LỊCH SỬ THÁI LAN

Thời tiền sử
Thời sơ sử
Trước khi người Thái tới
   Raktamaritika
   Langkasuka
   Srivijaya
   Tambralinga
   Dvaravati
   Lavo
   Supannabhum
   Hariphunchai
   Phù Nam
   Đế quốc Khmer
Những nhà nước Thái đầu tiên
   Singhanavati - Lan Na - Nan - Phayao
   Kao - Nakhon Si Thammarat - Sukhothai
Vương quốc Ayutthaya (1351–1767)
Vương triều Thonburi (1768–1782)
Vương triều Chakri (1782 – nay)
   Vương quốc Rattanakosin (1768-1932)
   Vương quốc Thái Lan hiện đại (1933 -nay)
 
sửa

Vương quốc Lavo (tiếng Thái: เมืองละโว้; Hán-Việt: La Oa 羅渦) là một thể chế chính trị ở tả ngạn sông Chao Phraya trong thung lũng Thượng Chao Phraya, tồn tại từ khoảng thế kỷ 7 cho đến năm 1388. Trung tâm ban đầu của nó chính là Lavo (nay ở tỉnh Lopburi), sau đó dịch chuyển xuống phía nam tới Ayodhaya khoảng thế kỷ 11. Các nghiên cứu khảo cổ đã phát hiện ra các bia ký bằng tiếng Môn có ghi chép về đất nước này mà tên nước bằng tiếng Môn là Saruka Lavo. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ chủ nhân của vương quốc này là dân tộc nào. Một số nghiên cứu cho rằng dân cư của Lavo gồm cả người Mônngười Lawa (một sắc tộc nói ngôn ngữ Palaung), và người Môn nắm quyền cai trị.[1] Cũng có giả thuyết rằng người Thái đã từ phía bắc di cư xuống địa bàn này từ thời vương quốc Lavo.

Chùa Prang Sam Yot ở tỉnh Lopburi có kiến trúc kiểu Angkor.

Năm 1087, Pagan đã xâm lược Lavo. Tuy quân Pagan bị đẩy lui, nhưng Lavo vẫn phải rời trung tâm chính trị của mình về Ayodhaya. Vua Jayavarman VII của Khmer xâm lược Lavo. Từ đó Lavo chịu ảnh hưởng của văn hóa và tôn giáo Angkor. Năm 1239, một thủ lĩnh người TháiSri Indraditya đã li khai và lập nên vương quốc Sukhothai. Sau đó, lãnh thổ của Lavo dần dần bị các triều đại của người Thái xâm chiếm hết.

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2010.