Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2008/Tuần 20

Hình ảnhh tái hiện của lính Lê dương
Hình ảnhh tái hiện của lính Lê dương

Legio Romana tức Quân đoàn La Mã, Binh đoàn La Mã là một đơn vị tổ chức của Quân đội La Mã trong giai đoạn từ Cộng hòa La Mã tới Đế quốc La Mã. Legio Romana còn được gọi là Lê dương La Mã để chỉ loại bộ binh nặng và đôi khi là toàn bộ Quân đội La Mã. Lực lượng nòng cốt của Quân đoàn La Mã là bộ binh nặng hay lê dương kèm theo quân đồng minh hỗ trợ (auxilium), kỵ binh, lính xạ kích và lính ném lao. Về mặt từ nguyên, trong tiếng Latinh legio có nghĩa là "chế độ quân sự cưỡng bách", có nguồn gốc từ lego nghĩa là tập trung.

Quân số của một quân đoàn La Mã tiêu biểu biến đổi theo thời gian. Trong giai đoạn Cộng hòa mỗi quân đoàn có 4.200 người chia thành 30 đến 35 tiểu đoàn (manipulus), mỗi tiểu đoàn 120 đến 140 người. Sang giai đoạn Đế quốc quân số của một quân đoàn tăng lên thành khoảng 5.200 người cộng thêm quân đồng minh hỗ trợ chia làm 10 đội quân (cohort), mỗi đội quân có 480 lính, riêng đội quân thứ nhất có 800 lính. Bộ binh được yểm trợ bởi kỵ binh ở hai bên sườn và lính xạ kích ở phía sau.

Vì các quân đoàn thường trực chỉ được tổ chức trong hệ thống quân đội La Mã sau cải cách của Marius (107 TCN) còn trước đó nó có tính nhất thời nên hàng trăm quân đoàn đã được đặt tên và xếp số thứ tự trong lịch sử La Mã. Đến nay, chỉ có khoảng 50 quân đoàn có thể xác định được rõ ràng. Vì sự thành công về quân sự của Cộng hòa La MãĐế quốc La Mã, quân đoàn La Mã từ lâu đã được coi là mô hình ưu tú thời cổ đại về năng lực và hiệu quả quân sự.