Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/Tu viện Ljubostinja

Tu viện Ljubostinja sửa

Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Biểu quyết thành công Hồ Đức Hải (thảo luận) 09:09, ngày 6 tháng 12 năm 2022 (UTC)[trả lời]

sửa

  1. Giới thiệu: Một trong những tu viện nữ cổ xưa tại Serbia với cái tên đầy lãng mạn: nơi chốn tình yêu. Là câu chuyện đan xen tôn giáo, lịch sử, tình yêu, kiến trúc, hội họa.
  2. Bình luận: Hiện BVT chưa có bài viết về Chính thống giáo, xin đóng góp cho đa dạng nội dung bách khoa. Bài được dịch toàn bộ và kiểm tra từ BVCL của sr, nguồn đầy đủ, cũng từng lên BCB. Xin mời các bạn và cộng đồng đánh giá, bổ sung để hoàn thiện bài viết.
Hướng dẫn đánh giá
Hãy viết mã {{OK}} ở mục "Đồng ý" và ghi nhận xét bên cạnh nếu ủng hộ bài viết thành bài viết tốt
Hãy viết mã {{OK?}} ở mục "Phản đối" và ghi nhận xét bên cạnh nếu thấy bài viết vẫn còn vấn đề
Hãy viết mã {{YK}} và ghi nhận xét bên cạnh ở mục "Ý kiến" nếu muốn viết những bình luận/nhận xét khác. Lcsnes (thảo luận) 04:17, ngày 2 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Đồng ý sửa

  1.   Đồng ý Không thấy có vấn đề gì. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:24, ngày 19 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  2.   Đồng ý Bài viết tốt. Là tôi Cần cố gắng hơn 14:02, ngày 19 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  3.   Đồng ý Về cơ bản các lỗi chỉ ra đã được bạn chủ bài sửa lại, nên mình thấy không có gì đáng bàn thêm nữa. Nguyenmy2302 (thảo luận) 18:43, ngày 19 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  4.   Đồng ý Bài viết tốt. Điền Tây Tiểu Ca 滇西小哥! 21:36, ngày 19 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Chưa đồng ý sửa

  1.   Chưa đồng ý Bài viết có vẻ được dịch từ tiếng Serbia, và sử dụng công cụ để dịch thẳng. Chuyện này cũng bình thường, nhưng để làm bài viết tốt thì tôi thấy có vấn đề vì sẽ có sai sót. Vd tôi đọc "kết hợp ảnh hưởng nét kiến trúc Gothic và Hồi giáo Venezia", tôi thấy lạ vì Venezia trong lịch sử không có liên quan gì đến Hồi giáo, sự thật có lẽ là "kiến trúc Gothic Venezia và Hồi giáo" (khi tôi dùng Google dịch sang tiếng Anh).CNBH (thảo luận) 15:13, ngày 4 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @CNBH: Cảm ơn tiền bối đã chỉ ra sai sót, tôi đã sửa lại câu đó, cái này do sắp xếp liên kết đã không chú ý nên bị đảo. Phía dưới có hẳn đề mục riêng và chỉ có Gothic Venezia (tôi hoàn toàn chưa sửa thêm chỗ này, giữ nguyên để làm bằng chứng) chứ không hề bị nhầm từ lần nào nữa. Việc sử dụng công cụ có ghi hẳn ở trong lịch sử bài viết, nhưng tôi khẳng định có biết tí chút về ngôn ngữ này và dịch bình thường, tỷ lệ khi xuất bài là 71%. Tôi không biết dịch sang tiếng Anh thì như nào chứ google hay công