Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường
Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (tiếng Anh: Institute for Social, Economic and Environmental Research - iSEE) là một tổ chức thành lập năm 2007,[1] có nội dung hoạt động là nghiên cứu cơ bản[2] và hoạt động xã hội ở Việt Nam, bao gồm hoạt động vì quyền của các nhóm thiểu số trong xã hội.
Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường | |
---|---|
![]() Biểu trưng của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường | |
Thành lập | 9 tháng 7 năm 2007 |
Loại | Tổ chức phi chính phủ |
Vị thế pháp lý | Đang hoạt động |
Ngôn ngữ chính | Tiếng Việt Tiếng Anh |
Lãnh đạo | Lương Thế Huy |
Trang web | https://www.isee.org.vn/ |
Tổng quan sửa
Theo giấy phép hoạt động, iSEE là một tổ chức khoa học và công nghệ, do cá nhân thành lập với tổng số vốn 200 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư nước ngoài là 100 triệu đồng.[1] Thành lập vào ngày 9 tháng 7, 2007 bởi Lê Quang Bình, iSEE ban đầu chọn trọng tâm nghiên cứu là các dân tộc thiểu số và người đồng tính,[3] sau đó là các nhóm thiểu số nói chung.[4] Về mặt nhân sự, iSEE gồm Hội đồng viện và các thành viên khác. Viện trưởng đầu tiên là Lê Quang Bình, hiện nay là Lương Thế Huy.[5]
iSEE được các nguồn khác nhau miêu tả là một tổ chức phi chính phủ,[6] phi lợi nhuận[7] và xã hội dân sự.[8] iSEE được cho là đã góp phần trong việc vận động bỏ cấm hôn nhân cùng giới (Luật Hôn nhân và Gia đình 2014) và công nhận quyền chuyển đổi giới tính tại Việt Nam (Bộ luật Dân sự 2015).[7]
Lĩnh vực hoạt động sửa
iSEE đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực: tâm lý học, phương pháp nghiên cứu xã hội học, xã hội học chuyên đề, nhân khẩu học, nhân chủng học, địa lý kinh tế và văn hóa, khoa học môi trường, quy hoạch phát triển đô thị và nông thôn, văn học Việt Nam, văn học các dân tộc ít người ở Việt Nam, lý luận văn hóa, nghiên cứu văn hóa các dân tộc ít người ở Việt Nam và các khu vực khác, các vấn đề nghiên cứu nghệ thuật khác, y tế công cộng.[1]
iSEE giới thiệu rằng tổ chức này chuyên khảo sát về các nhóm thiểu số ở Việt Nam qua phỏng vấn, thu thập dữ liệu sơ cấp để sản xuất các báo cáo, nghiên cứu và khuyến nghị chính sách. Hoạt động của iSEE tập trung vào các nhóm người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính (LGBTI), dân tộc thiểu số, công lý giới và kết nối xã hội.[9]
Một số hoạt động xã hội sửa
Chương trình về quyền dân tộc thiểu số sửa
Với cộng đồng dân tộc thiểu số, triển lãm đầu tiên do iSEE tổ chức diễn ra vào năm 2012 với tên "Văn hóa của mình", năm 2013–2014 là một dự án tương tự với tên "Tớ kể bạn nghe".[3][10] iSEE cùng CARE International tại Việt Nam triển khai dự án Tăng cường sự tham gia và tiếng nói của phụ nữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam (2016–2018) và chương trình Tăng cường sự tham gia của các Tổ chức xã hội trong Xóa đói giảm nghèo và Phát triển bền vững cho Cộng đồng các dân tộc thiểu số miền núi phía bắc.[11]
Chương trình về quyền LGBTI sửa
Thành lập nhóm ICS sửa
Tháng 11 năm 2008, iSEE thành lập nhóm Kết nối và Chia sẻ Thông tin (tiếng Anh: Information Connecting and Sharing - ICS). Nhóm ICS gồm điều hành viên từ bốn diễn đàn lớn về LGBT ở Việt Nam, và ra đời từ dự án "Vì một hình ảnh tích cực của cộng đồng người đồng tính ở Việt Nam".[12] Đến năm 2011, nhóm ICS trở thành Trung tâm ICS[13] với mục tiêu liên kết và xây dựng cộng đồng LGBT sống tích cực, vận động và bảo vệ quyền của cộng đồng LGBT.[14] Trung tâm đã đại diện nhận giải thưởng WeChoice Awards 2015 cho hạng mục "Sự kiện có ảnh hưởng tới giới trẻ" cho việc hợp pháp hoá quyền chuyển đổi giới tính ở Việt Nam. Trung tâm ICS được đề cử tại hạng mục Tổ chức/nhóm cộng đồng truyền cảm hứng nhất trong năm ở WeChoice Awards 2016. Giám đốc hiện tại của Trung tâm ICS là Ngô Lê Phương Linh.[15]
Ngày hội tự hào và Tháng tự hào sửa
Ngày hội tự hào (Pride) diễn ra lần đầu tiên ở Việt Nam tại Hà Nội vào ngày 3-5 tháng 8 năm 2012, khởi xướng bởi Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA), Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) cùng iSEE.[16] Tháng tự hào diễn ra lần đầu tiên ở Việt Nam vào tháng 8 năm 2013.[17][18]
Chiến dịch Tôi đồng ý sửa
Chiến dịch Tôi Đồng Ý là chiến dịch truyền thông xã hội khởi xướng bởi iSEE, Trung tâm ICS nhằm làm kêu gọi sự ủng hộ của người Việt Nam với hôn nhân đồng giới. Chiến dịch đã được thực hiện vào năm 2013 và 2022.[19]
Tham khảo sửa
Chú thích sửa
- ^ a b c Bộ Khoa học và Công nghệ (2019).
