Wikipedia:Độ nổi bật (sách)

(Đổi hướng từ Wikipedia:DNBS)

Trang này cung cấp một số hướng dẫn cụ thể để các biên tập viên Wikipedia sử dụng khi quyết định xem một cuốn sách là nên hay không nên có một bài viết trên Wikipedia. Tuy việc thỏa mãn những hướng dẫn về độ nổi bật này thường là sự đảm bảo cho một cuốn sách để có bài viết, việc không thỏa mãn chúng vẫn không phải là tiêu chí để xóa nhanh nó.

Những hướng dẫn này có thể xem là một phiên bản cụ thể của Wikipedia:Độ nổi bật, áp dụng cho các loại sách, phản ánh các quy định nòng cốt của Wikipedia, gồm có:

Tuyên bố về sự nổi bật phải tuân theo quy định của Wikipedia về khả năng kiểm chứng được; cứ đơn giản bảo rằng một cuốn sách thỏa mãn một tiêu chí nào đó mà không hỗ trợ bằng nguồn đáng tin cậy là chưa đủ.

"Độ nổi bật" được sử dụng tại đây không phải là sự phản ánh giá trị của một cuốn sách. Một cuốn sách có thể được viết rất hay, thu hút và thời sự, nhưng vẫn có thể không đủ nổi bật để có thể đảm bảo tồn tại một nguồn kiểm chứng, từ đó viết ra một bài viết trong bách khoa toàn thư.

Phạm vi điều chỉnh của hướng dẫn

Khái niệm "sách" được định nghĩa khá rộng, hướng dẫn này hiện nay không cung cấp các tiêu chí về độ nổi bật cho các loại ấn phẩm sau: truyện tranh; tiểu thuyết bằng hình; tạp chí; các tác phẩm tham khảo như từ điển, từ điển đồng nghĩa phản nghĩa, bách khoa toàn thư, tập bản đồ và niên giám; các ấn phẩm chuyên về âm nhạc như sách hướng dẫn và ký hiệu và lời nhạc kịch; các cẩm nang hướng dẫn, và sách luyện thi. Các hướng dẫn cụ thể có thể được phát triển trong tương lai. Từ giờ đến lúc đó, hướng dẫn này có thể được dùng vì sự tương tự của các ấn phẩm.

Các tiêu chí được đưa ra bên dưới áp dụng cho những cuốn sách ở dạng điện tử (hay e-book). Tuy nhiên, độ nổi bật của các cuốn e-book cũng cần được đánh giá bằng các tiêu chí độ nổi bật cho các nội dung trên web, cũng như cần xem xem cuốn sách có được Dự án Gutenberg hay một dự án tương tự như vậy đề cập đến hay không.

Các tiêu chí

Một cách tổng quát, một cuốn sách là đáng chú ý nếu nó thỏa mãn một trong những tiêu chí sau (và điều đó cần kiểm chứng được bằng các nguồn đáng tin cậy):

  1. Cuốn sách là chủ đề [1] được đa dạng các loại tác phẩm đáng chú ý[2], đã phát hành, đề cập đến; nguồn tham khảo của các tác phẩm này độc lập với chính cuốn sách[3] và phải có tối thiểu một vài trong số các tác phẩm này là tác phẩm phục vụ quảng đại công chúng. Nó bao gồm những tác phẩm đã xuất bản ở mọi hình thức, như bài viết trên báo, các cuốn sách khác, bộ phim tài liệu truyền hình và bài phê bình. Một số trong các tác phẩm này nên có chứa những dẫn giải đủ quan trọng để giúp bài viết được mở rộng hơn chứ không dừng lại ở đoạn tóm tắt tác phẩm.
    • Tiêu chí bên trên không tính tới các bản in lại của thông cáo báo chí, bản mô tả của cuốn sách, hoặc các dạng ấn bản khác trong đó tác giả, nhà xuất bản, người được ủy quyền, hoặc các nhóm lợi ích liên quan, quảng cáo hoặc thuyết trình về cuốn sách.[4]
  2. Cuốn sách đã giành được một giải thưởng văn học lớn.
  3. Cuốn sách được các nguồn có uy tín đánh giá là tác phẩm đóng góp đáng kể cho một tác phẩm điện ảnh, hoặc một loại hình nghệ thuật náo khác, hoặc một sự kiện hoặc một phong trào tín ngưỡng hay chính trị nổi bật nào đó.
  4. Cuốn sách là đối tượng mang tính hướng dẫn tại nhiều trường phổ thông, đại học hoặc các chương trình sau đại học tại một quốc gia cụ thể nào đó.[5]
  5. Tác giả của cuốn sách là người nổi tiếng trong lịch sử đến nỗi bất kỳ tác phẩm nào của người đó đều đáng xem là nổi bật. Điều không chỉ đơn giản nghĩa là bản thân tác giả đó là nổi bật theo các tiêu chuẩn của Wikipedia, mà là tác giả của cuốn sách đó quan trọng một cách đặc biệt và cuộc đời của tác giả và nội dung tác phẩm là chủ đề nghiên cứu thường xuyên trong các tiết văn học[6].

