VietNamNet

cơ quan báo trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam

Báo VietNamNet là cơ quan báo tại Việt Nam trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Báo VietNamNet được thành lập vào ngày 19 tháng 12 năm 1997. Ngày 23 tháng 1 năm 2003, VietNamNet được cấp giấy phép là tờ báo mạng điện tử và trở thành một trong những tờ báo mạng có mặt trong thời kỳ đầu xuất hiện loại hình báo mạng đầu tiên ở Việt Nam.

Báo Vietnamnet
Loại hìnhBáo chí, tin tức
Tình trạngĐang hoạt động
Chủ sở hữuBộ Thông tin và Truyền thông
Tổng biên tậpNguyễn Văn Bá
Nhân viênHơn 300
Thành lập19 tháng 12 năm 1997
Giấy phép09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019
Ngôn ngữTiếng Việttiếng Anh
Trụ sởTòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Trang webhttps://vietnamnet.vn

Lịch sử sửa

  • 19/12/1997: Chính thức khai trương Trung tâm Dịch Vụ Gia Tăng Giá Trị VASC và đồng thời khai trương website WWW.VNN.VN, tiền thân của VietNamNet ngày nay.
  • 2/9/2001: Mạng thông tin trực tuyến VASC Orient ra đời. VASC Orient là sản phẩm thông tin số hóa, được cung cấp miễn phí trên mạng Internet  sử dụng công nghệ VASC ICPSoft để quản lý và duy trì nội dung thông tin.  VASC Orient là dịch vụ thông tin có số lượng truy nhập cao nhất tại Việt Nam lúc đó, có cơ chế bảo mật nhiều lớp, đáp ứng khả năng bảo vệ thông tin.
  • Năm 2003:

- Mạng thông tin trực tuyến VASC Orient trở thành Báo điện tử VASC Orient, đổi tên miền thành VietNamNet.vn. Tên gọi mới này đã phản ánh được tầm vóc của một mạng thông tin mang tính quốc gia mà trong gần hai năm qua VASC Orient đã đạt được với số lượng truy cập gần 200 triệu lượt/tháng.

- 18/6/2003: Báo điện tử VietNamNet chính thức cho ra mắt trang tiếng Anh VietNamNet Bridge tại địa chỉ: www.vnn.vn/english/. Đây được coi là báo điện tử tiếng Anh đầu tiên tại Việt Nam với đối tượng bạn đọc là cộng đồng quốc tế quan tâm tới đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam.

- Ra mắt Tạp chí Echip - Tuần tin Công nghệ thông tin – Viễn thông cho giới trẻ. Echip có ba loại ấn phẩm tuần: e-CHÍP Tin học trong tầm tay (phát hành vào thứ 6 hàng tuần), e-CHÍP Đọc xong vọc liền (phát hành vào thứ 3 hàng tuần) và e-CHÍP Mobile phát hành vào thứ 4 hàng tuần.

- Lần đầu tiên tổ chức trao giải “Hiệp sĩ Công nghệ Thông tin” gây tiếng vang lớn trong cộng đồng. Đây là hoạt động nhằm biểu dương những người đã có cống hiến cụ thể, thiết thực, hỗ trợ đồng bào tiếp cận, khai thác các ứng dụng CNTT phục vụ công việc và đời sống cộng đồng với tinh thần không vụ lợi.

  • 20/6/2008: Báo điện tử VietNamNet chính thức trở thành đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • 2/9/2009: Chương trình hoà nhạc Điều còn mãi đầu tiên được tổ chức (năm 2016 trở thành Chương trình Hoà nhạc Quốc gia)
  • Năm 2011:

- Bổ nhiệm Tổng biên tập mới – ông Bùi Sĩ Hoa

- Tổ chức thành công chương trình ca nhạc “Be strong, Japan” – Kiên cường lên nước Nhật nhằm mục đích kêu gọi sự hỗ trợ, lòng hảo tâm của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cho những nạn nhân kém may mắn của thảm hoạ động đất sóng thần Nhật Bản.

