Vụ tấn công Charlie Hebdo

Vụ tấn công khủng bố tòa soạn báo Charlie Hebdo tại Paris, ngày 7 tháng 1 năm 2015

Vụ tấn công trụ sở của Charlie Hebdo hay thường được biết đến với cái tên Vụ xả súng Charlie Hebdovụ tranh cãi Charlie Hebdo là vụ xả súng diễn ra ngày 7 tháng 1 năm 2015 tại trụ sở tuần báo trào phúng Charlie Hebdo ở số 10 phố Nicolas-Appert, quận 11, Paris, Pháp. Vụ xả súng khiến 12 người thiệt mạng, 11 người khác bị thương trong đó có bốn người bị thương rất nặng. Trong diễn biến liên quan sau đó, thêm 1 cảnh sát và bốn con tin ở một siêu thị bị bắn chết. Trong chiến dịch đột kích của cảnh sát Pháp, 3 nghi phạm đã bị bắn chết, trong khi cảnh sát Pháp có một người bị thương.

Vụ tấn công Charlie Hebdo
Một phần của Các vụ tấn công Île-de-France Tháng 1 năm 2015
Phóng viên, cảnh sát và lực lượng cấp cứu tại hiện trường, vài giờ sau vụ tấn công.
Địa điểm10 phố Nicolas-Appert, quận 11, Paris, Pháp[1]
Tọa độ48°51′33″B 2°22′13″Đ / 48,859246°B 2,370258°Đ / 48.859246; 2.370258
Thời điểm7 tháng 1 năm 2015
11:30 CET (UTC+01:00)
Mục tiêuCác nhân viên của tạp chí Charlie Hebdo
Loại hìnhXả súng hàng loạt
Vũ khíSúng trường Kalashnikov
Shotgun
RPG[2][3][4]
Tử vong12
Bị thương11
Thủ phạmAl-Qaeda ở bán đảo Ả Rập[5][6]
Người tấn côngSaïd Kouachi và Chérif Kouachi[7]
Động cơHồi giáo cực đoan

5 họa sĩ biếm họa nổi tiếng của Pháp là Charb, Cabu, Tignous, Wolinski, Honoré cùng nhà phân tích kinh tế Bernard Maris đều là nạn nhân trong vụ tấn công này. Đây trở thành sự kiện có thương vong lớn nhất tại Pháp kể từ vụ đánh bom chuyến tàu Strasbourg-Paris ngày 18 tháng 6 năm 1961 khiến 28 người thiệt mạng.

Nguyên nhân sửa

Charlie Hebdo vốn là mục tiêu công kích từ những thành phần cực đoan trên khắp thế giới. Những nội dung châm biếm về tôn giáo, đặc biệt về những kẻ sùng đạo luôn có mặt trên những trang báo, trở thành vấn đề chính của nhiều vụ kiện tụng, chủ yếu từ AGRIF (cực đoan Công giáo).

Năm 2006, tờ báo cho đăng lại 12 bức vụ biếm họa nhà tiên tri Muhammad của tờ báo Đan Mạch Jyllands-Posten. Lập tức, tờ báo bị khởi kiện bởi Hiệp hội những tổ chức Hồi giáo tại Pháp cũng như Liên hiệp Hồi giáo thế giới, song đơn kiện đều bị bác bỏ ở tòa sơ thẩm lẫn phúc thẩm.

Năm 2011, sau khi cho phát hành số đặc biệt mang tên Charia Hebdo châm biếm chiến thắng của Đảng Phục hưngTunisia, những lời đe dọa nhằm tới tòa báo này ngày một lớn, dẫn tới việc trụ sở bị thiêu rụi bởi một quả bom xăng Motolov. Kể từ đó, trụ sở của tòa báo luôn được bảo vệ từ các cơ quan an ninh[8].

Tháng 1 năm 2013, Charlie Hebdo cho phát hành số báo mang tên La Vie de Mahomet (Cuộc đời của Mahomet) mà qua đó họa sĩ kiêm tổng biên tập Charb kể về nhà tiên tri Muhammad qua những mẩu truyện tranh[9]. Tổ chức Al-Qaeda ở bán đảo Ả Rập (AQAP) công bố danh sách 11 nhân vật phương Tây "được săn lùng, sống hay đã chết, vì tội ác chống lại Hồi giáo" trong đó có Charb[10][11].