cụ mà sang tiếng Việt thì nói thật là nhiều đoạn sai hẳn luôn. Phải đọc thêm từ nguồn hoặc tài liệu tham khảo mới dịch nổi ấy. Nói riêng là tôi mất 20 ngày để dịch bài này, sau đó là hơn 10 ngày với gần 100 edit chứ không phải tùy tiện vứt ra. Tôi cũng là người căm ghét các bản dịch máy trên wikipedia, nên tiền bối cứ kiểm chứng. Rất mong tiền bối tiếp tục góp ý và xem xét. Lcsnes (thảo luận) 16:02, ngày 4 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @CNBH: Đã 1 tuần trôi qua từ khi hồi đáp phiếu này, đồng thời tiền bối cũng có sửa đổi trong ngày hôm nay, vậy rất mong CNBH bớt thời gian quay lại tiếp tục xem xét. Lcsnes (thảo luận) 14:02, ngày 10 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Tôi không rõ ngôn ngữ Serbia này, nên chờ bạn có sửa lại gì không rồi xem sau. Tôi có đọc thì ông Lazar là con quan thường, sau làm quan cấp thấp, rồi làm lãnh chúa thì đâu có là 'hoàng thân' (họ hàng thân thích của vua). Nikolay và Nikolaj có phải tên một người?. Partisan nên dịch là quân du kích. CNBH (thảo luận) 16:21, ngày 10 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @CNBH: Như trên thì tiền bối đang kiểm chứng qua tiếng Anh mà mình thành thạo, và tôi không thấy vấn đề gì trong việc này cả, trừ một số từ ngữ gốc Slav còn thì tri thức là chung. Xin phản hồi như sau, xin mời tiền bối tiếp tục.
    • Lazar (en:Lazar of Serbia): "Hoàng thân" là phương án dịch cho danh hiệu chính thức của ổng là "Knez" (còn tài liệu, văn thơ thậm chí gọi ông là "Car" - Sa hoàng), phương án này có thể chưa hoàn toàn chính xác nhưng phù hợp về mặt ngữ cảnh & cũng phổ biến (ví dụ về dùng từ Hoàng thân như ở Công quốc Serbia). Còn nếu không thì tôi đề ra phương án "thân vương" như đề cập trong Tước hiệu quý tộc châu Âu. Tiền bối cho ý kiến, tôi sẽ sửa hoặc giữ nguyên.
    • Nikolay: chỉ duy nhất có 1 chỗ (thực ra các dịch giả khác thì họ phiên chữ Kirin theo tiếng Nga thì cũng không sai, nhưng ở đây dùng sẵn bản chữ cái Latinh của tiếng Serb) đã đồng nhất về Nikolaj cho toàn bài.
    • Partisan: dịch nghĩa thì đúng nhưng đây cũng là tên gọi 1 lực lượng kháng chiến, cùng với các lực lượng khác như Chetnik. Cả Partisan, Chetnik đều chống Đức và chống lẫn nhau. Việc dịch ra sẽ gây hiểu nhầm ở một số ý, nên sẽ giữ nguyên. Lcsnes (thảo luận) 03:04, ngày 11 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Tôi hủy phiếu này, còn Partisan là đã dịch sang tiếng Anh rồi, tiếng gốc là Partizan!?, và các ngôn ngữ khác cũng dịch sang tiếng của họ
    Đã chuyển 1 chỗ duy nhất về nguyên ngữ là Partizan. Lcsnes (thảo luận) 03:39, ngày 12 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Ý kiến sửa

