Vườn quốc gia Khangchendzonga

Vườn quốc gia Khangchendzonga còn được biết đến với tên Vườn quốc gia Kanchenjunga hay Khu dự trữ sinh quyển Kanchenjunga là một vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển nằm tại Sikkim, Ấn Độ. Tên của nó bắt nguồn từ Kangchenjunga, đỉnh núi có chiều cao 8.586 mét và là đỉnh cao thứ 3 thế giới. Tổng diện tích của vườn quốc gia này là 849,5 km2 (328,0 dặm vuông Anh) bao gồm núi cao, sông băng. Vườn quốc gia là nơi đáng chú ý khi là nhà của một số loài động vật hoang dã cực kỳ quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng cao như Báo tuyết, Dê núi sừng ngắn Himalaya, Hươu xạ.

Vườn quốc gia Khangchendzonga
Núi Kanchenjunga nhìn từ đèo Goecha La, vườn quốc gia Khangchendzonga, Sikkim
Bản đồ hiển thị vị trí của Vườn quốc gia Khangchendzonga
Bản đồ hiển thị vị trí của Vườn quốc gia Khangchendzonga
Kanchenjunga NP
Vị tríBắc Sikkim, Sikkim
Thành phố gần nhấtChungthang
Tọa độ27°39′22,7″B 88°18′44,3″Đ / 27,65°B 88,3°Đ / 27.65000; 88.30000
Diện tích1.784 km2 (689 dặm vuông Anh)
Thành lập1977
Lượng kháchNA (năm NA)
Cơ quan quản lýBộ Môi trường, Rừng và Biến đổi Khí hậu, Chính phủ Ấn Độ
LoạiHỗn hợp
Tiêu chuẩniii, vi, vii, x
Đề cử2016 (Kỳ họp 40)
Số tham khảo1513
Quốc gia Ấn Độ

Năm 2016, vườn quốc gia đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và nó cũng là di sản hỗn hợp đầu tiên tại Ấn Độ.

Lịch sử sửa

Trong quá khứ, vườn quốc gia là nơi có một vài khu định cư của bộ lạc người Lepcha. Tu viện Tholung nằm trong vùng đệm của vườn quốc gia là một trong những tu viện linh thiêng nhất ở Sikkim.[1][2][3]

Địa lý sửa

Vườn quốc gia nằm ở phía Bắc và Tây của Sikkim. Độ cao nơi đây dao động từ 1.829 mét (6.001 ft) tới 8.550 mét (28.050 ft) với tổng diện tích 849,5 km2 (328,0 dặm vuông Anh) khiến nó là một trong số những vườn quốc gia cao nhất tại Ấn Độ.

Phía bắc của vườn quốc gia là Khu dự trữ thiên nhiên quốc gia QomolangmaTây Tạng, trong khi phía tây là Khu bảo tồn Kanchenjunga của Nepal.[4]

Tự nhiên sửa

Thực vật chủ yếu tại đây là rừng lá rộng ôn đới và rừng hỗn giao với sự xuất hiện của Sồi, Lãnh sam, Bạch dương, Phong, Liễu...Ngoài ra là các loài cây bụi, cỏ núi cao, cây thuốcrau thơm.

Về động vật, vườn quốc gia là nơi đáng chú ý với sự xuất hiện của nhiều loài động vật quý hiếm như Báo tuyết, Dê núi sừng ngắn Himalaya, Hươu xạ, Sói đỏ, Gấu lợn, Gấu đen Himalaya, Gấu trúc đỏ, Cầy hương, Lừa hoang Tây Tạng, Cừu Bharal, Sơn dương Himalaya, Linh ngưu và một số loài bò sát trong đó như rắn hổ bướm. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, cáo đỏ châu Á đang trở nên rất hiếm trong khu vực. Những con sói sinh sống trong Khu dự trữ sinh quyển Khangchendzonga được cho là thuộc về các phân loài hiếm và khác biệt về mặt di truyền là C. a. primaevus. C. a. primaevus.[5]

Khangchendzonga còn là nhà của 550 loài chim trong đó phải kể đến Trĩ, Gà lôi Satyr, Gà lôi Tây Á, Ó cá, Kền kền Himalaya, Kền kền râu, Cu xanh, Gà tuyết Tây Tạng, Bồ câu tuyết, Tìm vịt lục bảo châu Á, Họ Hút mậtĐại bàng.

Văn hóa sửa

Vườn quốc gia cũng là nơi mang trị văn hóa to lớn của những người dân bản địa Sikkim. Một số lượng lớn các yếu tố tự nhiên bao gồm hang động, sông hồ, núi... kết hợp với các câu chuyện thần thoại là những đối tượng thờ cúng của người dân bản địa. Ý nghĩa linh thiêng của câu chuyện được tích hợp với tín ngưỡng Phật giáo chính là yêu tố tinh thần của người Sikkim.

Tham khảo sửa

  1. ^ “Tholung Monastery (1789 A.D)”. Department of Ecclesiastical Affairs, Government of Sikkim. Department of Information Technology Government of Sikkim. Bản gốc lưu trữ 15 Tháng tư năm 2017. Truy cập 14 Tháng tư năm 2017.
  2. ^ “Tholung Monastery Trekking - 10 Days”. Alpine Adventure Club. Alpine Adventure Club Treks & Expedition. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2017.
  3. ^ “Khangchendzonga National Park: Tholung monastery in the buffer zone of KBR”. UNESCO World Heritage Centre. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2017.
  4. ^ Bhuju, U. R., Shakya, P. R., Basnet, T. B., Shrestha, S. (2007). Nepal Biodiversity Resource Book. Protected Areas, Ramsar Sites, and World Heritage Sites. Lưu trữ 2011-07-26 tại Wayback Machine International Centre for Integrated Mountain Development, Ministry of Environment, Science and Technology, in cooperation with United Nations Environment Programme, Regional Office for Asia and the Pacific. Kathmandu, Nepal. ISBN 978-92-9115-033-5
  5. ^ Bashir, T. A. W. Q. I. R., et al. Precarious status of the Endangered dhole Cuon alpinus in the high elevation Eastern Himalayan habitats of Khangchendzonga Biosphere Reserve, Sikkim, India. Oryx (2013): 1-8.