Ngày 7 tháng 1 năm 2015, cùng ngày với vụ thảm kịch, số báo số 1117 với trang bìa được họa sĩ Luz vẽ châm biếm tại trang nhất[12] về nhà văn Michel Houellebecq cùng cuốn tiểu thuyết mới nhất của ông vốn đề cập tới một nước Pháp Hồi giáo lúc giao thời[13]. Nội dung số báo còn có một bức tranh khác của Charb với nhan đề "Toujours pas d'attentats en France" ("Vẫn chưa có vụ tấn công nào ở Pháp") có hình ảnh một người Hồi giáo đứng nói "Attendez! On a jusqu'à la fin janvier pour présenter ses vœux..." ("Hãy cứ chờ xem! Ta còn cả tháng 1 để đưa ra lời nguyện [đầu năm]...")[14][15]. Vài phút trước vụ tấn công, họa sĩ Honoré, một trong những nạn nhân sau đó, còn đăng một bức hình lên tài khoản twitter của tờ báo: Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh của Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant, đang đứng cầu phước lành năm mới "Et surtout la santé!" ("Và trên hết là sức khỏe!")[16].

Diễn biến vụ xả súng sửa

2 kẻ bịt mặt và mặc đồ đen[17] đột nhập vào trụ sở tờ Charlie Hebdo khoảng lúc 11h30' với 2 khẩu AK-47. Trước đó, họ tới nhầm địa chỉ ở số 6 (theo lưu trữ cũ về Charlie Hebdo) rồi chuyển tới địa chỉ ở số 10 phố Nicolas-Appert[18] (tờ báo đã bí mật đổi địa chỉ hơn 1 năm trước)[19]. Theo các nhân chứng, họ uy hiếp họa sĩ Coco (Corinne Rey) buộc bà phải mở cửa. Sau đó, họ bắn 2 người thợ bảo dưỡng ở lối vào khiến 1 người thiệt mạng, còn người khác bị thương nặng[20], tiếp đó ập vào phòng biên tập nhằm hạ sát toàn bộ thành viên đang họp định kỳ hàng tuần ở tầng 3[21]. Họ lập tức bắn chết Charb – mục tiêu hàng đầu – trước khi xả súng vào toàn bộ 10 người còn lại, bao gồm 8 thành viên ban biên tập, 1 khách mời và 1 cảnh sát đặc biệt để bảo vệ Charb[22]. Họ tiếp tục nã súng trên đường rút lui và hô vang "Allahu akbar" ("Thánh Allah vĩ đại")[23].

Theo công tố viên quốc gia François Molins, họ sau đó chạy trốn cùng chiếc Citroën C3 II đỗ ngoài cửa tòa nhà[24], trong khi đồng phạm thứ 3 chạy trốn hướng khác với chiếc xe máy TMax. Họ đi qua một con phố cắt ngang và gặp một xe cảnh sát, họ xả súng song không ai bị thương. Tiếp đó, họ gặp chiếc xe tuần khác của cảnh sát, tiếp tục đấu súng nhưng cũng không ai bị thương. Cuối cùng họ gặp chiếc xe cảnh sát thứ 3 ở địa chỉ số 52 đại lộ Richard-Lenoir[25]. Họ ra khỏi xe, nổ súng khiến viên cảnh sát bị thương ở bụng. Một tên tiến lại phía người cảnh sát vốn đã ngã gục và đầu hàng, nã một viên đạn vào đầu anh trước khi 2 tên còn lại quay lại xe và hét lớn "On a vengé le prophète Mohamed" ("Chúng ta đã trả thù cho tiên tri Mohamed") và "On a tué Charlie Hebdo" ("Chúng ta đã giết chết Charlie Hebdo")[26]. Bị truy lùng, họ liền đổi lấy một chiếc Volkswagen Touran (làm thương nặng nữ tài xế) ở quảng trường Colonel-Fabien[27], sau đó bỏ chiếc xe lại ở địa chỉ 45 phố de Meaux trước cửa một hàng bánh mỳ, tấn công một người khác để cướp chiếc Renault Clio lái về Porte de Pantin[28]. Cảnh sát mất dấu họ từ đây[29].

Báo cáo cho thấy có tổng cộng 12 người thiệt mạng, trong đó có 2 cảnh sát, ngoài ra là 11 người khác bị thương[30]. Một cuộc lùng kiếm rộng rãi đã được thực hiện, sau khi một trong 3 kẻ tình nghi đã để rơi chứng minh thư trong một chiếc xe bị bỏ lại[31][32].

Hệ thống cảnh báo nguy hiểm Vigipirate của Pháp lập tức được đặt ở mức cao nhất "cảnh báo tấn công" trong vùng Île-de-France. Công tố viên quốc gia François Molins lập tức tuyên bố áp dụng hệ thống chống khủng bố sau khi nhận được bản báo cáo công bố những mối liên quan giữa những kẻ sát nhân với các tổ chức khủng bố, mặt khác cũng đề nghị chương trình bảo vệ nhân chứng.

