2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024
Bài viết chọn lọc năm 2012
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tuần 1

Nhà ga Đà Lạt

Đà Lạt là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Từ xa xưa, vùng đất này vốn là địa bàn cư trú của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho. Cuối thế kỷ 19, khi tìm kiếm một địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng dành cho người Pháp ở Đông Dương, Toàn quyền Paul Doumer đã quyết định chọn cao nguyên Lâm Viên theo đề nghị của bác sỹ Alexandre Yersin, người từng thám hiểm tới nơi đây vào năm 1893. Trong nửa đầu thế kỷ 20, từ một địa điểm hoang vu, những người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên một thành phố xinh đẹp với những biệt thự, công sở, khách sạn và trường học, một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương khi đó. Trải qua những khoảng thời gian thăng trầm của hai cuộc chiến tranh cùng giai đoạn khó khăn những thập niên 1970–1980, Đà Lạt ngày nay là một thành phố 206 ngàn dân, đô thị loại một trực thuộc tỉnh, giữ vai trò trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Lâm Đồng. [ Đọc tiếp ]

Tuần 2

Thiết giáp hạm USS Texas

Thiết giáp hạm tiền-dreadnought là thuật ngữ được dùng chung để chỉ mọi kiểu thiết giáp hạm đi biển được chế tạo từ giữa thập niên 1890 cho đến năm 1905. Thiết giáp hạm tiền-dreadnought thay thế cho các tàu chiến bọc sắt của thập niên 18701880. Được chế tạo bằng thép và có lớp vỏ giáp bảo vệ làm bằng thép tôi, thiết giáp hạm tiền-dreadnought mang một dàn hỏa lực chính bao gồm pháo hạng nặng bố trí trên những tháp pháo xoay, được hỗ trợ bởi một hoặc nhiều dàn pháo hạng hai nhẹ hơn. Chúng được vận hành bằng động cơ hơi nước ba buồng bành trướng đốt than. Tương phản với tình trạng phát triển hỗn độn những tàu chiến bọc sắt trong những thập niên trước đó, thập niên 1890 chứng kiến hải quân các nước bắt đầu chế tạo thiết giáp hạm theo một thiết kế chung, khi hàng tá tàu chiến toàn thế giới đều bắt chước theo thiết kế lớp Majestic của Anh Quốc. Sự tương tự về kiểu dáng của thiết giáp hạm trong những năm 1890 được nhấn mạnh bởi số lượng gia tăng các tàu chiến được chế tạo. Các thế lực hải quân mới như Đức, Nhật BảnHoa Kỳ bắt đầu gầy dựng hạm đội tiền-dreadnought của riêng họ, trong khi hạm đội các nước Anh, PhápNga được bành trướng để đối phó với các mối đe dọa mới. Trận đụng độ quyết định giữa các hạm đội tiền-dreadnought đối địch đã diễn ra giữa Nga và Nhật Bản trong trận Tsushima ngày 27 tháng 5 năm 1905. [ Đọc tiếp ]

Tuần 3

Khói của hai phi cơ Nhật Bản bị bắn rơi ngày 12 tháng 11 năm 1942. Chụp trên chiếc USS President Adams ở mạn tàu bên phải là chiếc USS Betelgeuse.

Trận hải chiến Guadalcanal diễn ra từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 11 năm 1942, là một trong nhiều trận hải chiến giữa Nhật Bản và quân Đồng Minh (chủ yếu là Hoa Kỳ) trong chiến dịch Guadalcanal kéo dài nhiều tháng tại quần đảo Solomon trong chiến tranh thế giới thứ hai. Trận hải chiến bao gồm nhiều cuộc không kích và đấu pháo giữa các chiến hạm trong suốt bốn ngày, hầu hết ở gần Guadalcanal và đều liên quan đến nỗ lực của Nhật Bản đổ quân lên đảo. Kết quả của trận này là cả hai bên đều bị mất nhiều tàu chiến trong hai trận đánh đêm, trong đó Hoa Kỳ bị hư hại và thiệt hại nặng hơn Nhật Bản. Dù sao, họ đã thành công trong việc đẩy lui được những nỗ lực của Nhật Bản trong việc dùng thiết giáp hạm bắn phá sân bay Henderson Field. Các cuộc không kích của máy bay Đồng Minh cũng đánh chìm được hầu hết tàu vận tải chở quân nhu và ngăn không cho đoàn tàu chở quân tiếp viện của Nhật Bản đến được Guadalcanal. Vì vậy, trận này đã đẩy lùi nỗ lực lớn cuối cùng của Nhật Bản trong việc cố gắng đánh bật lực lượng Đồng Minh ra khỏi Guadalcanal và khu vực gần Tulagi. Hoa Kỳ đã giành được thắng lợi chiến lược cho toàn bộ chiến dịch Guadalcanal trong trận hải chiến này và xoay chuyển tình thế theo hướng có lợi cho mình. [ Đọc tiếp ]