  •   Ý kiến Đọc câu này mình thấy thiếu chủ ngữ, bạn xem rồi sửa lại nhé: "Năm 1966 tiến hành nghiên cứu chuyên nghiệp và quy mô nhất từng có tại Ljubostinja, sử dụng đầu dò dọc theo mặt bắc thánh đường, đạt đến độ sâu chôn móng (0,9-1,2 mét). Từ đó phát hiện ra một số ngôi mộ song song và có tổng cộng mười bộ xương mà nhà khảo cổ học Mirjana Ljubinković khai quật được". Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:00, ngày 2 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
      Đã sửa Năm 1966, Ljubostinja được khảo sát và nghiên cứu với quy mô lớn nhất. Đội khảo cổ sử dụng đầu dò dọc theo mặt bắc thánh đường, đạt đến độ sâu chôn móng (0,9-1,2 mét). Từ đó phát hiện ra một số ngôi mộ song song, nhà khảo cổ học Mirjana Ljubinković khai quật được tổng cộng 10 bộ xương. Thực ra trong tiếng Việt vẫn dùng kiểu như "Năm 2021 diễn ra SG tại VN" nhưng nhân tiện sửa lại luôn cho dễ hiểu. Mời bạn Nguyenmy2302 tiếp tục nhé! Lcsnes (thảo luận) 02:00, ngày 3 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @Lcsnes Mình không thấy tiếng Việt nào viết câu mà không có chủ ngữ, và ví dụ của bạn khác so với lỗi mình chỉ ra, bởi nó vẫn có chủ ngữ nhưng động từ được đảo lên sau trạng từ; "Năm 1966 tiến hành nghiên cứu", ai tiến hành nghiên cứu? Mình có soát thêm ra vài câu nữa cũng mắc phải lỗi sai cơ bản như này: "Khi khai thác đá còn phát hiện bộ xương người hoàn chỉnh có hàm được đính vào móng tường bằng mấu sắt." (Ai khai thác đá và phát hiện ra bộ xương người?); "Không rõ số phận Nastasije về sau ra sao, còn đến năm 1807 ghi lại công việc quản lý tu viện của một ông Spasoje nào đó" (Ghi lại cái gì? Ai ghi lại? Nếu không tiện nêu thì theo mình ít nhất cũng nên thêm "có tài liệu ghi lại..." cho người đọc dễ hiểu),... – Nguyenmy2302 (thảo luận) 03:57, ngày 3 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenmy2302 Cái này không phải "sai cơ bản" đâu bạn, mà cũng rất bình thường trong ngôn ngữ học, ví dụ bạn có thể xem tại đây. Tuy nhiên, trong phạm vi không gian này, mình sẽ tránh sa đà sâu vào vấn đề ngôn ngữ, chỉ cần bạn hoặc bất kỳ ai thấy khó hiểu, mình sẽ tiến hành sửa theo phương án cho dễ hiểu hơn. Nên chỉ giải thích nốt ở chỗ này, còn các ý "phát hiện" và nêu về sau sẽ "fixed" cho nhanh. Chỉ cần thay "tiến hành" bằng "Năm 1966 diễn ra nghiên cứu" thôi là đâu cần phải biết "ai" (ý chính câu muốn truyền đạt là "nghiên cứu" còn ai thì chính là "nhà nghiên cứu" thôi). Một phần là mình cũng không muốn dùng bị động quá nhiều như ngoại ngữ nguyên tác (câu bị động thì Object làm chủ ngữ rồi, nhưng tiếng Việt thì có thể đảo để tránh một mẫu mãi)
    • Khi khai thác đá còn phát hiện bộ xương người hoàn chỉnh có hàm được đính vào móng tường bằng mấu sắt.=> Khi khai thác đá, một bộ xương người hoàn chỉnh đã được phát hiện với hàm được đính vào móng tường bằng mấu sắt. ("ai" là mấy ông thợ đá í, quan tâm làm chi!!!)