Nạn nhân sửa

8 trong tổng số 12 nạn nhân là biên tập viên của tờ Charlie Hebdo, bao gồm các họa sĩ Cabu, Charb, Honoré, Tignous và Wolinski[33], nhà nghiên cứu kinh tế Bernard Maris (tham gia dưới nghệ danh "Oncle Bernard"), biên tập câu từ và lời thoại Mustapha Ourad, nhà phân tích tâm lý Elsa Cayat[34] và một khách mời đặc biệt của tờ báo – Michel Renaud, người sáng lập ra tạp chí Rendez-vous du carnet de voyage de Clermont-Ferrand[35], từ Clermont đến Paris để mang vài bức họa cho Cabu. Frédéric Boisseau, nhân viên vệ sinh của Sodexo, cũng là một trong số những nạn nhân[36][37].

2 cảnh sát thiệt mạng bao gồm Ahmed Merabet (42 tuổi)[27], sĩ quan của quận 11, và Franck Brinsolaro (49 tuổi) thuộc Cơ quan bảo vệ đặc biệt (SDLP) có trách nhiệm bảo vệ cho tổng biên tập Charb của tờ tạp chí[38][39].

Trong số những người bị thương có những nhà báo Philippe Lançon[40] (thương vùng mặt[41]), Fabrice Nicolino[42] (thương ở đùi[41]) và nhà thiết kế web Simon Fieschi của tạp chí Riss[43] (thương nặng[41]), ngoài ra còn có 1 nhân viên vệ sinh hành lang khác cũng bị thương nặng[42]. Theo nhà báo Mathieu Madénian, 1 nhân viên khác của SDLP cũng bị thương. Danh sách người bị thương còn có 2 cảnh sát cơ động.

Gérard Gaillard – người bạn đưa Michel Renaud tới tòa báo – có mặt trong vụ xả súng song không bị thương tích[44]. Nhà báo nổi tiếng Laurent Léger kịp nấp sau một chiếc bàn và là người đầu tiên báo tin ra ngoài về vụ xả súng[45][46]. Cũng có mặt trong buổi họp của tờ báo, song nữ nhà báo Sigolène Vinson không bị sát hại. Theo một nhân chứng kể lại trên RFI, tay sát nhân nói: "Chúng ta không giết phụ nữ, nhưng ngươi phải cải đạo sang Hồi giáo và đeo mạng che mặt."[47] Theo những nhân chứng khác, họa sĩ Coco (Corinne Rey) và con đều bị giữ làm con tin, bị ép phải mở cửa vốn được khóa mã điện tử và theo dõi vụ xả súng trước khi được thả đi.

Những thành viên còn lại của tờ báo không có mặt trong buổi họp bao gồm Gérard Biard, vốn đang đi nghỉ ở London[48]; Luz và Catherine Meurisse thì đến muộn[49]; Antonio Fischetti bận đi dự buổi tang lễ; Mathieu Madénian; bác sĩ Patrick Pelloux đang tham gia một buổi họp về hợp tác cấp cứu y tế[50]; và họa sĩ Willem không tham gia buổi họp[51][52].

Điều tra sửa

Nghi phạm sửa

Kẻ tình nghi 18 tuổi, mà vẫn còn đi học và là bà con của 2 người còn lại, đã ra trình diện cảnh sát tại trạm Charleville-Mézières. Hai người tình nghi kia được cho là đã cướp một trạm cây xăng gần Villers-Cotterêts.[53][54].

Truy tìm sửa

Ngày 09 tháng 1

9:34: 2 anh em Kouachi đã trốn vào một nhà in ở Dammartin-en-Goële, đông bắc Paris, và bắt 1 công nhân ở đây làm con tin. Cảnh sát hiện đang thương thuyết với họ. Máy bay tới phi trường quốc tế Paris "Charles de Gaulle", được hướng dẫn tới nơi khác. Thành phố Dammartin-en-Goële nằm bên cạnh các bãi đáp của phi trường này.

13:27: Đồng bọn của 2 anh em Kouachi đã tấn công một cửa hàng tạp hoá Do Thái ở Paris, khu vực Porte de Vincennes, bắt 6 người làm con tin. Cảnh sát cho biết (14:35) đây là Hayat Boumeddiene (26) (hình như không có tham dự) và Amediy Coulibaly (32), với hình ảnh 2 người. Amedy Coulibaly ngày hôm qua đã giết một nữ cảnh sát tại Montrouge. 16:04: Họ dọa là sẽ giết tất cả con tin, nếu cảnh sát tấn công vào nhà in, nơi cố thủ của 2 anh em Kouachi.

17:01: cảnh sát đã tấn công nhà in và 17:15 vào siêu thị, 2 anh em khủng bố và kẻ giữ người làm con tin đều bị bắn chết. Một cảnh sát bị thương, con tin ở nhà in không bị sao cả. bốn con tin ở siêu thị đã bị bắn chết trước khi cảnh sát tấn công vào, hơn 10 người được cứu thoát.

