Vương Tiến Dũng (sinh năm 1949) là một cựu huấn luyện viên bóng đá người Việt Nam. Ông từng là cầu thủ đội bóng đá Thể Công (còn gọi là câu lạc bộ Quân đội) và đội tuyển quốc gia Việt Nam. Sau khi nghỉ thi đấu, ông là huấn luyện viên của nhiều câu lạc bộ thi đấu tại giải vô địch quốc gia như Thể Công, Thanh Hoá, Becamex Bình Dương, Hải Phòng, Cần Thơ,...

Vương Tiến Dũng
Thông tin cá nhân
Tên đầy đủ Vương Tiến Dũng
Vị trí Hậu vệ (bóng đá) (giải nghệ)
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
1965–1978 Thể Công
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
Việt Nam
Sự nghiệp quản lý
Năm Đội
1998–2001 Thể Công
2001–2001 Cần Thơ
2002–2003 Hàng không Việt Nam
2003–2004 Thanh Hóa
2004–2005 Becamex Bình Dương
2005–2007 Hòa Phát Hà Nội
2007–2008 Xi măng Hải Phòng
2008–2009 Thể Công
2009–2011 Vicem Hai Phong
2013–2014 Cần Thơ
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia

Sự nghiệp cầu thủ sửa

Vương Tiến Dũng tham gia đội bóng đá Thể Công từ cuối năm 1965.[1] Hai năm sau, ông sang Bắc Triều Tiên để tập huấn gần một năm. Sau đó, ông chuyển lên đội một của Thể Công cũng như tham gia đội tuyển bóng đá quốc gia miền Bắc Việt Nam. Năm 1978, ông giải nghệ sau 13 năm thi đấu.[1]

Sự nghiệp huấn luyện viên sửa

Sau khi nghỉ thi đấu, từ năm 1978 đến năm 1983 ông sang Liên Xô học tại Đại học Thể dục Thể thao Quân sự. Khi trở về Việt Nam, ông tham gia đào tạo trẻ tại Thể Công. Năm 1998, ông dẫn dắt Thể Công và đoạt danh hiệu vô địch giải vô địch bóng đá Việt Nam. Đầu năm 1999, Thể Công giành Siêu cúp bóng đá Việt Nam sau khi đánh bại đội bóng đá Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng năm đó, ông còn đưa đội U21 Thể Công đến với chức vô địch giải U21 Việt Nam. Tuy nhiên ngay sau đó ông rời Thể Công và ra khỏi ngành quân đội.[2][3] Có người cho rằng ông phải ra đi vì các cầu thủ "phá đám".[4]

Rời Thể Công, ông lần lượt làm huấn luyện viên trưởng nhiều đội bóng Việt Nam, cả hạng nhất lẫn hạng chuyên nghiệp. Năm 2001, ông vào Cần Thơ và đưa câu lạc bộ hạng nhì này lên hạng nhất. Nhưng do việc gia đình, ông trở lại Hà Nội dẫn dắt đội bóng đá Hàng không Việt Nam (thực chất là đội bóng đá Công an Hà Nội sau khi chuyển giao cho tổng công ty Hàng không Việt Nam). Ngày 1 tháng 10 năm 2003, ông ký hợp đồng với câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa.[5].

Tháng 7 năm 2004, ông quyết định làm huấn luyện viên trưởng câu lạc bộ bóng đá Bình Dương.[6] Ở lượt đi giải vô địch Việt Nam, ông đưa đội Bình Dương lên vị trí đầu bảng, tuy nhiên đến lượt về, Bình Dương thua nhiều trận và cuối cùng chỉ giành huy chương đồng. Trận thua đậm nhất là trận thua Đà Nẵng 0-5 trên sân vận động Chi Lăng dẫn đến việc ông xin từ chức sau gần tròn 1 năm về Bình Dương.[7]

Chỉ 1 tháng sau, ông ký hợp đồng với Hòa Phát Hà Nội mặc dù nhiều đội bóng khác mời.[8][9] Kết thúc mùa giải 2006, đội bóng Hòa Phát Hà Nội chỉ xếp 11/14 nhưng bất ngờ đoạt Cúp bóng đá Việt Nam. Với thành tích này, Báo Bóng đá đã bầu ông là huấn luyện viên xuất sắc nhất Việt Nam năm 2006 [10]. Mùa giải năm 2007, một lần nữa ông phải từ chức sau những thành tích yếu kém của đội Hòa Phát (xếp thứ 12/14, bị loại khỏi cúp bóng đá Việt Nam ở tứ kết và cả Cúp AFC)[11]

Hai tháng sau, ông nhận lời về Xi măng Hải Phòng.[12] Tại đây, ông đã đưa câu lạc bộ đoạt huy chương đồng giải giải vô địch bóng đá Việt Nam 2008[13]. Mặc dù đây là thành tích đáng kể nhất của Hải Phòng sau một thời gian dài nhưng ông không được câu lạc bộ kéo dài hợp đồng vì Hải Phòng đã ký hợp đồng với Alfred Riedl[14].

Ngày 16 tháng 9 năm 2008, ông Dũng quay trở lại Thể Công sau 7 năm chia tay.[15] nhưng với thành tích thi đấu bết bát của câu lạc bộ, đặc biệt là trận thua trước đội bóng đàn em Quân khu 4, ông đã bị Thể Công thanh lý hợp đồng sau 11 vòng đấu[16].