Tuần 4

Nhà hát nhìn từ phố Tràng Tiền.

Nhà hát Lớn Hà Nội tọa lạc trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, vị trí đầu phố Tràng Tiền, không xa hồ Hoàn KiếmBảo tàng Lịch sử Việt Nam. Công trình được người Pháp xây dựng vào năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra GarnierParis nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Tác phẩm của hai kiến trúc sư Harlay và Broyer mang nhiều màu sắc, đường nét kiến trúc của các nhà hát ở miền Nam nước Pháp, có cách tổ chức mặt bằng, không gian biểu diễn, cầu thang, lối vào sảnh… giống với các nhà hát ở châu Âu đầu thế kỷ 20. Mặc dù là một công trình kiến trúc mang tính chiết trung, được pha trộn nhiều phong cách, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội vẫn mang đậm dáng vẻ Tân cổ điển Pháp, đặc biệt ở kết cấu kiến trúc, kiểu mái hai mảng lợp ngói đá đen cùng các họa tiết trang trí bên trong. Ra đời muộn hơn các nhà hát ở Sài GònHải Phòng, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội có kiến trúc hoàn chỉnh nhất và trở thành một hình ảnh quen thuộc, đặc trưng của thành phố Hà Nội. [ Đọc tiếp ]

Tuần 5

Cận Tinh là một sao lùn đỏ nằm cách Hệ Mặt Trời xấp xỉ 4,2 năm ánh sáng trong chòm sao Bán Nhân Mã. Nó được Robert Innes, giám đốc đài quan sát Union ở Nam Phi, khám phá vào năm 1915. Ngôi sao này là ngôi sao gần nhất với Mặt Trời. Khoảng cách từ nó đến các ngôi sao gần nhất thứ hai và thứ ba so với Mặt Trời, tạo nên hệ sao đôi Alpha Centauri là 0,21 năm ánh sáng. Do là ngôi sao gần nhất, đường kính góc của nó có thể đo được trực tiếp, với đường kính góc bằng 1/7 của Mặt Trời. Khối lượng của Cận Tinh bằng khoảng 1/8 khối lượng Mặt Trời, và mật độ trung bình bằng 40 lần của Mặt Trời. Mặc dù nó có độ sáng trung bình rất thấp, Cận Tinh là một sao lóe sáng thỉnh thoảng bừng sáng lên do hoạt động từ trường. Từ trường của ngôi sao được tạo ra do sự đối lưu trong ngôi sao, và kết quả là hoạt động lóe sáng tạo ra tổng lượng bức xạ tia X bằng với bức xạ do Mặt Trời tạo ra. Hỗn hợp nhiên liệu tại nhân của Cận Tinh tham gia vào chuyển động đối lưu và tốc độ sản sinh năng lượng thấp có nghĩa là ngôi sao sẽ nằm trong dải chính trong khoảng bốn nghìn tỉ năm, hay bằng 300 lần tuổi của vũ trụ hiện nay. [ Đọc tiếp ]

Tuần 6

Angelina Jolie.

Angelina Jolie là một nữ diễn viên điện ảnhđạo diễn người Mỹ. Trong sự nghiệp điện ảnh của mình, Jolie đã nhận được nhiều giải thưởng danh tiếng, trong đó các giải lớn nhất gồm một Giải Oscar, hai Giải thưởng của Hội Diễn viên Điện ảnh và ba Giải Quả cầu vàng; bên cạnh đó, cô được tạp chí Forbes công nhận là nữ diễn viên Hollywood có thu nhập cao nhất năm 2009 và 2011. Ngoài công việc của một diễn viên, Jolie còn tham gia nhiều hoạt động nhân đạo, đáng chú ý là công việc của cô với người tị nạn với tư cách là Đại sứ thiện chí của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn. Cô được mô tả là một trong những người có sức quyến rũ nhất thế giới, người phụ nữ "hấp dẫn nhất" và "đẹp nhất" thế giới.