Phản ứng sửa

Charlie Hebdo sửa

 
Dòng chữ "Je suis Charlie" xuất hiện trên trang của Charlie Hebdo và nhanh chóng trở thành khẩu hiệu của những người tuần hành ủng hộ tờ báo trên khắp thế giới.

Bất chấp vụ tấn công, Charlie Hebdo tuyên bố vẫn phát hành số tiếp theo vào ngày 14 tháng 1 năm 2015. Trên trang chính thức, bên dưới dòng chữ "Je suis Charlie" vốn xuất hiện ngay sau vụ tấn công, hình bàn tay nắm chiếc bút chì và một thông báo mới được đưa ra: "Bởi vì ngòi bút luôn ở trên sự tàn bạo, bởi vì tự do là một quyền trên toàn thế giới, bởi vì các bạn ủng hộ chúng tôi, chúng tôi, Charlie, sẽ phát hành số tiếp theo vào thứ tư tuần tới.". Ngày 14-1-2015, tờ Charlie Hebdo phát hành 3 triệu bản, với trang đầu mang bức biếm họa, mà người ta cho là nguyên nhân của vụ trả thù.

Công chúng tuần hành sửa

 
Tuần hành tại Quảng trường République, Paris vào buổi tối sau vụ tấn công.
 
Người dân tới đặt hoa tại Passage Sainte-Anne Popincourt, cạnh trụ sở tòa báo

Tại nhiều thành phố Pháp quần chúng vào buổi chiều và tối sau vụ tấn công đã tham dự các cuộc tuần hành đoàn kết bộc phát, chỉ riêng ở Paris tại Quảng trường République 35.000 người đã tham dự.[55][56] Tại nhiều thành phố lớn khác ở Âu Châu như ở Brüssel, Wien, Berlin, London, Roma, Mailand, Firenze và Madrid nhiều người đã tụ họp lại.[57]

Đa số những người tham dự không mang theo biểu ngữ, cờ quạt, chỉ có nến và áp phích với hàng chữ Je suis Charlie ("Tôi là Charlie"). Câu này đã được nhân viên tòa soạn đưa lên trang mạng của tờ báo Charlie Hebdo; nhấn vào hàng chữ sẽ được dẫn tới một tập tin pdf với nhiều lời dịch sang các ngôn ngữ khác.[58]

Vào ngày chủ nhật 11 tháng 1, gần 4 triệu người tham gia các cuộc tuần hành khắp nơi tại Pháp, và riêng tại Paris khoảng 1,5 triệu người, được xem là lớn nhất trong lịch sử Pháp, với sự tham gia của nhiều chính khách châu Âu, nhiều người nổi tiếng, nhằm tưởng niệm những người thiệt mạng, ủng hộ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí mà nước Pháp là tác giả, và phản đối chủ nghĩa khủng bố.[59][60]

Kẻ tấn công sửa

Saïd Kouachi và Chérif Kouachi sửa

Tiểu sử sửa

Saïd Kouachi và Chérif Kouachi
 
   
Chérif Kouachi (trái) và Saïd Kouachi
SinhChérif: (1982-11-29)29 tháng 11 năm 1982
Saïd: (1980-09-07)7 tháng 9 năm 1980
10th Ardt, Paris, Pháp
Mất(2015-01-09)9 tháng 1 năm 2015 (tuổi 32 và 34)
Dammartin-en-Goële, Pháp
Nguyên nhân mấtChấn thương do súng đạn
Quốc tịchNgười Pháp
Chi tiết
Ngày7–9 tháng 1 năm 2015
Địa điểmvăn phòng Charlie Hebdo
Đối tượngcán bộ Charlie Hebdo
Số người chết12
Số người bị thương11
Vũ khí

Cảnh sát nhanh chóng xác định anh em Saïd Kouachi (phát âm tiếng Pháp: (phát âm tiếng Pháp: ​[sa.id kua.ʃi]; 7 tháng 9 năm 1980 - 9 tháng 1 năm 2015) và Chérif Kouachi ([ʃe.ʁif]; 29 tháng 11 năm 1982 - 9 tháng 1 năm 2015) là nghi phạm chính[a] Công dân Pháp sinh ra ở Paris với người nhập cư Algeria, hai anh em mồ côi từ nhỏ sau khi tự tử rõ ràng của mẹ mình và được đưa vào một nhà nuôi dưỡng ở Rennes.[62] Sau hai năm, họ được chuyển đến một trại trẻ mồ côi ở Corrèze năm 1994, cùng với một em trai và một chị gái.[66][67] Hai anh em chuyển đến Paris vào khoảng năm 2000.[68]

