Gwrtheyrn

(Đổi hướng từ Vortigern)

Gurthigerno hoặc Gwrtheyrn (/ˈvɔːrtɪɜːrn/;[1] tiếng Wales: Guorthigirn, Guorthegern, tiếng Anh cổ: Wyrtgeorn; tiếng Breton Gurdiern, Gurthiern; tiếng Ireland: Foirtchern; tiếng Latinh: Vortigernus, Vertigernus, Uuertigernus, etc) là một lãnh chúa Anh gốc La Mãthế kỷ V, thường được sử học Anh quốcWales đồng nhất là một trong những quân vương sơ sử của quần đảo Anh[2].

Detail from Lambeth Palace Library MS 6 folio 43v illustrating an episode in Geoffrey of Monmouth's Historia Regum Britanniae (c. 1136). Pictured above Vortigern sits at the edge of a pool whence two dragons emerge, one red and one white, which do battle in his presence.

Lịch sử

sửa

Cuộc đời Gwrtheyrn nhuốm màu huyền huyễn, ông được kể rằng đã cậy nhờ quân đoàn Anglo-Saxon của anh em Hengist và Horsa nhằm đánh đuổi người PictScot hoành hành triền miên ở mạn Bắc. Nhưng sau khi trừ được mối nguy ngoại tộc lại bị những đồng minh này phản, dẫn tới sự thành lập Vương quốc Cantuariorum[3].

Tuy nhiên, Gwrtheyrn kịp thời chạy thoát tới địa hạt Dyfed thuộc bán đảo Llŷn và sống nốt phần đời còn lại ở đó. Vì thế, ông cũng được coi là quân vương khởi đầu Vương quốc Powys, một trong những cơ sở ban đầu của xứ Cymru trung đại.

Văn hóa

sửa
 
Họa phẩm Hạnh ngộ Gwrtheyrn và Rowenai của William Hamilton.

Lai lịch và hành trạng đức vua Gwrtheyrn lần đầu được mô tả trong sách Chinh hủy kí của ông thánh kiêm học giả Gweltaz thế kỷ VI, tức là rất gần hiện thực Anh quốc thời bấy giờ[4]. Sau Gwrtheyrn có các sách của thánh Beda và một số tác gia vô danh khác. Thế nhưng, số phận nhân vật Gwrtheyrno chỉ thực thu hút sự quan tâm của đám đông khi trở thành một trong những tác nhân chính của Truyền thuyết Arthur, việc này bắt nguồn từ những bài tụng ca của giới ngâm du thi nhân trung đại trung thế kỷ[5][6][7].

Hai tác phẩm ngày nay được học giới coi là tiêu biểu nhất đề cập đến vua Gwrtheyrn lại là Anh quốc liệt vương sửCái chết của vua Arthur. Gwrtheyrn được mô tả như nhân vật đối trọng với Arthur nhưng cố nội tâm cực kì phức tạp. Đa số tác gia thường đổ lỗi cho ông vì để Anh quốc rơi vào tay rợ Anglo-Saxon.


Xem thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa
  1. ^ Spiers, A (1892). “Vortigern”. Spiers and Surenne's English and French Pronouncing Dictionary. New York: D. Appleton & Co.
  2. ^ Snyder, Christopher A. (1998). An Age of Tyrants: Britain and the Britons A.D. 400–600. University Park: Pennsylvania State University Press. tr. 305. ISBN 0-271-01780-5.
  3. ^ Gildas, De Excidio et Conquestu Britanniae, chapter XXIII, text and translation of the quoted passage in Vermaat, Robert. “Gildas and Vortigern”. Vortigern Studies. Vortigernstudies.org.uk. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2010.
  4. ^ Jones, Michael E. (1996). The End of Roman Britain. Ithaca, NY: Cornell University Press. tr. 58. ISBN 978-0-8014-2789-3. OCLC 34029750.
  5. ^ Jones, Michael E. (1988). The End of Roman Britain. Ithaca, New York: Cornell University Press. tr. 71. ISBN 0-8014-8530-4.
  6. ^ Gransden, Antonia (1974). Historical Writing in England c.550-c1307. London: Routledge and Kegan Paull. tr. 36–39. ISBN 0-7100-7476-X.
  7. ^ John Sharpe (trans.), The History of the Kings of England and the Modern History of William of Malmsbury, London: W. Bulmer & Co., 1815.