Khi Jolie 6 tuổi, cô tham gia bộ phim đầu tiên của mình cùng với cha cô. Vai chính đầu tiên của Jolie trong một phim lớn là vai Kate Libby trong Hackers (1995). Cô tham gia các phim được đánh giá cao như George Wallace (1997), Gia (1998), và nhận được Giải Oscar cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất với bộ phim Girl, Interrupted (1999). Jolie được biết đến nhiều hơn với vai nữ anh hùng Lara Croft trong dòng trò chơi cùng tên, Lara Croft: Tomb Raider (2001). Cô tiếp tục nhận được các nhận xét tích cực qua diễn xuất trong các phim chính kịch A Mighty Heart (2007) và Changeling, phim mà cô nhận được một đề cử cho Giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Jolie tiếp tục tham gia vào vai nữ chính của phim chuyển thể từ truyện tranh Wanted (2008) và phim hành động trinh thám Salt (2010). Năm 2011, Jolie mở đầu sự nghiệp đạo diễn bằng phim đầu tay In the Land of Blood and Honey. Sau khi li dị với Jonny Lee Miller và Billy Bob Thornton, Jolie sống với diễn viên Brad Pitt. Mối quan hệ này rất được chú ý bởi giới truyền thông quốc tế. Jolie và Pitt có ba con nuôi là Maddox, Pax, Zahara, và ba con ruột là Shiloh, Knox và Vivienne. [ Đọc tiếp ]

Tuần 7

Angelina Jolie.

Angelina Jolie là một nữ diễn viên điện ảnhđạo diễn người Mỹ. Trong sự nghiệp điện ảnh của mình, Jolie đã nhận được nhiều giải thưởng danh tiếng, trong đó các giải lớn nhất gồm một Giải Oscar, hai Giải thưởng của Hội Diễn viên Điện ảnh và ba Giải Quả cầu vàng; bên cạnh đó, cô được tạp chí Forbes công nhận là nữ diễn viên Hollywood có thu nhập cao nhất năm 2009 và 2011. Ngoài công việc của một diễn viên, Jolie còn tham gia nhiều hoạt động nhân đạo, đáng chú ý là công việc của cô với người tị nạn với tư cách là Đại sứ thiện chí của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn. Cô được mô tả là một trong những người có sức quyến rũ nhất thế giới, người phụ nữ "hấp dẫn nhất" và "đẹp nhất" thế giới.

Khi Jolie 6 tuổi, cô tham gia bộ phim đầu tiên của mình cùng với cha cô. Vai chính đầu tiên của Jolie trong một phim lớn là vai Kate Libby trong Hackers (1995). Cô tham gia các phim được đánh giá cao như George Wallace (1997), Gia (1998), và nhận được Giải Oscar cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất với bộ phim Girl, Interrupted (1999). Jolie được biết đến nhiều hơn với vai nữ anh hùng Lara Croft trong dòng trò chơi cùng tên, Lara Croft: Tomb Raider (2001). Cô tiếp tục nhận được các nhận xét tích cực qua diễn xuất trong các phim chính kịch A Mighty Heart (2007) và Changeling, phim mà cô nhận được một đề cử cho Giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Jolie tiếp tục tham gia vào vai nữ chính của phim chuyển thể từ truyện tranh Wanted (2008) và phim hành động trinh thám Salt (2010). Năm 2011, Jolie mở đầu sự nghiệp đạo diễn bằng phim đầu tay In the Land of Blood and Honey. Sau khi li dị với Jonny Lee Miller và Billy Bob Thornton, Jolie sống với diễn viên Brad Pitt. Mối quan hệ này rất được chú ý bởi giới truyền thông quốc tế. Jolie và Pitt có ba con nuôi là Maddox, Pax, Zahara, và ba con ruột là Shiloh, Knox và Vivienne. [ Đọc tiếp ]

Tuần 8

Chiến trường chiến tranh

Chiến tranh biên giới Việt–Trung là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung HoaCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc xua quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước. Chiến tranh biên giới Việt–Trung xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia và ý đồ “dạy cho Việt Nam một bài học” của Đặng Tiểu Bình, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt–Trung chính thức được bình thường hóa. [ Đọc tiếp ]