Chérif, còn được gọi là Abu Issen, là thành viên của một băng đảng không chính thức đã gặp nhau tại công viên giải trí des des Chates ở Paris để thực hiện các cuộc tập trận theo phong cách quân đội và phái các chiến binh thánh chiến đến chiến đấu cho al-Qaeda ở Iraq sau cuộc xâm lược năm 2003.[69][70] Chérif bị bắt ở tuổi 22 vào tháng 1 năm 2005 khi anh ta và một người đàn ông khác chuẩn bị rời đi Syria, vào thời điểm đó là cửa ngõ cho các chiến binh thánh chiến muốn chiến đấu với quân đội Hoa Kỳ tại Iraq.[71] Anh đến nhà tù Fleury-Mérogis, nơi anh gặp Amedy Coulibaly.[72] Trong tù, họ tìm thấy một người cố vấn, Djamel Beghal, người đã bị kết án 10 năm tù năm 2001 vì tham gia đánh bom đại sứ quán Mỹ ở Paris.[71] Beghal đã từng là một người thờ phượng thường xuyên tại Nhà thờ Hồi giáo Finsbury Park ở London và là môn đệ của các nhà truyền giáo cực đoan Abu Hamza[73] và Abu Qatada.

Khi ra tù, Chérif Kouachi kết hôn và có một công việc ở một chợ cá ở ngoại ô Paris. Ông trở thành học trò của Farid Benyettou, một nhà truyền giáo Hồi giáo cực đoan tại Nhà thờ Hồi giáo Addawa ở quận 19 của Paris. Kouachi muốn tấn công các mục tiêu Do Thái ở Pháp, nhưng Benyettou nói với anh rằng Pháp, không giống như Iraq, không phải là "vùng đất của thánh chiến".[74]

Vào ngày 28 tháng 3 năm 2008, Chérif bị kết án khủng bố và bị kết án ba năm tù, với 18 tháng tù treo, vì đã tuyển mộ các chiến binh cho nhóm phiến quân Hồi giáo Abu Musab al-Zarqawi ở Iraq.[62] Ông nói sự phẫn nộ về sự tra tấn tù nhân của Quân đội Hoa Kỳ tại Nhà tù Trung tâm Baghdad ở Abu Ghraib đã truyền cảm hứng cho ông để giúp đỡ quân nổi dậy ở Iraq.[75][76]

Các tài liệu tư pháp của Pháp tuyên bố Amedy Coulibaly và Chérif Kouachi đã đi cùng vợ vào năm 2010 đến miền trung nước Pháp để thăm Djamel Beghal. Trong một cuộc phỏng vấn của cảnh sát vào năm 2010, Coulibaly xác định Chérif là một người bạn anh đã gặp trong tù và nói rằng họ gặp nhau thường xuyên.[77] Vào năm 2010, anh em Kouachi được đặt tên liên quan đến một âm mưu thoát ra khỏi nhà tù của một kẻ Hồi giáo khác, Smaïn Aït Ali Belkacem. Vì thiếu bằng chứng, họ đã không bị truy tố. Belkacem là một trong những người chịu trách nhiệm cho vụ đánh bom Paris Métro và RER năm 1995 khiến 8 người thiệt mạng.[71][78]

Từ năm 2009 đến 2010, Saïd Kouachi đã đến thăm Yemen bằng visa du học để học tại Học viện Ngôn ngữ Ả Rập. Ở đó, theo một phóng viên người Yemen đã phỏng vấn Saïd, anh đã gặp và kết bạn với Umar Farouk Abdulmutallab, thủ phạm của vụ đánh bom chuyến bay của hãng hàng không Tây Bắc 253 sau năm 2009. Cũng theo phóng viên, hai người đã chia sẻ một căn hộ cho "một hoặc hai tuần".[79]

Năm 2011, Saïd trở lại Yemen trong một vài tháng và được huấn luyện với al-Qaeda tại phiến quân bán đảo Ả Rập.[80] Theo một nguồn tin tình báo cấp cao của Yemen, ông đã gặp nhà truyền giáo al Qaeda Anwar al-Awlaki ở tỉnh Shabwa phía nam.[81] Chérif Kouachi nói với BFM TV rằng anh ta đã được tài trợ bởi một mạng lưới trung thành với Anwar al-Awlaki, người đã bị giết bởi một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào năm 2011 tại Yemen.[82] Theo các quan chức Mỹ, Mỹ đã cung cấp cho Pháp tình báo vào năm 2011 cho thấy anh em được đào tạo ở Yemen. Chính quyền Pháp theo dõi họ cho đến mùa xuân năm 2014.[83] Trong thời gian dẫn đến vụ tấn công Charlie Hebdo, Saïd sống cùng vợ con trong một căn hộ ở Reims. Hàng xóm mô tả ông là người đơn độc.[cần dẫn nguồn]

Các vũ khí được sử dụng trong vụ tấn công được cung cấp thông qua thế giới ngầm Brussels. Theo báo chí Bỉ, một tên tội phạm đã bán Amedy Coulibaly, súng phóng lựu phóng tên lửa và súng trường Kalashnikov mà anh em Kouachi sử dụng với giá dưới 5.000 euro.[84]

