R. “On the Relative Abundance of the Elements”. Physical Review. 74: 1577. Bibcode:1948PhRv...74.1577A. doi:10.1103/physrev.74.1577.
  14. ^ A. A. Penzias. “The origin of elements” (PDF). Nobel lecture. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2006.
  15. ^ R. H. Dicke, "The measurement of thermal radiation at microwave frequencies", Rev. Sci. Instrum. 17, 268 (1946). This basic design for a radiometer has been used in most subsequent cosmic microwave background experiments.
  16. ^ A. A. Penzias and R. W. Wilson, "A Measurement of Excess Antenna Temperature at 4080 Mc/s," Astrophysical Journal 142 (1965), 419. R. H. Dicke, P. J. E. Peebles, P. G. Roll and D. T. Wilkinson, "Cosmic Black-Body Radiation," Astrophysical Journal 142 (1965), 414. The history is given in P. J. E. Peebles, Principles of physical cosmology (Princeton Univ. Pr., Princeton 1993).