2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024
Bài viết chọn lọc
tháng 7 năm 2008
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Viện Viễn Đông Bác cổ

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, tức bảo tàng Louis Finot của EFEO trước đây
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, tức bảo tàng Louis Finot của EFEO trước đây

Viện Viễn Đông Bác cổ (tiếng Pháp: École française d'Extrême-Orient, viết tắt EFEO) là một trung tâm nghiên cứu của Pháp về Đông phương học, chủ yếu tại thực địa. Được chính thức thành lập vào năm 1900, Viện Viễn Đông Bác cổ có trụ sở đầu tiên ở Việt Nam và tiến hành các nghiên cứu, khảo cổ trên bán đảo Đông Dương. Do chiến tranh, năm 1957, Viện Viễn Đông Bác cổ phải rời Hà Nội tới Campuchia, và tiếp đó rời Phnom Penh về Paris năm 1975. Hiện nay, Viện Viễn Đông Bác cổ thuộc Bộ Giáo dục đại học và Nghiên cứu Pháp, có 17 trung tâm nghiên cứu tại 12 quốc gia châu Á.

Trong hơn một thế kỷ tồn tại, Viện Viễn Đông Bác cổ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về Đông phương học. Tạp chí nghiên cứu Bulletin de l'École française d'Extrême-Orient (Tập san Viện Viễn Đông Bác cổ, viết tắt BEFEO), đã trở nên quen thuộc trong phần danh mục tham khảo của nhiều sách, bài viết về khảo cổ và lịch sử Á châu. Viện Viễn Đông Bác cổ cũng có những ảnh hưởng quan trọng đối với các sử gia Việt Nam thế kỷ 20.

Đôrêmon

Một đoàn tàu với hình ảnh của Đôrêmon
Một đoàn tàu với hình ảnh của Đôrêmon

Đôrêmon (ドラえもん Doraemon?) là một loạt truyện tranh Nhật Bản của tác giả Fujiko Fujio được sáng tác từ năm 1969 với mục đích ban đầu dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Tác phẩm sau đó đã được chuyển thể thành các tập phim hoạt hình ngắn, dài cùng các thể loại khác như kịch, trò chơi điện tử. Bộ truyện kể về một chú mèo máy tên là Đôrêmon đến từ thế kỷ 22 để giúp một cậu bé lớp 4 hậu đậu tên là Nôbi Nôbita. Các câu chuyện của Đôrêmon thường ngắn gọn, dễ hiểu, dí dỏm và mang cái nhìn lạc quan về cuộc sống tương lai cũng như sự phát triển của khoa học - kỹ thuật. Đôrêmon đã giành được nhiều giải thưởng truyện tranh ở Nhật Bản và được tạp chí TIME Asia bình chọn là một trong 22 nhân vật nổi bật của châu Á. Kể từ khi ra đời đến nay, Đôrêmon không chỉ được coi là nhân vật và bộ truyện tranh được yêu thích hàng đầu ở Nhật Bản, nó còn trở thành một biểu tượng văn hóa của đất nước này và được trẻ em nhiều nước trên thế giới yêu thích.

Chăm Pa

Tháp Chàm ở Phan Thiết, tiêu biểu cho kiến trúc Champa
Tháp Chàm ở Phan Thiết, tiêu biểu cho kiến trúc Champa

Vương quốc Chăm Pa là một quốc gia độc lập, tồn tại từ khoảng thế kỷ thứ 7 đến năm 1832 trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, CampuchiaẤn Độ đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao là phong cách Đồng Dươngphong cách Mỹ Sơn A1 mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình lingayoni vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáoPhật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa.

Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ 9 và 10 và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép Nam tiến của Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và nước Chăm Pa thống nhất chấm dứt tồn tại. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa tiếp tục bị các chúa Nguyễn thôn tính lần hồi và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam.

Catherine de Médicis

Chân dung Catherine de Médicis
Chân dung Caterina de Médicis

Caterina de' Medici (13 tháng 4 năm 15195 tháng 1 năm 1589) là vương hậu Pháp, vợ của vua Henri II của Pháp. Bà sinh tại Firenze, nước Ý, với tên Caterina Maria Romula di Lorenzo de' Medici. Mẹ của Caterina, Madeleine de la Tour d'Auvergne, nữ bá tước của Boulogne, mất sau khi sinh Caterina được hơn hai tuần. Cha của Caterina, Công tước Lorenzo II de' Medici cũng chết vào 4 tháng 5 cùng năm đó

Năm 1533, ở tuổi 14 Caterina kết hôn với Henri, con trai thứ hai của vua Pháp François I và vương hậu Claude, nhằm giúp phát triển quyền lợi của người bác cô, Giáo hoàng Clement VII. Năm 1547, Henri đăng quang, trở thành Vua Henri II. Với tên tiếng Pháp Catherine de Médicis, Caterina trở thành vương hậu nước Pháp. Tuy vậy, suốt thời gian trị vì, Henri II loại bỏ ảnh hưởng của Caterina và dành sự ưu ái cho Diane de Poitiers, tình nhân của nhà vua. Sau khi Henri tử nạn năm 1559, Caterina đột ngột bị cuốn vào chính trường, trở thành thái hậu của tân vương mới mười lăm tuổi, François II. François II chết sau một năm trị vì, Caterina trở nên nhiếp chính đầy quyền lực cho con trai mười tuổi của bà, Vua Charles IX. Charles băng hà năm 1574, Caterina lại tiếp tục là thế lực đáng kể khi con trai thứ ba của bà, Henri III, kế thừa ngôi vua nước Pháp.