Trong một cuộc phỏng vấn giữa Chérif Kouachi và Igor Sahiri, một trong những nhà báo truyền hình BFM của Pháp, Chérif tuyên bố rằng "Chúng tôi không phải là kẻ giết người. Chúng tôi là người bảo vệ nhà tiên tri, chúng tôi không giết phụ nữ. Chúng tôi không giết ai. Nếu ai đó xúc phạm nhà tiên tri thì không có vấn đề gì, chúng ta có thể giết anh ta. Chúng tôi không giết phụ nữ. Chúng tôi không giống bạn. Bạn là những người giết phụ nữ và trẻ em ở Syria, Iraq và Afghanistan. Đây không phải là chúng tôi. Chúng tôi có một mã danh dự trong Hồi giáo."[85]

Đọc thêm sửa

Ghi chú sửa

  1. ^ Information about Chérif and Saïd Kouachi.
    • Main Suspects:
    • Sources stating they are french nationals:

Tham khảo sửa

  1. ^ “En images: à 11 h 30, des hommes armés ouvrent le feu rue Nicolas-Appert”. Le Monde. ngày 7 tháng 1 năm 2015.
  2. ^ “Paris Charlie Hebdo attack: live”. Telegraph.co.uk. ngày 7 tháng 1 năm 2015.
  3. ^ “12 dead in 'terrorist' attack at Paris paper”. Yahoo News. ngày 7 tháng 1 năm 2015.
  4. ^ Ben Doherty. “Tony Abbott condemns 'barbaric' Charlie Hebdo attack in Paris”. the Guardian.
  5. ^ “Charlie Hebdo Paris shooting: Al-Qaeda hit list named cartoonist Stephane Charbonnier”. 7 tháng 1 năm 2015. Truy cập 2015. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  6. ^ “Terrorists shouted they were from Al Qaeda in the Yemen before Charlie Hebdo attack”. The Daily Telegraph. ngày 7 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2015.
  7. ^ 'I am a defender of the prophet… journalists are not civilians, but targets': Chilling boast of terrorists responsible for Charlie Hebdo massacre and carnage in kosher grocery”. ngày 9 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2015.
  8. ^ “« Charlie Hebdo », un journal régulièrement menacé”. Le Monde. ngày 7 tháng 1 năm 2015.
  9. ^ Charlie Hebdo s'apprête à publier une BD sur la vie de Mahomet]”. Le Monde. ngày 31 tháng 12 năm 2012.
  10. ^ Slate: Al-Qaida publie la liste de ses pires ennemis, incluant Charb et Salman Rushdie
  11. ^ Francetvinfo: Le dessinateur français Charb "recherché" par Al-Qaïda
  12. ^ Charlie Hebdo: Houellebecq et djihadistes au sommaire du dernier numéro, Le Point, 7 tháng 1 năm 2015
  13. ^ "L'emballement autour de Michel Houellebecq, Le Monde, 7 tháng 1 năm 2015
  14. ^ Ben Mathis-Lilley (ngày 7 tháng 1 năm 2015). “One of Murdered Cartoonist's Last Drawings Was a Joke About a January Terrorist Attack”. Slate. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2015.
  15. ^ “Attentat contre Charlie Hebdo: le dernier dessin terriblement prémonitoire de Charb”. Metronews. ngày 7 tháng 1 năm 2015.
  16. ^ Attaque à «Charlie Hebdo»: Philippe Honoré, cinquième dessinateur tué, 20 phút, 8 tháng 1 năm 2015
  17. ^ “Hollande devant Charlie Hebdo: "C'est un attentat terroriste". Le Figaro.
  18. ^ “Charlie Hebdo: "Ce ne sont pas des illuminés qui ont agi sur un coup de tête". Le Point. ngày 7 tháng 1 năm 2015.
  19. ^ Patricia Tourancheau (ngày 7 tháng 1 năm 2015). “Un commando organisé”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2015.
  20. ^ “L'Obs: Ce qu'il s'est passé dans l'immeuble de "Charlie Hebdo". L'Observateur. ngày 7 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2015.
  21. ^ “« Charlie Hebdo » visé par une attaque terroriste, la rédaction décimée”. Le Monde. ngày 7 tháng 1 năm 2015.
  22. ^ juilletdirect-Charlie-Hebdo-Paris-fusillade.php “Charlie Hebdo: 12 morts, le commando identifié” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). ngày 7 tháng 1 năm 2015.[liên kết hỏng]
  23. ^ Vincent Vantighem (ngày 7 tháng 1 năm 2015). “VIDEO. Attaque à «Charlie Hebdo»: Ce que l'on sait de la fusillade”. 20phút.
  24. ^ Charlie Hebdo: "Des corps qui sont à terre, des mares de sang, des blessés très graves". Le Point. ngày 7 tháng 1 năm 2015.
  25. ^ “Attaque contre Charlie Hebdo: ce que l'on sait”. Franceinfo. ngày 7 tháng 1 năm 2015.
  26. ^ “Attaque de Charlie Hebdo”. AFP. ngày 7 tháng 1 năm 2015.
  27. ^ a b “Comment s'est déroulée l'attaque contre « Charlie Hebdo »”. Le Monde.fr và AFP. ngày 7 tháng 1 năm 2015..