Tuần 9

Max Weber

Maximilian Carl Emil Weber (21 tháng 4 năm 1864 – 14 tháng 6 năm 1920) là nhà kinh tế chính trị học và xã hội học người Đức, được nhìn nhận là một trong bốn người sáng lập ngành xã hội học và quản trị công đương đại. Khởi đầu sự nghiệp tại Đại học Berlin, sau đó Weber làm việc tại các trường đại học Freiburg, Heidelberg, Wien và München. Ông là người am tường nền chính trị Đức, từng là cố vấn cho các nhà thương thuyết Đức tại Hòa ước Versailles và tham gia soạn thảo Hiến pháp Weimar. Các công trình nghiên cứu chính của Weber tập trung vào việc hợp lý hóa ngành xã hội học tôn giáo và chính quyền học, nhưng ông cũng đóng góp đáng kể cho ngành kinh tế học. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản (Die protestantische Ethik und der Geist des Kapitalismus), đánh dấu sự khởi đầu của một loạt khảo cứu của ông về ngành xã hội học tôn giáo. Trong tác phẩm này, Weber lập luận rằng tôn giáo là một trong những nhân tố quan trọng cấu thành sự dị biệt văn hóa giữa phương Đông và phương Tây, và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của những đặc điểm của triết lý Kháng Cách khổ hạnh, xem đây là một trong những nhân tố chính giúp phát triển chủ nghĩa tư bản, hệ thống hành chính, và khái niệm nhà nước pháp quyền tại phương Tây. Những nghiên cứu quan trọng nhất của ông được nhắc đến với một tên chung “Luận đề Weber”. [ Đọc tiếp ]

Tuần 10

Thế Lữ (1907–1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóaNgày nay.

Từ năm 1937, hoạt động của Thế Lữ chủ yếu chuyển hướng sang biểu diễn kịch nói, trở thành diễn viên, đạo diễn, nhà viết kịch, trưởng các ban kịch Tinh Hoa, Thế Lữ, Anh Vũ, hoạt động cho đến sau Cách mạng tháng Tám. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp, làm kịch kháng chiến trong những năm Chiến tranh Đông Dương. Sau Hiệp định Genève, ông tiếp tục hoạt động sân khấu, trở thành Chủ tịch đầu tiên của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (1957–1977). Ông được coi là một người tiên phong, không chỉ trong phong trào Thơ mới, trong lĩnh vực văn chương trinh thám, kinh dị, đường rừng, mà còn là người có đóng góp rất lớn trong việc chuyên nghiệp hóa nghệ thuật biểu diễn kịch nói ở Việt Nam. Thế Lữ đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 1984Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II năm 2000. [ Đọc tiếp ]

Tuần 11

Tranh phác họa ảnh hưởng của thiên thạch bolide

Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-đệ Tam xảy ra cách đây khoảng 65,5 triệu năm vào cuối thời kỳ Maastricht, là hiện tượng các loài động thực vật tuyệt chủng với quy mô lớn trong một khoảng thời gian địa chất ngắn. Sự kiện này liên quan đến ranh giới địa chất giữa kỷ Cretaphân đại Đệ tam, đó là một dải trầm tích mỏng được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Sự kiện này đánh dấu sự kết thúc của đại Trung Sinh và bắt đầu đại Tân Sinh. Các hóa thạch khủng long không thuộc lớp chim chỉ được tìm thấy bên dưới ranh giới K-T, điều này cho thấy rằng các khủng long khác chim đã tuyệt chủng trong sự kiện này. Một số lượng rất ít hóa thạch khủng long đã được tìm thấy bên trên ranh giới K-T, nhưng được giải thích là do quá trình tái lắng đọng các vật liệu này, nghĩa là các hóa thạch bị bóc mòn từ các vị trí nguyên thủy của chúng và sau đó được bảo tồn trong các lớp trầm tích được hình thành sau đó. Thương long, thằn lằn cổ rắn, thằn lằn có cánh, và một số loài thực vật và động vật không xương sống cũng tuyệt chủng. Nhánh mammalia đã tồn tại qua sự kiện này với một số ít bị tuyệt chủng, và phân tỏa tiến hóa từ các nhánh có mặt trong tầng Maastricht đã xuất hiện nhiều sau ranh giới này. Các tốc độ tuyệt chủng và phân nhánh thay đổi ở các nhánh sinh vật khác nhau. [ Đọc tiếp ]

Tuần 12

Động vật hai mảnh vỏ nghêu tạo rạn san hô (Hippuritoida) trong Creta muộn ở núi Omani, Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Thước tỉ lệ 10 mm.

Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta–đệ Tam xảy ra cách đây khoảng 65,5 triệu năm vào cuối thời kỳ Maastricht, là hiện tượng các loài động thực vật tuyệt chủng với quy mô lớn trong một khoảng thời gian địa chất ngắn. Sự kiện này liên quan đến ranh giới địa chất giữa kỷ Cretaphân đại Đệ tam, đó là một dải trầm tích mỏng được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Sự kiện này đánh dấu sự kết thúc của đại Trung Sinh và bắt đầu đại Tân Sinh. Các hóa thạch khủng long không thuộc lớp chim chỉ được tìm thấy bên dưới ranh giới K-T, điều này cho thấy rằng các khủng long khác chim đã tuyệt chủng trong sự kiện này. Một số lượng rất ít hóa thạch khủng long đã được tìm thấy bên trên ranh giới K-T, nhưng được giải thích là do quá trình tái lắng đọng các vật liệu này, nghĩa là các hóa thạch bị bóc mòn từ các vị trí nguyên thủy của chúng và sau đó được bảo tồn trong các lớp trầm tích được hình thành sau đó. Thương long, thằn lằn cổ rắn, thằn lằn có cánh, và một số loài thực vật và động vật không xương sống cũng tuyệt chủng. Nhánh mammalia đã tồn tại qua sự kiện này với một số ít bị tuyệt chủng, và phân tỏa tiến hóa từ các nhánh có mặt trong tầng Maastricht đã xuất hiện nhiều sau ranh giới này. Các tốc độ tuyệt chủng và phân nhánh thay đổi ở các nhánh sinh vật khác nhau. [ Đọc tiếp ]

Tuần 13

Tranh minh họa Truyện kể Genji

Truyện kể Genji là một trường thiên tiểu thuyết của nữ sĩ cung đình Nhật Bản có biệt danh là Murasaki Shikibu sống dưới trướng của thứ phi Akiko trong cung Fujitsubo, triều đại Thiên hoàng Nhất Điều, không rõ tên thật của bà là gì. Truyện được sáng tác vào khoảng những năm 1010 thời đại Heian bằng chữ viết kana, theo thể loại monogatari cổ điển đã có lịch sử phát triển từ 200 năm trước đó của Nhật Bản. Xoay quanh hình tượng nhân vật hoàng tử Genji trong phần chính và Kaoru, người con trai trên danh nghĩa của Genji trong phần thập thiếp cùng mối quan hệ của họ với những người phụ nữ, tác phẩm gồm 54 chương, thuộc một trong những truyện rất lớn về dung lượng, rất phức tạp về nội dung và rất quyến rũ về mặt hình thức trong lịch sử văn học thế giới. Trở thành một hiện tượng có một không hai đối với văn học nhân loại thời trung thế kỷ tiền Phục hưng: về mặt lịch sử truyện được đánh giá là tiểu thuyết theo nghĩa hiện đại đầu tiên của nhân loại, sớm hơn rất nhiều so với sự ra đời của tiểu thuyết ở châu Âu với tác phẩm Đôn Kihôtê của Miguel de Cervantes vào thế kỷ 16. [ Đọc tiếp ]

