Vương quốc Nam Tư (tiếng Serbia-CroatiaSlovene: Kraljevina Jugoslavija, chữ Kirin: Краљевина Југославија) là một quốc gia trải dài từ Tây Balkan đến Trung Âu, tồn tại trong thời kỳ giữa hai cuộc thế chiến năm 1918–1941.

Vương quốc của người Serb, Croat và Slovene (1918–1929)
Vương quốc Nam Tư (1929–1945)
1918–1941
Quốc huy Nam Tư
Quốc huy

Tiêu ngữ"Jedan narod, jedan kralj, jedna država"  (Latin)
Један народ, један краљ, једна држава  (Kirin)
"Một nhà nước, một vị vua, một quốc gia"

Vị trí và lãnh thổ của Vương quốc Nam Tư ở châu Âu trong những năm 1930
Vị trí và lãnh thổ của Vương quốc Nam Tư ở châu Âu trong những năm 1930
Tổng quan
Thủ đô
và thành phố lớn nhất
Belgrade
Ngôn ngữ thông dụngNgôn ngữ chính thức:
Serbia-Croatia - Slovene[1]a
Chính trị
Chính phủQuân chủ lập hiến (1918–1929, 1934–1945)
Quân chủ chuyên chế (1929–1934)
Vua 
• 1918–1921
Petar I
• 1921–1934
Aleksandar I
• 1934–1945
Petar IIb
Nhiếp chính 
• 1918–1921
Hoàng tử Alexander
• 1934–1941
Hoàng tử Paul
Thủ tướng 
• 1918–1919 (đầu tiên)
Stojan Protić
• 1945 (cuối cùng)
Josip Broz Tito
Lập phápQuốc hội
Thượng viện
Hạ nghị viện
Lịch sử
Thời kỳGiữa 2 Thế chiến · Đệ Nhị Thế chiến
Ngày 1 tháng 12 năm 1918
Ngày 28 tháng 6 năm 1921
Ngày 6 tháng 1 năm 1929
Ngày 6 tháng 4 năm 1941
Ngày 4 tháng 12 năm 1943
Ngày 2 tháng 11 năm 1945
Ngày 29 tháng 11 năm 1941
Địa lý
Diện tích 
• 1918
247.542 km2
(95.577 mi2)
• 1931
247.542 km2
(95.577 mi2)
Dân số 
• 1918
12017323
• 1931
13934038
Kinh tế
Đơn vị tiền tệKrone Nam Tư (1918–1920)
dinar Nam Tư (1920–1945)
Tiền thân
Kế tục
Nhà nước của người Slovene, Croat và Serb
Vương quốc Serbia
Vương quốc Montenegro
Hungary (1920-1946)
Đức Quốc Xã
Vương quốc Ý
Nhà nước Độc lập Croatia
Vương quốc Bulgaria
Vương quốc Hungary
Chính phủ Nam Tư lưu vong
Hiện nay là một phần của Bosnia và Herzegovina
 Croatia
 Kosovoc
 Macedonia
 Montenegro
 Serbia
 Slovenia
  1. Được tuyên bố trong cả hai bản hiến pháp (1921 và 1931), srpsko-hrvatsko-slovenački cũng được dịch là Serbo-Croato-Slovene hay Serbocroatoslovenian, dù Serbia-Croatia và Slovene là những ngôn ngữ riêng biệt.[2][3]
  2. Peter II, khi đó vẫn chưa đủ tuổi, được tuyên bố là đã trưởng thành bởi những người tham gia đảo chính quân sự. Không lâu sau khi ông chính thức nắm quyền, Nam Tư bị phe Trục chiếm đóng và vị vua trẻ bị lưu đày. Năm 1944, ông chấp nhận sự thành lập của Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư, cùng với vị trí là nguyên thủ quốc gia tạm thời. Ông bị phế truất bởi quốc hội Nam Tư vào năm 1945.
  3. Vị thế chính trị của Kosovo đang trong tình trạng tranh chấp. Sau khi đơn phương tuyên bố độc lập khỏi Serbia vào năm 2008, Kosovo được chính thức công nhận là một nhà nước độc lập bởi 97 trong tổng số 193 (50.3%) nước thành viên LHQ (chưa kể 15 nước khác từng công nhận nhưng sau đó đã rút lại tuyên bố đó), trong khi Serbia tiếp tục tuyên bố đây là một phần lãnh thổ của mình.

Lịch sử sửa

Nhà nước này được thành lập năm 1918 bằng việc kết hợp quốc gia lâm thời Nhà nước Slovene, Croat và Serb, từ lãnh thổ của Đế quốc Áo-Hung cũ, với Vương quốc Serbia độc lập. Vương quốc Montenegro sáp nhập với Serbia chỉ năm ngày sau đó, trong khi các khu vực Kosovo, VojvodinaMacedonia đã là một phần của Serbia trước khi sáp nhập. Trong 11 năm đầu tồn tại, quốc gia này có tên chính thức là Vương quốc Serb, Croat và Slovene, nhưng cái tên Nam Tư là tên thường được gọi từ khi thành lập. Ngày 17 tháng 4 năm 1941, Nam Tư bị Đức quốc xã chiếm đóng và được tái cấu trúc thành bốn tỉnh nằm dưới sự cai quản của ngoại quốc; một chính phủ lưu vong hoàng gia, được Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland công nhận và sau là tất cả các cường quốc thuộc khối Đồng Minh, đã được thành lập ở Luân Đôn. Năm 1943, một đất nước mới mang tên Liên bang Dân chủ Nam Tư tuyên bố thành lập, và thủ đô của nó được giải phóng sau Cuộc phản công Beograd. Vua của nước này bị chính thức phế truất bởi hội đồng Hiến pháp vào ngày 29 tháng 11 năm 1945.

Xem thêm sửa

  1. ^ Busch, Birgitta; Kelly-Holmes, Helen (2004). Language, Discourse and Borders in the Yugoslav Successor States. Multilingual Matters. tr. 26. ISBN 978-1-85359-732-9.
  2. ^ Alexander, Ronelle (2013). “Language and Identity: The Fate of Serbo-Croatian”. Trong Daskalov, Rumen; Marinov, Tchavdar (biên tập). Entangled Histories of the Balkans: Volume One: National Ideologies and Language Policies. Koninklijke Brill NV. tr. 371. ISBN 978-90-04-25076-5. Now, however, the official language of the new state, the Kingdom of Serbs, Croats, and Slovenes, bore the unwieldy name Serbo-Croato-Slovene (srpsko-hrvatsko-slovenački).
  3. ^ Wojciechowski, Sebastian; Burszta, Wojciech J.; Kamusella, Tomasz (2006). Nationalisms across the globe: an overview of nationalisms in state-endowed and stateless nations. 2. School of Humanities and Journalism. tr. 79. ISBN 978-83-87653-46-0. Similarly, the 1921 Constitution declared Serbocroatoslovenian as the official and national language of the Kingdom of Serbs, Croats, and Slovenians.