Các xem xét khác

Tiêu chuẩn ngưỡng

Sách nên có tối thiểu là một số ISBN (đối với sách xuất bản sau năm 1966), có mặt trong từ khoảng một tá thư viện trở lên và được liệt kê trong thư viện quốc gia chính thức hoặc de facto của quốc gia gốc của cuốn sách. Ví dụ, tại Hoa Kỳ, sách cần được Thư viện Quốc hội liệt kê; Anh Quốc là Thư viện Anh; Úc là Thư viện Quốc gia Úc; Canada là Thư viện và Lưu trữ Canada; Pháp tại Thư viện Quốc gia Pháp; tại Brasil là Fundação Biblioteca Nacional; Argentina là Biblioteca Nacional de la República Argentina; tại Ấn Độ là Thư viện Quốc gia Ấn Độ; và tại Việt Nam là Thư viện Quốc gia Việt Nam. Để có danh sách đầy đủ, xem Danh sách các thư viện quốc gia.

Tuy nhiên, những thứ này là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ; thỏa mãn các tiêu chuẩn ngưỡng này không nói lên được một cuốn sách là nổi bật, trong khi một cuốn sách không thỏa mãn các tiêu chí này thì gần như là không nổi bật.

Tác phẩm tự phát hành

Xét theo khía cạnh này, cần đặc biệt chú ý rằng tác phẩm tự xuất bản và/hoặc tác phẩm do nhà xuất bản phù hoa (xuất bản theo yêu cầu và trả tiền của chính tác giả) có ý chỉ ra, nhưng không phải quyết định rằng, nó là không nổi bật[7]. Vẫn tồn tại các ngoại lệ như cuốn Early Science in Oxford của Robert Gunther hay Tamerlane của Edgar Allan Poe. Tuy nhiên chú ý rằng cả hai cuốn này đều được xem là nổi bật nhờ thỏa mãn (ví dụ như) tiêu chí số 1.

Nếu xét đến tiêu chuẩn ngưỡng như đề cập ở trên, ta cần chú ý rằng nhiều sách do nhà xuất bản phù hoa ấn hành đều có thể được gán số ISBN lẫn được liệt kê trong một thư viện quốc gia, cũng như dễ dàng tìm thấy trong Google Book Search.

Cũng như vậy, nên tính đến cả việc giảm khả năng đưa bài vào nếu tác giả của sách hoặc bên quyền lợi liên quan chính là người tạo ra bài viết Wikipedia. Mời xem Wikipedia:Xung đột lợi íchWikipedia:Tự truyện để biết thêm chi tiết.

Cửa hàng sách trực tuyến

Việc liệt kê sách trên một cửa hàng sách trực tuyến như Barnes & Noble.com hay Amazon.com bản thân nó không thể hiện độ nổi bật vì cả hai trang web trên đều không phải là điều kiện đủ, trong đó có một số lớn các ấn phẩm do nhà xuất bản phù hoa. Hiện chưa có đồng thuận về một cuốn sách phải nằm trong danh sách bán chạy của Amazon đến mức nào (trong phần "chi tiết sản phẩm" trong danh sách các sách) là đủ bằng chứng về sự nổi bật hoặc không nổi bật.

Sách chưa xuất bản

Wikipedia không phải là quả cầu tiên tri. Những bài viết về sách chưa được xuất bản đều không được khuyến khích và những bài viết như vậy chỉ được chấp nhận theo các tiêu chí khác nữa ngoài trang Wikipedia:Độ nổi bật (sách), chủ yếu vì việc dự đoán một cuốn sách là nổi bật sẽ là rất chủ quan. Những trường hợp như vậy vẫn cần có nhiều nguồn độc lập đa dạng để cung cấp những bằng chứng mạnh mẽ rằng cuốn sách này sẽ được xuất bản, bao gồm cả tựa đề của cuốn sách và ngày phát hành gần chính xác.

Sách cổ điển

Từ góc nhìn thực dụng, đại đa số các cuốn sách có một bài viết thu hút nhiều tranh cãi về độ nổi bật cũng như rất dễ chuyển sang biểu quyết xóa bài, đều là các sách hiện đại. Tuy nhiên, độ nổi bật của sách đã được viết hoặc đã xuất bản từ khá lâu đôi khi vẫn bị tranh cãi và các tiêu chí đề nghị ở trên đặt ra nhắm chủ yếu vào các sách hiện đại nên có thể không phù hợp cho trường hợp này. Thay vào đó, chúng tôi đề nghị một cách tiếp cận thông thường là xét xem cuốn sách đó có được trích dẫn hoặc được viết nhiều về nó không, nó có được tái bản gần đây không, sự nổi tiếng của cuốn sách trong quá khứ ra sao và vị trí của nó trong lịch sử văn học.