  • Năm 2015: Chuyển giao thế hệ lãnh đạo, kiện toàn cơ cấu tổ chức  

- Bổ nhiệm ông Phạm Anh Tuấn làm Tổng Biên Tập – trở thành TBT trẻ nhất trong làng Báo điện tử Việt Nam lúc bấy giờ

- Bổ nhiệm bà Hoàng Thị Bảo Hương, ông Lê Thế Vinh làm phó Tổng Biên tập

- Kiện toàn nhân sự ở các vị trí chủ chốt của toà soạn

Hợp nhất với báo Bưu điện Việt Nam sửa

Năm 2019, hợp nhất báo điện tử VietNamNet và báo Bưu điện Việt Nam[1]

Tổ chức bộ máy cụ thể gồm: Báo điện tử VietNamNet, ấn phẩm Bưu điện Việt Nam; duy trì Infonet hiện nay là phiên bản điện tử của ấn phẩm của Bưu điện Việt Nam thuộc Báo VietNamNet (mới).

Báo VietNamNet (mới) kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ hợp pháp của báo Bưu điện Việt Nam và báo điện tử VietNamNet; có trách nhiệm tiếp nhận bàn giao từ 2 báo và duy trì ổn định hoạt động tin, bài.

Lãnh đạo sửa

  • Người sáng lập, tổng biên tập đầu tiên: ông Nguyễn Anh Tuấn
  • Tổng biên tập từ năm 2011 đến 2015: ông Bùi Sĩ Hoa
  • Tổng biên tập từ năm 2015 đến 2022: ông Phạm Anh Tuấn
  • Tổng biên tập hiện tại: ông Nguyễn Văn Bá
  • Các phó tổng biên tập hiện tại: bà Hoàng Thị Bảo Hương, ông Lê Thế Vinh, ông Võ Đăng Thiên

Trụ sở và các văn phòng đại diện sửa

  • Trụ sở: Tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
  • Văn phòng ấn phẩm Bưu điện Việt Nam/Infonet/ICTNews: Tầng 7, Toà nhà Cục Tần số vô tuyến điện, số 115 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
  • Văn phòng đại diện Tp.HCM: Tầng 4, tòa nhà TF, 408 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng đại diện Đà Nẵng: tầng 3, toà nhà VP Bộ TT&TT, 42 Trần Quốc Toản, quận Hải Châu, Đà Nẵng

Sản phẩm tạo tiếng vang sửa

  • Chuyên mục Thư Hà Nội do Nhà báo Thu Uyên chủ trì
  • Chuyên trang EXimpro (2015): là chuyên trang Xuất nhập khẩu và Phát triển kinh doanh, đóng vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu với các nhà cung cấp dịch vụ ngoại thương, giữa doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước và nước ngoài, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển kinh doanh.
  • Sách Thời cơ vàng tập hợp các bài viết về đổi mới được đăng trên báo điện tử VietNamNet trước thềm Đại hội Đảng X
  • Chương trình hòa nhạc Điều còn mãi (đến năm 2016 trở thành chương trình hòa nhạc quốc gia)[2]
  • Loạt bài của Tuần Việt Nam[3]:

- Loạt bài phản biện dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam (Quốc hội bỏ phiếu đình chỉ dự án)[4]

- Loạt bài phản biện về mở rộng Hà Nội

- Loạt bài về xây khách sạn trong công viên Thống Nhất (Chính phủ ra quyết định huỷ bỏ dự án)[5]

- Loạt bài phản biện về dự án Bô xít Tây Nguyên (Chính phủ điều chỉnh thu hẹp quy mô dự án)

- Loạt bài về Biển Đông

  • Loạt bài Phóng sự điều tra:

- Loạt bài điều tra về vụ án Nông trường sông Hậu (Cơ quan tố tụng phải thay đổi quy trình tố tụng, rút lại quyết định khởi tố đối với bà Ba Sương)

- Loạt bài điều tra về giao đất rừng biên giới cho công ty Innovgreen (Chính phủ thu hồi đất đã giao)[6]

  • Các chương trình Bàn tròn trực tuyến[7]
  • Loạt bài góp ý sửa đổi hiến pháp[8]:
  • Loạt bài Góp ý Đại hội Đảng XI, bắt đầu bằng bài phỏng vấn ông Mai Liêm Trực, Thứ trưởng bộ thông tin truyền thông lúc bấy giờ.