  28. ^ “Attentat à Charlie Hebdo: trois "criminels" toujours en fuite”. ngày 7 tháng 1 năm 2015.
  29. ^ “Fusillade dans les locaux de Charlie Hebdo: 12 morts”. ngày 7 tháng 1 năm 2015.
  30. ^ “En direct - Fusillade au siège de Charlie Hebdo: « un acte d'une exceptionnelle barbarie »”. La Croix. ngày 7 tháng 1 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2015.
  31. ^ “Charlie Hebdo attack: Paris police name three suspects in manhunt as Kouachi brothers and surrendered 18-year-old 'accomplice'. The Independent.
  32. ^ “Police Identify Suspects in Paris Shooting That Killed 12”. Time. ngày 7 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2015.
  33. ^ Charlie Hebdo: les dessinateurs Cabu, Charb, Tignous et Wolinski sont morts Le Figaro 07/01/2015 13:35
  34. ^ Le Figaro EN DIRECT. Charlie Hebdo fusillade, 7 tháng 1 năm 2015
  35. ^ “Le Clermontois Michel Renaud parmi les victimes de l'attentat de Charlie Hebdo”. La Montagne. ngày 7 tháng 1 năm 2015.
  36. ^ “Attent à Charlie Hebdo. Direct du parisien.fr à 16h46”. Le Parisien. ngày 7 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2015.
  37. ^ Le Monde: Attentat contre « Charlie Hebdo »: Charb, Cabu, Wolinski et les autres, assassinés dans leur rédaction
  38. ^ Laura Thouny (ngày 7 tháng 1 năm 2015). “Attaque contre "Charlie Hebdo": au moins 12 morts, dont Charb et Cabu”. Le Nouvel Observateur.
  39. ^ “Normandie-actu: Hommage. Charlie Hebdo: le policier tué était le mari d'une journaliste de Normandie”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2015.
  40. ^ “Philippe Lançon touché”. Libération. ngày 7 tháng 1 năm 2015.
  41. ^ a b c Attentat à “Charlie Hebdo”: “Vous allez payer car vous avez insulté le Prophète” LeMonde.fr 8/1/2015
  42. ^ a b R.B., « Attentat à Charlie Hebdo: Riss, blessé dans l'attaque », Le Parisien, 8 tháng 1 năm 2015
  43. ^ Paris attacks: Sydney woman's partner in coma after Charlie Hebdo shooting
  44. ^ Charlie Hebdo: Michel Renaud, fondateur du rendez-vous du Carnet de voyage victime de l'attentat, France 3 Auvergne, 7 tháng 1 năm 2015
  45. ^ “Attentat contre "Charlie Hebdo": avis de recherche lancé contre trois hommes”. Le Nouvel Observateur. ngày 7 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2015.
  46. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Léger
  47. ^ RFI: Charlie Hebdo: ce que l'on sait sur l'attentat, RFI, 7 tháng 1 năm 2015.
  48. ^ “En direct: Des coups de feu au siège de Charlie Hebdo”.
  49. ^ “Antonio Fischetti de Charlie Hebdo: « Ces derniers temps, la vigilance s'était relâchée »”. ngày 7 tháng 1 năm 2015.
  50. ^ Thông báo từ đài France Inter ngày 8 tháng 1 năm 2015 trong chương trình 7/9
  51. ^ Émilie Geffray, « Charlie Hebdo: Mathieu Madénian apprend en direct la mort de Charb et Cabu » sur TV Magazine / Le Figaro, 7 tháng 1 năm 2015
  52. ^ Quentin Girard và Cécile Bourgneuf, « Willem: « Je ne vais jamais aux conférences de rédaction, ça m'a sauvé la vie » » Lưu trữ 2018-01-09 tại Wayback Machine trên Libération, 7 tháng 1 năm 2015
  53. ^ Le Courrier picard. “AISNE Les frères Kouachi localisés près de Villers-Cotterêts”. Le Courrier picard.
  54. ^ “Attentat à Charlie Hebdo: Les deux suspects auraient braqué une station-essence à Villers-Cotterêts”. 20phút.fr.
  55. ^ Fabian Federl (ngày 7 tháng 1 năm 2015). "Je suis Charlie": Hitzige Debatten auf Twitter”. Tages Spiegel.
  56. ^ “Zwölf Tote und elf Verletzte nach Anschlag auf Pariser Satiremagazin "Charlie Hebdo" (bằng tiếng Đức). Der Standard. 7 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2015.
  57. ^ “Strage Parigi: solidarietà nelle piazze delle città europee” (bằng tiếng Italienisch). La Repubblica. 7 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2015.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  58. ^ “Je suis Charlie” (PDF) (bằng tiếng verschiedene). Charlie Hebdo. 7 tháng 1 năm 2015. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2015.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  59. ^ Tuần hành lớn nhất lịch sử Pháp, phản đối khủng bố, VnExpress, 11/1/2014