Sách học thuật

Những cuốn sách thiên về học thuật có một chức năng hoàn toàn khác và được xuất bản thông qua các quy trình hoàn toàn khác các sách nhắm đến độc giả phổ thông. Chúng thường được chuyên môn hóa cao, có số lượng bán ít, và có thể chỉ có mặt trong các thư viện và hiệu sách chuyên môn. Vì những lý do này, các tiêu chuẩn được liệt kê ở trên dành cho các dòng sách phổ thông là không phù hợp với lĩnh vực học thuật. Một lần nữa, các suy xét phổ biến cần được sử dụng. Trong trường hợp này, độ nổi bật thường dựa trên việc nó có được xuất bản bởi một nhà xuất bản học thuật hay không[8], cuốn sách được trích dẫn lại bởi các ấn phẩm học thuật khác hoặc trong truyền thông đại chúng nhiều đến đâu[9], cuốn sách có ảnh hưởng đến mức độ nào trong lĩnh vực chuyên môn của nó, hoặc lĩnh vực nghiên cứu phụ trợ, và nó có được dạy hoặc yêu cầu đọc thêm trong các trường học nổi tiếng hay không.

Ghi chú

  1. ^ a b "Chủ đề" của một tác phẩm có nghĩa là luận bàn một cách chi tiết và không tính đến sự đề cập qua loa về cuốn sách, tác giả của nó hoặc về việc xuất bản của nó, niêm yết giá và những luận bàn chi tiết mang tính lớn lao khác.
  2. ^ a b "Đáng chú ý" là loại trừ các trang web cá nhân, blog, bảng thông báo, các bài đăng Usenet, wiki và các phương tiện thông tin khác mà bản thân chúng là không đáng tin cậy. Phân tích lối luận bàn cũng quan trọng không kém; ví dụ như Slashdot.org là đáng tin cậy, nhưng những bài đăng công khai từ các thành viên vào trang đó bàn về chủ đề không được cùng chia sẻ sự tin cậy của trang. Hãy cẩn thận kiểm tra xem tác giả, nhà xuất bản, cơ quan ủy quyền, nơi bán, v.v. của một cuốn sách cụ thể không có liên hệ lợi ích với nguồn tham khảo từ bên thứ ba.
  3. ^ a b Độc lập không có nghĩa là độc lập với ngành công nghiệp xuất bản, mà chỉ ngụ ý những gì thực sự dính líu đến một cuốn sách cụ thể.
  4. ^ a b Tự quảng bá và sắp đặt sản phẩm không phải là cách để có được một bài viết bách khoa toàn thư. Các tác phẩm đã xuất bản phải là một ai khác viết về cuốn sách. (Xem Wikipedia:Tự truyện để biết về các rắc rối trong khả năng kiểm chứng và sự trung lập có ảnh hưởng đến các tài liệu mà chính chủ đề của bài viết là nguồn của tài liệu). Thước đo cho độ nổi bật đó là những người độc lập với chính chủ thể (hoặc tác giả, nhà xuất bản, bên bán hàng hoặc cơ quan ủy quyền của nó) có thực sự xem cuốn sách là đủ nổi bật để họ viết bài và đăng các tác phẩm bàn luận chi tiết về nó hay không.
  5. ^ a b Tiêu chí này không bao gồm sách giáo khoa hoặc sách tham khảo được viết dành riêng cho việc học hành trong hệ thống giáo dục, mà là những tác phẩm độc lập dường như đủ quan trọng để là chủ đề nghiên cứu, như các tác phẩm lớn trong triết học, văn học, hoặc khoa học.
  6. ^ a b Ví dụ như, một người mà cuộc đời hoặc tác phẩm của người đó là một chủ đề nghiên cứu chung trong lớp học.
  7. ^ Một số nhà xuất bản sách in-theo-yêu-cầu nhất định, như PublishAmerica, tuyên bố là một nhà xuất bản tiến bộ và hoàng gia "truyền thống" chứ không phải là nhà xuất bản phù hoa. Bất chấp các định nghĩa chính xác, PublishAmerica và các nhà xuất bản tương tự đều được xem là các nhà xuất bản phù hoa khi dùng với mục đích xác định độ nổi bật dựa trên cách mà các tác phẩm được xuất bản qua các nhà xuất bản đó.
  8. ^ Các ẩn phẩm của các nhà xuất bản học thuật có tiếng tăm nên được đặt nặng hơn các tiêu chí tương tự được định nghĩa cho dòng sách phổ thông bởi những nhà xuất bản thương mại nổi tiếng, dựa trên bản chất phi thương mại của các nhà xuất bản đó, và quy trình đánh giá ngang hàng mà cuốn sách phải thông qua trước khi được cho phép in ấn. Xem nhà xuất bản sách đại học để có một danh sách không đầy đủ các nhà xuất bản như vậy. Chú ý rằng vì một phần lớn bài viết Wikipedia tiếng Anh được viết bởi những người nói tiếng Anh từ các quốc gia nói tiếng Anh, danh sách này hiện thiên lệch về các ấn phẩm tiếng Anh.
  9. ^ Chủ đề của cuốn sách có thể rất chuyên môn hóa, như trong toán bí mật hoặc cầu vật lý, mà chỉ có vài trăm người trên thế giới này (hoặc ít hơn) có thể hiểu được và đủ khả năng bình luận về tài liệu đó.

Xem thêm