Đánh giá sửa

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng[9]: VietNamNet đồng hành sát sao với người dân sửa

Chúng tôi chúc tập thể cán bộ, phóng viên, nhân viên của VietNamNet mạnh khỏe, phát huy những thành tích đã đạt được, tiếp tục truyền tải những thông tin, hình ảnh tốt nhất đến bạn đọc. Mong VietNamNet tiếp tục phát triển vững mạnh

Nhà báo Uông Ngọc Dậu, nguyên Giám đốc Hệ Thời sự, Chính trị, Tổng hợp (nay là Ban Thời sự), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV): sửa

Cái tôi và chắc nhiều độc giả cũng mong muốn đó là hiện nay và sau này, VietNamNet vẫn là tờ báo điện tử hàng đầu của Việt Nam và nó có vị trí trong cả khu vực và cả trong mặt bằng truyền thông quốc tế. Cái mà người ta mong muốn và bao nhiêu năm nay VietNamNet đã phấn đấu là tạo được dấu ấn về mảng chính luận, những bài bình luận có trí tuệ, có chiều sâu, vừa mang phong cách riêng của người viết lại mang tính tuyên ngôn của tờ báo. Và mọi người nhìn vào đấy thấy rằng có một phần trí tuệ của mình ở trong đó.

Thiếu tướng Ngô Ngọc Thu, nguyên Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Cảnh sát biển VN sửa

Cá nhân tôi thường xuyên theo dõi tin bài cũng như sự phát triển và trưởng thành của VietNamNet.

Điều tôi quan tâm đặc biệt là VietNamNet có độ tin cậy cao. Có được điều này, trước hết phải nói đến bản lĩnh các thế hệ lãnh đạo của VietNamNet trong 20 năm qua.

Tôi cũng ấn tượng với đội ngũ PV, BTV, các nhà báo tâm huyết với nghề của VietNamNet. Những nhà báo đã xông xáo đi sâu vào hoạt động của đời sống, cùng đồng hành với nhân dân cũng như lực lượng vũ trang trên mặt trân bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển và biên giới.

Trong quá trình hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo, PV VietNamNet đã đồng hành với chúng tôi, chia sẻ chia gian khổ, sóng gió nguy hiểm ác liệt trên biển đưa tin để nhân dân cũng như quốc tế nắm được tình hình thực tế trên biển, cũng như sự xây dựng, phát triển kinh tế biển.

VietNamNet 20 tuổi, đó là tuổi thanh xuân, cực kỳ sung mãn và đã tích luỹ được kinh nghiệm và chỉ có thể phát triển tốt hơn.

Chú thích sửa

  1. ^ News, VietNamNet. “Báo VietnamNet”. VietNamNet News. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2022.
  2. ^ News, VietNamNet. 'Xem Điều còn mãi 2019 tim tôi rung lên vì xúc động'. VietNamNet. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2022.
  3. ^ News, VietNamNet. “Báo VietnamNet”. VietNamNet News. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2022.
  4. ^ News, VietNamNet. “cao tốc Bắc - Nam, Nghe tin cao tốc Bắc-Nam đi qua, người dân xây cả trang trại để chờ đền bù”. VietNamNet News. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2022.
  5. ^ News, VietNamNet. “Dừng dự án khách sạn 5 sao tại công viên Thống Nhất”. VietNamNet. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2022.
  6. ^ https://vietnamnet.vn/psks/201004/Khang-nghi-huy-an-dieu-tra-lai-vu-Nong-truong-Song-Hau-902920/index.htm. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  7. ^ News, VietNamNet. “Báo VietnamNet”. VietNamNet News. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2022.
  8. ^ News, VietNamNet. “Góp ý sửa Hiến pháp qua Internet”. VietNamNet. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2022.
  9. ^ News, VietNamNet. “Khó nói hết những kỷ niệm với VietNamNet”. VietNamNet. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2022.

Liên kết ngoài sửa