    • Không rõ số phận Nastasije về sau ra sao, còn đến năm 1807 ghi lại công việc quản lý tu viện của một ông Spasoje nào đó=> Không rõ số phận Nastasije về sau ra sao, còn ghi chép năm 1807 có đề cập công việc quản lý tu viện của một ông Spasoje nào đó. Lcsnes (thảo luận) 04:57, ngày 3 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @Lcsnes Cảm ơn bạn đã sửa. Mình cho rằng các câu mình nêu ra không thuộc vào dạng câu đặc biệt, và bạn cũng không nên dùng câu đặc biệt ở trong bài vì có một số chỗ sẽ có thể gây khó hiểu cho người đọc. Để tránh phải dùng câu bị động, mình nghĩ bạn chỉ cần diễn giải ý theo cấu trúc chủ-vị (câu bình thường) là đã ổn rồi. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 05:15, ngày 3 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  •   Ý kiến Bạn này có lối hành văn khuyết chủ ngữ khá lạ. Bản thân mình đọc thấy không hợp. Ví dụ câu "Cứ ngày 2 tháng 8 hàng năm lại tổ chức lễ rước thánh tích mang tầm toàn quốc." -> "Cứ ngày 2 tháng 8 hàng năm người ta/nơi đây lại tổ chức lễ rước thánh tích mang tầm toàn quốc."; nghe nó thuận cái lỗ nhĩ hơn hẳn. Nhớ rằng đây là bài thuyết minh chứ không phải khẩu ngữ thường nhật hay văn thơ phóng khoáng mà bạn cho mình cái quyền viết trống không kiểu thế. Ngoài ra thì bạn cũng không nền ngần ngại sử dụng dạng bị động, bởi lẽ văn phạm tiếng Việt hiện đại sử dụng bị động hơi bị nhiều là đằng khác, nhất là trong những ấn phẩm khoa học. Billcipher123 (thảo luận) 14:32, ngày 3 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    =>Cứ ngày 2 tháng 8 hàng năm lại có tổ chức lễ rước thánh tích mang tầm toàn quốc.Lcsnes (thảo luận) 16:32, ngày 4 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    [Tiếp tục nhận xét] Một số câu có vấn đề:
    • Câu gốc: Trong tiền sảnh là chân dung Công nương Milica, Hoàng thân Lazar cũng như hai người con là Vuk và Stefan. -> Cải thiện: Tiền sảnh là nơi trưng bày chân dung Công nương Milica, Hoàng thân Lazar, cũng như hai người con Vuk và Stefan. hoặc Chân dung Công nương Milica, Hoàng thân Lazar, cũng như hai người con Vuk và Stefan, được đặt ở tiền sảnh của tu viện.
      =>Nơi tiền sảnh có tranh chân dung Công nương Milica,... Lcsnes (thảo luận) 16:32, ngày 4 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    • Makarije chỉ cố gắng hà hơi tính cách cá nhân vào chân dung vua chúa hay nhà cầm quyền. Câu này đọc chẳng hiểu nghĩa là gì? Anyway, "hà hơi"?? Thật sự luôn? Sao không dùng từ "thổi hồn". Tóm lại dịch thuật còn lôm côm.
      Tiền bối chê văn thơ phóng khoáng mà thấy tiền bối dùng từ mới là "văn vẻ" ("thổi hồn", "thuận cái lỗ nhĩ" (đọc bằng mắt sao không "thuận mắt" cho nhanh (^_^)),..), thấy "thổi hồn" với "hà hơi" nghĩa như nhau, văn vẻ chẳng kém gì nhau, và còn đầy cách diễn đạt khác: hà sinh khí, mang sự sống đến cho,.. hỏi tại sao dùng cái này mà không dùng cái kia thì cũng chịu, thuận hay không thì tùy cảm quan mỗi người. Thôi thì dẹp hết mấy cái đó đi, sửa thành Makarije chỉ cố gắng đưa vào những đặc điểm riêng trong chân dung mỗi vị. Lcsnes (thảo luận) 16:32, ngày 4 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
      Góp ý dí dỏm tí thôi mà bạn, việc gì phải căng :)) Nhưng thực sự mình chưa nghe thấy từ "hà hơi" dùng trong văn cảnh này bao giờ, còn cái từ "thổi hồn" khá là phổ biến (kiểu thổi hồn vào thơ, gì gì đó). Câu gốc và câu bạn cải thiện mình vẫn thấy hơi chút gượng gạo, có lẽ là do cụm "chỉ cố gắng" (theo mình nên thay bằng "đã nỗ lực"). Câu này đúng ngữ pháp nên thôi mình không bắt bẻ bạn nữa. Sau này lại sinh ra hiềm khích thì toi :)) Billcipher123 (thảo luận) 06:36, ngày 5 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Đây chỉ là hai trong số những thiếu sót mà mình nhận thấy. Tất nhiên còn rất nhiều nữa, song do mình hơi bận nên xin tạm góp một số ý kiến như vậy thôi. Mong bạn xem xét lại tỉ mỉ bài viết rồi mới đem ra ứng cử.
