Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Việt Nam)

cơ quan cấp cao nhất trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân của Việt Nam

Viện kiểm sát nhân dân tối cao (tên tiếng Anh: The Supreme People's Procuracy of Vietnam) là cấp cao nhất trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân của Việt Nam. VKSNDTC được lãnh đạo bởi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao
The Supreme People's Procuracy of Vietnam
Phù hiệu Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Khẩu hiệuCông minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn
Trụ sở chínhSố 9 phố Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Viện trưởng
Nguyễn Huy Tiến
Phó Viện trưởng
Trang webwww.vksndtc.gov.vn

Lịch sử

sửa

Ngày 8 tháng 1 năm 2007, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng (Vụ 1B), Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam được thành lập.[1]

Tháng 9 năm 2013, Vụ thi đua - khen thưởng (vụ 16) thành lập.[2]

Ngày 6 tháng 8 năm 2015, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án xâm phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp (vụ 6), ra mắt.[3]

Các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao hiện nay

sửa

Danh sách các đơn vị trực thuộc:[4]

  1. Văn phòng, Chánh Văn phòng: Đỗ Đình Chữ
  2. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án an ninh (Vụ 1), Vụ trưởng: Mai Trung Thành
  3. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án trật tự xã hội (Vụ 2), Vụ trưởng: Lê Minh Long
  4. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế (Vụ 3), Vụ trưởng: Nguyễn Hoài Nam
  5. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án ma túy (Vụ 4), Vụ trưởng: Lại Anh Tuấn[5][6][7]
  6. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ (Vụ 5), Vụ trưởng: Đỗ Mạnh Bổng
  7. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án xâm phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp (Vụ 6), ra mắt ngày 6 tháng 8 năm 2015[3], Vụ trưởng: Lại Văn Loan
  8. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự (Vụ 7), Vụ trưởng: Lại Viết Quang
  9. Vụ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự (Vụ 8), Vụ trưởng: Lương Minh Thống[8][9]
  10. Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình (Vụ 9), Vụ trưởng: Nguyễn Tiến Sơn
  11. Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Vụ 10), Vụ trưởng: Lê Tiến
  12. Vụ Kiểm sát thi hành án dân sự (Vụ 11), Vụ trưởng: Nguyễn Kim Sáu[10]
  13. Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (Vụ 12), Vụ trưởng: Trần Hưng Bình
  14. Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp về hình sự (Vụ 13), Vụ trưởng: Vũ Thị Hải Yến
  15. Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học (Vụ 14), Vụ trưởng: Hoàng Thị Quỳnh Chi[11]
  16. Vụ Tổ chức cán bộ (Vụ 15), Vụ trưởng: Tăng Ngọc Tuấn
  17. Vụ Thi đua - Khen thưởng (Vụ 16), thành lập tháng 9 năm 2013, Vụ trưởng: Nguyễn Như Hùng
  18. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Cục 1), Thủ trưởng: Lê Xuân Lộc
  19. Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin (cục 2), Cục trưởng: Hoàng Minh Tiến
  20. Cục Kế hoạch - Tài chính (Cục 3), Cục trưởng: Nguyễn Văn Hà
  21. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (T1), Chánh thanh tra: Mai Thị Nam
  22. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (T2), Hiệu trưởng: Nguyễn Văn Khoát
  23. Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh (T3), Hiệu trưởng: Nguyễn Quốc Hân
  24. Tạp chí Kiểm sát (T4), Tổng biên tập: Tôn Thiện Phương[12]
  25. Báo Bảo vệ pháp luật (T5), Tổng biên tập: Nguyễn Văn Thắng[13]

Sơ đồ tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam

sửa

 

Lãnh đạo đương nhiệm

sửa
  1. Tạ Quang Khải, Trung tướng, Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương
  2. Hồ Đức Anh, nguyên Viện trưởng VKSND tỉnh Hòa Bình, nguyên Chánh Thanh tra VKSNDTC, nguyên Vụ trưởng Vụ 7 VKSNDTC, nguyên Vụ trưởng Vụ 3 VKSNDTC
  3. Nguyễn Duy Giảng, nguyên Viện trưởng VKSND TP Hà Nội, nguyên Vụ trưởng Vụ 3 VKSNDTC
  4. Nguyễn Quang Dũng, nguyên Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế (Vụ 3), VKSNDTC, nguyên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng

Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao

sửa

Chức năng

sửa

Thành viên hiện tại

sửa

Tại phiên họp thứ 10, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa VX biểu quyết thông qua Nghị quyết về thành viên Ủy ban Kiểm sát Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Gồm 15 thành viên:[15]

  • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Nguyễn Huy Tiến
  • Các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
  1. Tạ Quang Khải, Trung tướng, Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương
  2. Nguyễn Duy Giảng
  3. Nguyễn Quang Dũng
  • Các Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
  1. Hồ Đức Anh
  2. Vương Văn Bép
  3. Hoàng Thị Quỳnh Chi
  4. Lê Minh Long
  5. Lại Viết Quang
  6. Nguyễn Tiến Sơn
  7. Nguyễn Đức Thái
  8. Lê Hữu Thể
  9. Lê Tiến

Lãnh đạo qua các thời kì

sửa

Viện trưởng

sửa

Phó Viện trưởng

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ “Thành lập Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng”. Báo Người lao động. 10 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2018.
  2. ^ “Lễ công bố Quyết định thành lập Vụ Thi đua – Khen thưởng và Quyết định bổ nhiệm Lãnh đạo Vụ”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2018.
  3. ^ a b “Ra mắt Vụ 6, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao”. Báo Công an nhân dân. 2015-08-06. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2018.
  4. ^ “Khái quát về vị trí, vai trò, chức năng, tổ chức, hoạt động của Viện Kiểm sát Nhân dân Việt Nam”. 31 tháng 12 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2016.
  5. ^ “Ông Nguyễn Văn Hải được bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ 9 VKSNDTC”. Infonet. 2017-08-05. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2018.
  6. ^ “http://www.vksndtc.gov.vn/tin-chi-tiet-7094”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2018. Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)
  7. ^ “VKSNDTC điều động, bổ nhiệm hàng loạt nhân sự chủ chốt”. Cafef. 2018-05-22. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2018.
  8. ^ “Trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo cấp Vụ thuộc VKSND tối cao”. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại TPHCM. 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2018.
  9. ^ “Trao quyết định quyền Vụ trưởng Vụ 8 VKSND tối cao”. Tạp chí Kiểm sát. 2018-10-31. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2018.
  10. ^ Theo Báo Chính Phủ. “Viện trưởng VKSNDTC trao quyết định bổ nhiệm 3 Vụ trưởng”. Báo Đời sống và Pháp luật. 2019-03-26. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2019.
  11. ^ “BÀ HOÀNG THỊ QUỲNH CHI GIỮ CHỨC VỤ VỤ TRƯỞNG VỤ PHÁP CHẾ VÀ QUẢN LÝ KHOA HỌC”. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2018.
  12. ^ Infonet. “Trang nhất | Kiểm sát điện tử - Cơ quan của VKSND tối cao”. kiemsat.vn. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022.
  13. ^ “Báo Bảo vệ Pháp luật”. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2018.
  14. ^ Trịnh Quyết (13 tháng 6 năm 2020). “Trao Quyết định chỉ định chức vụ và phân công nhiệm vụ của lãnh đạo VKSND tối cao”. Kiểm sát. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2020.
  15. ^ “Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 15 thành viên Ủy ban Kiểm sát VKSND Tối cao”.

Xem thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa