Vết (đại số tuyến tính)
Trong đại số tuyến tính, vết (tiếng Anh: trace) của một ma trận vuông A bậc nxn được xác định bằng tổng các phần tử trên đường chéo chính (đường nối từ góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải) của A [1].
với aii là ký hiệu phần tử ở hàng thứ i và cột thứ i của A. Tương đương với vết của ma trận là tổng của các trị riêng của nó, và nó bất biến khi thay đổi cơ sở. Sự đặc trưng hóa này có thể sử dụng để xác định vết cho các toán tử tuyến tính trong trường hợp tổng quát. Chú ý rằng, vết chỉ được định nghĩa cho một ma trận vuông.
Xét về ý nghĩa hình học, vết ma trận có thể được giải thích như là một sự thay đổi nhỏ của thể tích (như đạo hàm của định thức), và được miêu tả chính xác bằng công thức Jacobi..
Ký hiệu của nó thường là Sp hoặc Tr.
Ví dụ
sửaGọi T là một toán tử tuyến tính biểu diễn bằng ma trận
Thì tr(T) = −2 + 1 − 1 = −2.
Tính chất
sửaLiên hệ với các giá trị riêng
sửaVết của ma trận A bằng tổng các giá trị riêng của nó [2].
- ,
trong đó là giá trị riêng của A.
Tuyến tính
sửaCho A,B là các ma trận vuông cùng cấp và c là hằng số, khi đó:
- ,
- .
Giao hoán
sửaCho A là ma trận m hàng n cột, còn B là ma trận n hàng và m cột, thì [2]:
- . dù
Vết của ma trận liên hợp
sửaCho A là ma trận vuông cấp n bất kì, Cho P là ma trận vuông cấp n và khả nghịch. Liên hợp của A theo P là , khi đó ta có:
- ,
có nghĩa là khi ta lấy liên hợp của ma trận thì vết của nó không thay đổi.
Vết của ma trận chuyển vị
sửaCho A là ma trận vuông cấp n bất kì, là ma trận chuyển vị của nó. Ta có:
- .
Vết của tích ma trận đối xứng và ma trận phản đối xứng
sửaVết của tích ma trận đối xứng và ma trận phản đối xứng bằng 0. Có nghĩa là: Nếu A là ma trận đối xứng và B là ma trận phản đối xứng, thì:
- .
Vết của ma trận lũy đẳng
sửaVết của ma trận lũy đẳng A (ma trận A sao cho A2 = A) bằng hạng của A.
Vết của ma trận lũy linh
sửaVết của ma trận lũy linh A bằng 0.