    Billcipher123 (thảo luận) 15:12, ngày 3 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @Billcipher123: Tôi trả lời chung bên dưới và tiến hành chỉnh sửa như trên. Về dịch thuật tôi trả lời như phần CNBH bên trên, nếu có sai sót thì xin nhận, chứ tôi luôn cố gắng dịch đúng còn đến mức dịch hay thì không dám tự nhận nhưng không đồng ý với từ "lôm côm". Còn về diễn đạt, tôi không sáng tác văn thơ gì ở đây cả, đơn thuần là diễn đạt lại từ một ngôn ngữ khác, nó đúng là thuyết minh. Ngoài cái khuyết chủ ngữ và bị động tôi đã đồng thuận như trả lời chung bên dưới. Còn cũng không thấy mình có cái quyền gì ở đây cả, cũng chưa phản đối điều gì mà. Có thể tôi chưa hoàn toàn đồng ý với các ý kiến đưa ra, nhưng luôn tôn trọng khác biệt và đồng thuận như tinh thần wiki. Tôi đã chỉnh sửa các phát hiện của tiền bối như trên, mong tiền bối tiếp tục. Lcsnes (thảo luận) 16:32, ngày 4 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Câu bị động thì cứ để nguyên vậy là được mà, cố đổi thành câu không có chủ ngữ/vị ngữ là sai ngữ pháp tiếng Việt căn bản. Còn việc bạn cho rằng chúng là câu đặc biệt, tôi không chắc lắm. Bình thường, tôi thấy câu đặc biệt thường được dùng để ra lệnh, nhấn mạnh, biểu cảm v.v. còn trong một bài viết có hướng học thuật như bách khoa toàn thư thì không nên dùng. Trongnhan (thảo luận) 16:43, ngày 3 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Cái khó để chuyển bị động thành chủ động là cần xác định được "tác nhân" gây ra hành động, mà chuyện này thì hên xui, đôi khi phải dùng các chủ ngữ chung chung như "người ta", "các nhà nghiên cứu", "người dân", "cộng đồng này", "một số người"... Dang (thảo luận) 19:08, ngày 3 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Trong văn phạm tiếng Việt, có những trường hợp cần ưu tiên dùng đại từ phiếm chỉ để khiến câu văn/đoạn văn mạch lạc hơn, ví dụ "nguyên tử được cho là đơn vị cơ bản tạo nên vật chất" ==> "người ta cho rằng nguyên tử là đơn vị cơ bản tạo nên vật chất". Đây là cách biến đổi không sai, còn khiến câu văn trở nên mạch lạc hơn. Không nên gò bó văn phạm quá mức mà nên có cái nhìn thoáng hơn trong cách dùng từ, như vậy truyền tải ngôn ngữ đến người đọc cũng dễ dàng hơn. Nguyenhai314 (thảo luận) 15:59, ngày 4 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Cảm ơn các tiền bối đã góp ý, tôi đồng thuận bỏ các câu khuyết chủ ngữ. Nhưng để tránh hiểu lầm là tôi dùng tràn lan kiểu câu này, xin giải thích rằng tôi chỉ dùng trong một số ngữ cảnh kiểu liệt kê thời gian, khi ý chính nhấn mạnh đến sự việc diễn ra hoặc phát hiện nào đó... chứ không quan tâm đến chủ thể (người ta hay ông thợ đá, nhà nghiên cứu hay bất cứ ai cũng được). Thứ nhì là không phải tôi tránh dùng bị động, có thể thấy vẫn đầy trong bài, chỉ là trả lời cho một số trường hợp cụ thể trên thôi. Tôi chỉ không ưa áp cấu trúc bị động tiếng Anh mà áp thẳng vào tiếng Việt kiểu "con được yêu bởi mẹ", chứ luôn muốn sao cho diễn đạt trong sáng và dễ hiểu. Lcsnes (thảo luận) 16:11, ngày 4 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @Tran Trong