Viêm Hoàng tử tôn (tiếng Trung: 炎黃子孫; nghĩa đen: "Hậu duệ của Viêm Đế và Hoàng Đế") là một thuật ngữ đại diện cho người Trung Quốc và đề cập đến một bản sắc văn hóa dân tộc dựa trên tổ tiên chung gắn với nguồn gốc thần thoại.[1][2]

Một đền thờ Viêm Đế ở Bảo Kê, Thiểm Tây
Đền Hiên Viên, nơi thờ cúng Hoàng Đế, ở Diên An, Thiểm Tây.

Thuật ngữ này kết hợp với Viêm ĐếHoàng Đế, trong đó cả hai nhân vật đều được coi là tổ tiên huyền thoại của người Hoa Hạ và bản thân họ là tổ tiên của người Hán.[3] Thuật ngữ này đề cập cụ thể nhất đến nhóm dân tộc Hán, vì nó không bao gồm các nhóm không có chung tổ tiên huyền thoại.[4]

Cách sử dụng hiện đại sửa

Ngày này, người Trung Quốc vẫn còn gọi chính mình bằng thuật ngữ này.[5]

Một cụm từ phát sinh từ thuật ngữ này là Viêm Hoàng Thế Trụ (炎黃世胄) trong Quốc kỳ ca Trung Hoa Dân Quốc.

Mã Anh Cửu, Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc, đã sử dụng thuật ngữ này để chỉ tất cả người dân Trung Quốc.[6]

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Yeo, K. K. (2008). Musing with Confucius and Paul: Toward a Chinese Christian theology. Cascade Books. tr. 407. ISBN 9781556354885. Zhonghua (Chinese) or huaren (Chinese people) can be inclusive terms that refer to a common ancestry, traceable according to legend to the Yellow Emperor. Sometimes the Chinese are called the Yan-Huang zisun—descendants of the legendary Emperor Yan (a.k.a. Shen Nong, god of husbandry and first pharmacist) and Emperor Huang (whose burial place is in Huangling). [...] The legend of Emperors Yan-Huang can provide only an "imagined" identity for those who wish their genealogy to be traced to the royal gene of the emperors.
  2. ^ Yuan, Haiwang (2006). The magic lotus lantern and other tales from the Han Chinese. Libraries Unlimited. tr. 10. ISBN 9781591582946. The Chinese believe that they all came from the common ancestors Sanhuang Wudi [...] referring to themselves as Yanhuang zisun (descendants of Yandi and Huangdi).)
  3. ^ Wienen, Ingmar (2002). Developing international business in the context of culture and ethics in transformation: The example of China. Peter Lang. tr. 19–20. ISBN 9780820459851.
  4. ^ Liang, Yongjia (2013). “Developmentalism, secularism, nationalism and essentialism: current situation and challenges of the ethnic issue in China”. Trong Zhao, Litao (biên tập). China's social development and policy: Into the next stage?. London: Routledge. tr. 195. ISBN 9780415642835. One problem with current Chinese nationalism is the discursive confusion with the terms Zhonghua Minzu (Chinese Nation), Yanhuang Zisun [...] However, a closer examination indicates that only the first justifies such a definition, while the other three can only be designated as the Han as most of the ethnic minorities do not share the legendary ancestors of the Yellow Emperor or the dragon.
  5. ^ Law, Eugene (2004). Intercontinental's best of China. Beijing: China Intercontinental Press. tr. 10. ISBN 9787508504292.
  6. ^ Ko, Shu-ling (29 tháng 10 năm 2010). '1992 consensus' is basis of ties: Ma”. Taipei Times. tr. 3. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2011.