  60. ^ Gần 4 triệu người tham gia cuộc tuần hành lớn nhất lịch sử Pháp, VnExpress, 12/1/2015
  61. ^ Candea, Stefan (ngày 18 tháng 3 năm 2016). “Route of weapons used in Paris terror attacks leads to Slovak online gun shop”. UN Project Linx. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2018.
  62. ^ a b c Higgins, Andrew; De La Baume, Maia (ngày 8 tháng 1 năm 2015). “Two Brothers Suspected in Killings Were Known to French Intelligence Services”. The New York Times. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2015.
  63. ^ “Ce que l'on sait sur la radicalisation des frères Kouachi”. Le Monde (bằng tiếng Pháp). ngày 10 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2015.
  64. ^ Sabin, Lamiat (ngày 8 tháng 1 năm 2015). “Charlie Hebdo: What do we know about suspects Said and Cherif Kouachi who allegedly shot 12 people dead”. The Independent. London. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2015.
  65. ^ “French terror suspect linked to al-Qaeda in Yemen”. USA Today. ngày 9 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2015.
  66. ^ John Lichfield (ngày 19 tháng 1 năm 2015). “The trauma that helped create Charlie Hebdo killers”. The New Zealand Herald.
  67. ^ “Un commando organisé”. Libération. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2015.
  68. ^ Callimachi, Rukmini; Yardley, Jim (ngày 17 tháng 1 năm 2015). “Chérif and Saïd Kouachi's Path to Paris Attack at Charlie Hebdo”. nytimes.com. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2015.
  69. ^ Witte, Griff (ngày 8 tháng 1 năm 2015). “Suspect in Paris attack had 'long-term obsession' carrying out terror attack”. The Washington Post.
  70. ^ Samuel, Henry (ngày 8 tháng 1 năm 2015). “Charlie Hebdo attack: the Kouachi brothers and the network of French Islamists with links to Islamic State”. The Daily Telegraph. London.
  71. ^ a b c “Charlie Hebdo attack: Suspects' profiles”. BBC News. ngày 12 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2015.
  72. ^ Angelique Chrisafis. “Charlie Hebdo attackers: born, raised and radicalised in Paris”. The Guardian. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2015.
  73. ^ “Religiösa hatpredikanter styr islamistisk terror i Europa”. Göteborgs-Posten (bằng tiếng Thụy Điển). Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2017.
  74. ^ “Who are suspects in two violent French standoffs?”. CNN. ngày 8 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2015.
  75. ^ “Paris Magazine Attack”. NBC News. ngày 7 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2015.
  76. ^ “French Muslims flock to, from Iraq's Battlefields”. NBC News. ngày 30 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2015.
  77. ^ “French Probe Terror Suspect Links; New Attacks May Be Ahead”. The New York Times. ngày 9 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2015.
  78. ^ “Neighbour says suspects in Paris shooting had 'cache of arms'. The Globe and Mail. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2015.
  79. ^ Coker, Margaret; Almasmari, Hakim (ngày 11 tháng 1 năm 2015). “Paris Attacker Said Kouachi Knew Convicted Nigerian Airline Bomber”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2015.
  80. ^ “Said Kouachi, Suspect in Charlie Hebdo Attack, Trained in Yemen: Reports”. The Huffington Post. ngày 8 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2015.
  81. ^ “Exclusive: Paris attack suspect met prominent al Qaeda preacher in Yemen – intelligence source”. Reuters. ngày 9 tháng 1 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2019.
  82. ^ Akkoc, Raziye (ngày 10 tháng 1 năm 2015). “Paris Charlie Hebdo attack: live”. The Daily Telegraph. London.
  83. ^ Julian E. Barnes; Adam Entous; Devlin Barrett (ngày 9 tháng 1 năm 2015). “U.S. Shared Intelligence With French About Paris Brothers' Yemen Trip”. The Wall Street Journal.
  84. ^ Belgian arms dealer confesses to supplying Paris attackers Haaretz. ngày 14 tháng 1 năm 2015
  85. ^ Saliba, Emmanuelle (ngày 9 tháng 1 năm 2015). “Paris Killer Cherif Kouachi Gave Interview to TV Channel Before He Died”. NBC News.

Liên kết ngoài sửa

Tài liệu báo chí sửa

Video sửa