Nhan: Mình đọc sách báo tiếng Việt thấy câu không có chủ ngữ đầy rẫy mà bạn. Ngữ pháp tiếng Việt nó khác với ngữ pháp các ngôn ngữ châu Âu chứ. Sao đánh đồng được. Bạn nói câu thiếu chủ ngữ là sai ngữ pháp tiếng Anh với tiếng Đức thì mình đồng ý nhưng ngữ pháp tiếng Việt thì mình nghĩ là không. –  Băng Tỏa  20:26, ngày 4 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Mình thì không thấy, nhưng trong các tác phẩm văn học thì có, mà như bạn Lcsnes nói ở trên thì nó là câu đặc biệt. Theo mình, câu đặc biệt dùng để diễn tả cảm xúc thì hợp hơn là viết ở một bài viết bách khoa, và hơn nữa, mình cũng không cho rằng đây là câu đặc biệt. Các ý kiến trên đều đồng tình rằng các câu khuyết chủ ngữ trong bài đọc tối nghĩa, khó hiểu, trong khi yêu cầu của cách dùng câu này là nó vẫn phải làm rõ ý cho người đọc, nên việc dùng kiểu câu trên rất rõ là đang sai bối cảnh và sai ngữ pháp vì không thuộc và cũng không đáp ứng yêu cầu của câu đặc biệt. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 05:40, ngày 5 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @Băng Tỏa: Những ngôn ngữ có thể lược bỏ đại từ chủ ngữ trong câu được gọi là pro-drop language; ví dụ tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, v.v. Hình như Tiếng Việt mình cũng thuộc thể loại này. Nhưng thú thực mình đọc báo chưa thấy ngữ pháp kiểu này xuất hiện bao giờ. Liệu bạn có thể dẫn chứng một vài ví dụ mà bạn đã bắt gặp ra không? Billcipher123 (thảo luận) 07:20, ngày 5 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @Tran Trong Nhan: Tôi thấy tiếng Việt thiếu chủ ngữ là bình thường, chả có vấn đề gì. Ví dụ, "chả sao" -> câu này người Việt rất hay dùng và vẫn thiếu chủ ngữ. Tôi thấy người Việt dùng câu thiếu chủ ngữ đầy rẫy ra, chả thấy ai kêu ca gì. Nếu thiếu chủ ngữ mà sẽ khiến độc giả khó hiểu nội dung của câu hơn -> đây mới là có vấn đề. Ngoài ra thì tôi thấy chả có vấn đề gì cả. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 00:37, ngày 5 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Ý tôi là một câu bình thường thì phải có đủ chủ ngữ và vị ngữ. Còn câu như bạn nói "Chả sao!" là một câu đặc biệt (không biết bạn có học cái này chưa nhỉ). Trongnhan (thảo luận) 07:37, ngày 5 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Chủ bài đã đồng ý sửa lại, không có lý do gì để ta tiếp tục tranh cãi vụ này nữa. Việc đó để dành cho các nhà ngôn ngữ học. Trongnhan (thảo luận) 08:11, ngày 5 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  • @Tran Trong Nhan, Billcipher123, và Nguyenmy2302: Nhiều mà các bạn:
  • "phải kể đến tên tuổi của Cao Xuân Hạo", ủa ai kể? (bài trên Văn hóa Nghệ An)
  • "Nói như thế có thể hơi quá lời, nhưng đã phản ánh phần nào...", vì ngay câu trước là trích nguyên văn một câu nhận xét, ghi tên tác giả luôn nên không cần lặp lại nữa (nguồn, người viết là một tiến sĩ của Hội Ngôn ngữ học VN)
  • "Ðó là chưa tính đến trường hợp...", (nguồn)
  • Mẫu câu "Ngày X tháng Y năm Z sẽ diễn ra trận đấu của tuyển U23 Việt Nam / sẽ công chiếu bộ phim / sẽ khánh thành khu chung cư..."
