Vườn quốc gia Kaziranga

Vườn quốc gia Kaziranga (Assamese: [kaziɹɔŋa ɹast(ɹ)iɔ uɪddan]) là một vườn quốc gia nằm ở các huyện Golaghat, Karbi AnglongNagaon của bang Assam, Ấn Độ. Vườn quốc gia được công nhận là một di sản thế giới, nơi đây là khu vực cư trú của hai phần ba số lượng loài tê giác một sừng trên thế giới với 2413 cá thể được xác định vào năm 2018.[1] Kaziranga tự hào là khu bảo tồn có mật độ hổ lớn nhất trên thế giới và được công nhận là khu bảo tồn hổ trong năm 2006 (hiện nay mật độ hổ cao nhất là ở vườn quốc gia Orang). Ngoài ra, nơi đây còn có số lượng lớn các loài voi, trâu rừnghươu đầm lầy.[2] Kaziranga cũng được công nhận là một vùng chim quan trọng bởi Birdlife International cho bảo tồn các loài chim khu vực.

Vườn quốc gia Kaziranga
Kaziranga là thành trì quan trọng nhất của loài tê giác Ấn Độ
Bản đồ hiển thị vị trí của Vườn quốc gia Kaziranga
Bản đồ hiển thị vị trí của Vườn quốc gia Kaziranga
Vị tríHuyện GolaghatNagaon, Assam,  Ấn Độ
Thành phố gần nhấtJorhat, Tezpur
Diện tích430 kilômét vuông (170 dặm vuông Anh)
Thành lập1905
Cơ quan quản lýChính phủ Ấn Độ, Chính phủ bang Assam
Tên chính thứcVườn quốc gia Kaziranga
LoạiThiên nhiên
Tiêu chuẩnix, x
Đề cử1985
Số tham khảo337
Quốc gia Ấn Độ
VùngChâu Á và châu Đại Dương

So với các khu bảo tồn khác ở Ấn Độ, Kaziranga đã đạt được thành công đáng kể trong việc bảo tồn các loài động vật hoang dã. Nằm trên cạnh của Đông Himalaya khiến nơi đây trở thành điểm nóng về đa dạng sinh học, kết hợp đa dạng loài cao. Kaziranga có diện tích lớn cỏ voi, vùng đầm lầy và dày đặc khu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng, chằng chịt bởi bốn con sông lớn, trong đó có sông Brahmaputra và rất nhiều các con lạch nhỏ. Kaziranga đã trở thành chủ đề của nhiều cuốn sách, bài hát và phim tài liệu. Vườn quốc gia kỷ niệm 100 năm vào năm 2005 sau khi nó thành lập vào năm 1905 như một khu rừng dự trữ.

Lịch sử sửa

Lịch sử của Kaziranga bắt đầu như một khu bảo tồn có thể bắt nguồn từ năm 1904 khi Mary Curzon, Nữ Nam tước Curzon của Kedleston, phu nhân của Phó vương Ấn Độ George Curzon, Hầu tước Curzon thứ nhất của Kedleston đã đến thăm khu vực này.[3] Sau khi không được thấy một con tê giác nào, mà khu vực này nổi tiếng nên bà đã thuyết phục chồng mình thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo vệ các loài đang bị suy giảm.[4]

Chú thích sửa

  1. ^ Bhaumik, Subir (ngày 17 tháng 4 năm 2007). “Assam rhino poaching 'spirals'. BBC News. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.
  2. ^ “Welcome to Kaziranga”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2013.
  3. ^ “Kaziranga's centenary celebrations” (bằng tiếng Anh). ngày 18 tháng 2 năm 2005. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2020.
  4. ^ Bhaumik, Subir (ngày 18 tháng 2 năm 2005). “Kaziranga's centenary celebrations”. BBC News. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2008.

Tham khảo sửa

  • Barthakur, Ranjit; Sahgal, Bittu (2005). “The Kaziranga Inheritance”. Mumbai: Sanctuary Asia. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  • Choudhury, Anwaruddin (2000). The Birds of Assam. Guwahati: Gibbon Books and World Wide Fund for Nature.
  • Choudhury, Anwaruddin (2003). Birds of Kaziranga National Park: A checklist. Guwahati: Gibbon Books and The Rhino Foundation for Nature in NE India.
  • Choudhury, Anwaruddin (2004). Kaziranga Wildlife in Assam. India: Rupa & Co.
  • Choudhury, Anwaruddin (2010). The vanishing herds: the wild water buffalo. Guwahati,India: Gibbon Books, Rhino Foundation, CEPF & COA, Taiwan.
  • Dutta, Arup Kumar (1991). Unicornis: The Great Indian One Horned Rhinoceros. New Delhi: Konark Publication.
  • Gee, E.P. (1964). The Wild Life of India. London: Collins.
  • Jaws of Death—a 2005 documentary by Gautam Saikia about Kaziranga animals being hit by vehicular traffic while crossing National Highway 37, winner of the Vatavaran Award.
  • Oberai, C.P. (2002). Kaziranga: The Rhino Land. B.S. Bonal. New Delhi: B.R. Publishing.
  • Shrivastava, Rahul; Heinen, Joel (2007). “A microsite analysis of resource use around Kaziranga National Park, India: Implications for conservation and development planning”. Journal of Environment and Development 16(2): 207–226. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp); |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  • Shrivastava, Rahul; Heinen, Joel (2005). “Migration and Home Gardens in the Brahmaputra Valley, Assam, India”. Journal of Ecological Anthropology 9: 20–34. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp); |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  • Shrivastava, Rahul; Heinen, Joel (2003). “A pilot survey of nature-based tourism at Kaziranga National Park and World Heritage Site, India”. “American Museum of Natural History: Spring Symposium”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2005.. templatestyles stripmarker trong |publisher= tại ký tự số 1 (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp); |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp)

Liên kết ngoài sửa