- ^ Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
- ^ a b Thu Cúc (2015).
- ^ iSEE.
- ^ iSEE 3.
- ^ Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (2016).
- ^ a b Trâm Anh (2022).
- ^ vnmission (2015).
- ^ iSEE 2.
- ^ Phạm Hải (2014).
- ^ CARE International (2019).
- ^ ICS & iSEE (2011), tr. 9.
- ^ Trung tâm ICS.
- ^ Trung tâm ICS 2.
- ^ Trung tâm ICS 3.
- ^ Nga Linh & P.Long (2012).
- ^ Trung tâm ICS (2013).
- ^ Quỳnh Trang (2013), "Từ năm nay [2013 - năm xuất bản bài báo], tháng 8 hằng năm cũng sẽ trở thành tháng của cộng đồng LGBT".
- ^ Tô Diệu Hiền (2022).
Nguồn sửa
- Bộ Khoa học và Công nghệ (2019). “Chứng nhận đăng kí hoạt động khoa học và công nghệ” (PDF). en.unesco.org. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2022. Truy cập 27 tháng 7 năm 2023.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- CARE International (2019). “Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE)”. care.org.vn. CARE International. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2023.
- Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (2016). “Chương trình Đối thoại Chính sách hướng tới đảm bảo môi trường giáo dục an toàn và toàn diện tại Việt Nam”. moet.gov.vn. Truy cập 27 tháng 7 năm 2023.
- Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia. “Thông tin chung: Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường”. sti.vista.gov.vn. Truy cập 27 tháng 7 năm 2023.
- ICS; iSEE (2011). “Mở” (PDF). Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. tr. 9. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2023.
- iSEE. “Giới thiệu”. isee.org.vn. iSEE. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2023.Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
- iSEE. “Thư viện”. isee.org.vn. iSEE. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2023.
- iSEE. “Thành viên”. isee.org.vn. iSEE. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2023.
- Nga Linh; P.Long (2012). “Người đồng tính cần sự đồng cảm của xã hội”. Tuổi trẻ. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2023.[liên kết hỏng]
- Phạm Hải (2014). “Triển lãm độc đáo "Tớ kể bạn nghe": Lắng nghe tiếng nói trẻ em”. VTV News. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2023.
- Quỳnh Trang (2013). “Lần đầu tiên TP.HCM tổ chức Viet Pride”. Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập 22 tháng 11 năm 2022.
- Tô Diệu Hiền (2022). “Tái khởi động chiến dịch Tôi Đồng Ý - ủng hộ hôn nhân cùng giới”. Phụ nữ. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2023.
- Thu Cúc (2015). “Đi tìm sự tử tế”. Nhân dân. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2023.
- Trâm Anh (2022). “Cộng đồng LGBT "đòi quyền" được giống như mọi người”. Người đô thị. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2023.
- Trung tâm ICS (2013). “VietPride 2013 - Niềm tự hào lan tỏa”. ics.org.vn. Truy cập 21 tháng 1 năm 2023.
- Trung tâm ICS. “Câu chuyện VILEAD”. ics.org.vn. Trung tâm ICS. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2023.
- Trung tâm ICS. “Lịch sử – Sứ mệnh”. ics.org.vn. Trung tâm ICS. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2023.
- Trung tâm ICS. “Nhân sự toàn thời gian”. ics.org.vn. Trung tâm ICS. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2023.
- vnmission (2015). “Đại sứ Ted Osius phát biểu tại IDAHOT 2015”. vn.usembassy.gov. Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2023.Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)