  • Mẫu câu "Đã có nhiều cuộc thảo luận về vấn đề này".
  • Mẫu câu "Để... , cần phải..." Ví dụ, "Để phát triển đất nước đúng theo chủ trương và đường lối sáng suốt của Đảng, cần phải quán triệt tư tưởng Đảng...", ngầm hiểu tác nhân ở đây là "chúng ta" (văn kiện Đảng đầy mẫu câu này, ban soạn văn kiện chắc chắn không thể nào dở văn và văn kiện Đảng chắc chắn không thể dịch từ tiếng châu Âu qua rồi cho nên lối hành văn rất thuần Việt)
  • "Từ đó, bám sát Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước,...", chủ ngữ bị lược vì trùng với chủ ngữ của câu trước (bài phát biểu của Tổng bí thư)
  • "Từ đó, đề ra quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu và kiến nghị Trung ương...", như trên

Mình dẫn chứng để chứng minh là văn viết tiếng Việt đầy câu khuyết chủ ngữ thôi, không thì cũng khuyết tác nhân. Mình không đụng đến câu đặc biệt, câu cầu khiến hay văn nói, câu trong tác phẩm văn học (vì lắm lúc nhà văn cố tình ngắt câu với dụng ý riêng) vì nó khác với văn bách khoa. Mình cũng không nói là các câu trong bài của Lcsnes có thể khuyết chủ ngữ thoải mái. Được phép khuyết hay không là do ngữ cảnh cho nên cứ liệt kê ra đây rồi xét case by case.  Băng Tỏa  16:09, ngày 5 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Ừm ok, mình cũng tìm hiểu về vấn đề này rồi, vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh mô hình chủ-vị của tiếng Việt (tham khảo mô hình đề-thuyết thay thế). Nói chung ngôn ngữ, bất kể thứ tiếng nào đi chăng nữa, đều rất linh hoạt và biến hóa trong cách sử dụng, có cái tuân theo quy luật song cũng có cái ngoại lệ. Xét văn cảnh case by case theo bạn nói có lẽ là phương án tốt nhất. Billcipher123 (thảo luận) 16:40, ngày 5 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Ok. Có thể xét từng trường hợp cụ thể, nhưng tôi nghĩ nếu xét lẻ tẻ từng trường hợp ở đây sẽ mất khá nhiều thời gian và có thể dẫn đến thảo luận dài dòng, phức tạp, mỗi người mỗi ý. Mấy ông nghiên cứu ngôn ngữ học ngoài kia còn đang tranh cãi dài dài mà. Ở đây, mọi người thấy chỗ nào không vừa ý thì họ góp ý thôi. Quyền viết như thế nào là của mỗi người. Mà đây là một cuộc biểu quyết bầu chọn BVT, nếu có người không đồng thuận thì họ có quyền bỏ phiếu chống. Trongnhan (thảo luận) 17:09, ngày 5 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Tính chất không rập khuôn của ngôn ngữ mới chính là cái hay. Nó khiến cho ngôn ngữ đa dạng sắc màu, thiên biến vạn hóa và không nhàm chán. Thử tưởng tượng chỉ có 1 cách viết đúng duy nhất -> quá nhàm chán. Theo tôi thì chỉ những câu nào rõ ràng là sai ngữ pháp hoặc nghe chói tai mới là vấn đề. Ví dụ, "ngân hàng bị cướp bởi tên cướp" -> tuy đọc vẫn hiểu nhưng người Việt chả ai lại nói kiểu này -> suy ra là cần phải sửa lại. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:42, ngày 5 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Search google nguyên cụm từ "ngân hàng bị cướp" cho ra hơn 28,000 kết quả nhé bạn. Báo chí, văn viết dùng câu bị động đầy ra. Câu bị động vẫn được dùng rất rất nhiều nhưng nó thường không có phần sau "bởi ai, bởi cái gì", vì đó chính là lý do người ta dùng câu bị động chứ không phải câu chủ động. Câu chủ động dùng khi chủ ngữ quan trọng, người ta thực sự quan tâm đến chủ ngữ là ai, cái gì, hay nó được xác định rõ ràng --> cái ví dụ bạn đưa ra hoàn toàn không hợp lý. Câu bị động không có gì là dở cả, do cách viết mà ra. Trongnhan (thảo luận) 05:26, ngày 6 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Mời bạn search "ngân hàng bị cướp bởi tên cướp" thì ra bao nhiêu kết quả? Google "cướp ngân hàng" thì ra 670,000 kết quả bạn nhé. Chứng tỏ thể chủ động phổ biến hơn bị động rất nhiều trong tiếng Việt. Bị động là dở NẾU như nó nghe chói tai chứ tôi nói nó dở chung chung hồi nào? Tôi nói rằng tiếng Việt thiên về thể chủ động hơn trước khi bị phong trào Anh hóa làm cho bóp méo. Thêm nữa, ai cho phép bạn tự ý bỏ phần sau. Ví dụ, "anh Tèo đi cướp ngân hàng" -> bạn chuyển thành "ngân hàng bị cướp" -> vậy là thiếu thông tin rồi. Nếu viết thành "ngân hàng bị cướp bởi anh Tèo" -> nghe chói tai. Người ta dùng "ngân hàng bị cướp" khi không quan trọng kẻ cướp là ai -> không phải trường hợp nào cũng vậy, một số trường hợp chủ thể kẻ cướp là quan trọng và cần được nhắc tới. Lập luận của bạn là rất yếu, nói không muốn nói là cùn. Bạn cắt xén câu chữ của tôi rồi tự biên tự diễn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:14, ngày 6 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Bạn không hiểu ý tôi. Ý tôi chỉ đơn giản là câu bị động vẫn được dùng trong nhiều trường hợp, không so sánh nó với câu chủ động gì cả. Tôi không search phần "bởi..." là vì ý tôi đang muốn nói câu bị động được dùng rất nhiều, nhưng không có phần "bởi..." đó. Bạn bảo tôi search nguyên câu của bạn ("...bởi tên cướp"), trong khi câu đó không phải là thứ tôi muốn nhắc đến. Khi bạn lập luận, bạn đưa ra ví dụ dở tệ nhất, hay như bạn nói, chói tai nhất (—cũng là ví dụ phi thực tế nhất, thực tế chẳng ai viết câu kiểu vậy) để củng cố cho lý lẽ của bạn —> Tôi không hề nói là mình ủng hộ cách viết câu như thế. Ý tôi còn thêm là câu bị động chỉ được người viết lựa chọn khi chủ ngữ không quan trọng —> Nếu "anh Tèo" của bạn thực sự quan trọng (nhân vật cụ thể, cần thiết phải nêu rõ) thì lựa chọn tốt nhất tất nhiên là câu chủ động rồi. Tôi không có ý là vẫn nên dùng câu bị động khi chủ ngữ quan trọng ("anh Tèo") —> Vậy mà bạn vẫn lại tiếp tục đưa cái ví dụ phi thực tế và vớ vẩn rõ ràng của mình ra và tiếp tục lấy nó để tranh cãi, và để phủ nhận điều mà tôi không hề nói đến, để làm gì vậy?. Tranh cãi với bạn chẳng được lợi gì cho wiki. Tôi dừng lại ở đây nhé. Trongnhan (thảo luận) 14:19, ngày 6 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Thứ nhất, tôi chưa bao giờ nói cấm dùng thể bị động. Thứ hai, tiếng Việt thiên về dùng thể chủ động nhiều hơn thể bị động. "Phi thực tế và vớ vẩn rõ ràng" -> chả có gì phi thực tế. Tôi từng bắt gặp nhiều tv dịch máy 100% và bắt gặp những câu bị động nghe rất chói tai do dịch word by word từ tiếng Anh mà không sửa lại. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:38, ngày 6 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!