Chỉ chưa đầy 24 giờ sau khi huấn luyện viên Vương Tiến Dũng bị Thể Công sa thải, Xi măng Hải Phòng đã mời ông trở lại câu lạc bộ và ông đã nhận lời. Sau khi kết thúc mùa giải V-League 2010 đưa Xi măng Hải Phòng lên ngôi á quân, ông đã từ chối gia hạn hợp đồng vì muốn được thử sức ở môi trường mới [17]. Tuy vậy, trước sự thuyết phục của ban lãnh đạo câu lạc bộ, ông đã ký hợp đồng mới với thời hạn một năm và tiếp tục làm huấn luyện viên trưởng của Hải Phòng.[18]

Ngày 18 tháng 7 năm 2011, huấn luyện viên Vương Tiến Dũng đã chấm dứt hợp đồng với câu lạc bộ Vicem Hải Phòng sau khi không thể giúp đội bóng đạt được thành tích tốt tại V-League 2011, xếp thứ 13/14 đội sau 22 vòng đấu.[19]

Ngày 24 tháng 4 năm 2013, huấn luyện viên Vương Tiến Dũng chính thức giữ chức vụ Giám đốc Kỹ thuật CLB Xổ Số Kiến Thiết Cần Thơ.[20] Ngày 27 tháng 4 năm 2013, lãnh đạo câu lạc bộ bóng đá XSKT Cần Thơ giao chức huấn luyện viên trưởng cho Ông Dũng sau khi chia tay với huấn luyện viên Huỳnh Ngọc San với mục tiêu là đứng trong top 3 của mùa giải 2013. Tháng 6 năm 2014, sau những kết quả không thành công, ông kết thúc vị trí huấn luyện viên tại Cần Thơ.[21]

Sau khi giải nghệ sửa

Năm 2018, Vương Tiến Dũng bị tai biến, liệt nửa người tạm thời.[22] Năm 2020, lần đầu tiên sau cơn bạo bệnh ông mới lại ra sân xem bóng đá trên xe lăn.[23].

Thành tích sửa

Cầu thủ sửa

Huấn luyện viên sửa

Chú thích sửa

  1. ^ a b Huấn luyện viên Vương Tiến Dũng Lưu trữ 2008-06-18 tại Wayback Machine, VnExpress, 13 tháng 7 năm 2005
  2. ^ Vương Tiến Dũng: 10 năm một mối tình này! Lưu trữ 2009-05-27 tại Wayback Machine, Báo điện tử VTC News, 16 tháng 9 năm 2008
  3. ^ hlv Vương Tiến Dũng: Một đời thăng trầm cùng trái bóng, Báo Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh
  4. ^ hlv Vương Tiến Dũng Lưu trữ 2009-01-11 tại Wayback Machine, Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh
  5. ^ hlv Vương Tiến Dũng về cầm quân đội Thanh Hóa Lưu trữ 2007-12-13 tại Wayback Machine, VietNamNet, 1 tháng 10 năm 2003
  6. ^ hlv Vương Tiến Dũng về Bình Dương, VietNamNet, 26 tháng 7 năm 2004
  7. ^ hlv Vương Tiến Dũng từ chức Lưu trữ 2011-04-17 tại Wayback Machine, VnExpress, 12 tháng 7 năm 2005
  8. ^ Nhiều CLB mời ông Vương Tiến Dũng làm hlv Lưu trữ 2009-09-22 tại Wayback Machine, VnExpress, 23 tháng 8 năm 2005
  9. ^ hlv Vương Tiến Dũng dẫn dắt Hòa Phát Lưu trữ 2009-09-21 tại Wayback Machine, VnExpress, 24 tháng 8 năm 2005
  10. ^ Huấn luyện viên xuất sắc nhất Việt Nam năm 2006, VietNamNet, 12 tháng 2 năm 2007
  11. ^ Hòa Phát thay tướng Lưu trữ 2009-08-01 tại Wayback Machine, Ngôi Sao - VnExpress, 7 tháng 8 năm 2007
  12. ^ hlv Vương Tiến Dũng "cập bến" Hải Phòng Lưu trữ 2011-08-13 tại Wayback Machine, VnExpress, 15 tháng 10 năm 2007
  13. ^ “Đồng Tâm giành ngôi nhì, Bình Định phải đấu vớt”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2008.
  14. ^ “hlv Vương Tiến Dũng: 'Hải Phòng không cần tôi nữa'. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2008.
  15. ^ hlv Vương Tiến Dũng chính thức về Thể Công: Mơ lại thời "cơn lốc Đỏ", Thể thao & Văn hóa Online, 16 tháng 9 năm 2008
  16. ^ "Tướng" Dũng rời ghế hlv trưởng Thể Công
  17. ^ Khoa Nguyễn (1 tháng 9 năm 2010). “hlv Vương Tiến Dũng chia tay Hải Phòng”. VnExpress. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2010. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
  18. ^ hlv Vương Tiến Dũng bất ngờ trở lại Hải Phòng
  19. ^ “V.Hải Phòng chia tay HLV Vương Tiến Dũng: Chấm dứt một cuộc tình”. thethaovanhoa.vn. 19 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2022.
  20. ^ “HLV Vương Tiến Dũng đến Cần Thơ: Tướng già tái xuất”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2022.
  21. ^ “HLV Vương Tiến Dũng chia tay Cần Thơ”. ZingNews.vn. 3 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2022.
  22. ^ Thanh Hà (4 tháng 8 năm 2018). “Người lính già Vương Tiến Dũng kiên cường chống bạo bệnh”. Báo Giao thông. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2020.
  23. ^ Anh Nhật & Ngọc Dung (5 tháng 7 năm 2020). “Không có Quang Hải, ĐKVĐ Hà Nội lại không biết thắng”. Báo điện tử Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2020.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “bdp2” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.

Tham khảo sửa