Tuần 14

Lionel Messi

Lionel Messi (sinh ngày 24 tháng 6 năm 1987) là một cầu thủ bóng đá người Argentina hiện đang chơi cho F.C. Barcelonađội tuyển bóng đá quốc gia Argentina. Được đánh giá là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới ở thời đại của anh và thường được đánh giá là cầu thủ hay nhất thế giới, anh cũng là chủ nhân của nhiều danh hiệu cao quý như Quả bóng vàng Châu Âu 2009, Cầu thủ xuất sắc nhất năm 2009 của FIFA, Quả bóng vàng FIFA 2010, Quả bóng vàng FIFA 2011. Lối chơi của anh được so sánh với huyền thoại Diego Maradona, người tự coi Messi là “truyền nhân” của mình. Messi bắt đầu chơi bóng từ khi còn nhỏ và tài năng của anh đã được phát hiện bởi câu lạc bộ Barcelona. Anh rời đội bóng quê nhà Newell's Old Boys năm 2000 và cùng cả gia đình chuyển tới châu Âu sau khi Barcelona đề nghị hỗ trợ anh chi phí điều trị chứng thiếu hụt hormone tăng trưởng. Có trận ra mắt vào mùa giải 2004–05, anh phá vỡ kỉ lục của La Liga cho cầu thủ trẻ nhất ra sân, và cũng là cầu thủ trẻ nhất ghi bàn ở giải này. Những danh hiệu đã tới với Barca ngay trong mùa đầu tiên của Messi đó là chức vô địch La Liga, và họ giành cú đúp khi vô địch cả La Liga và cúp C1 vào mùa giải 2006. 2006–07 là mùa giải đột phá của anh: trở thành cầu thủ quan trọng trong đội hình I, ghi một cú hat-trick trong trận El Clásico và kết thúc mùa giải với 14 bàn trong 26 trận. [ Đọc tiếp ]

Tuần 15

Oberon

Oberonvệ tinh lớn và nằm phía ngoài cùng trong nhóm vệ tinh chính của Sao Thiên Vương. Đây là vệ tinh lớn và nặng thứ hai của Sao Thiên Vương, là vệ tinh nặng thứ 9 và là vật thể nặng thứ 21 trong Hệ Mặt Trời. Vệ tinh này do William Herschel phát hiện năm 1787, Oberon được đặt tên theo một nhân vật trong tác phẩm của Shakespeare Giấc mộng đêm hè. Một phần quỹ đạo của nó nằm phía ngoài từ quyển của Sao Thiên Vương. Oberon được cấu tạo từ băng và đá với lượng xấp xỉ bằng nhau, và có khả năng có sự phân dị giữa lõi đá và lớp phủ băng. Một tầng nước lỏng có thể tồn tại ở ranh giới giữa lõi và lớp phủ. Bề mặt của Oberon, có màu đen và đỏ nhạt, có lẽ ban đầu đã được định hình chủ yếu do va chạm với các tiểu hành tinh và sao chổi. Nó được bao phủ bởi nhiều hố va chạm đạt đường kính đến 210 km. Oberon sở hữu một hệ thống các hẻm núi được hình thành từ sự mở rộng các thành phần bên trong vào thời kỳ đầu tiến hoá của thiên thể này. Vệ tinh này có thể đã được hình thành từ đĩa bồi tụ bao quanh Sao Thiên Vương ngay sau khi hành tinh này hình thành. Cho đến năm 2010, hệ thống vệ tinh Sao Thiên Vương chỉ được nghiên cứu kỹ càng một lần bởi tàu không gian Voyager 2 vào tháng 1 năm 1986. Nó đã chụp nhiều hình ảnh về Oberon, cho phép con người có thể lập được bản đồ về 40% diện tích bề mặt Oberon. [ Đọc tiếp ]

Tuần 16

Oberonvệ tinh lớn và nằm phía ngoài cùng trong nhóm vệ tinh chính của Sao Thiên Vương. Đây là vệ tinh lớn và nặng thứ hai của Sao Thiên Vương, là vệ tinh nặng thứ 9 và là vật thể nặng thứ 21 trong Hệ Mặt Trời. Vệ tinh này do William Herschel phát hiện năm 1787, Oberon được đặt tên theo một nhân vật trong tác phẩm của Shakespeare Giấc mộng đêm hè. Một phần quỹ đạo của nó nằm phía ngoài từ quyển của Sao Thiên Vương. Oberon được cấu tạo từ băng và đá với lượng xấp xỉ bằng nhau, và có khả năng có sự phân dị giữa lõi đá và lớp phủ băng. Một tầng nước lỏng có thể tồn tại ở ranh giới giữa lõi và lớp phủ. Bề mặt của Oberon, có màu đen và đỏ nhạt, có lẽ ban đầu đã được định hình chủ yếu do va chạm với các tiểu hành tinh và sao chổi. Nó được bao phủ bởi nhiều hố va chạm đạt đường kính đến 210 km. Oberon sở hữu một hệ thống các hẻm núi được hình thành từ sự mở rộng các thành phần bên trong vào thời kỳ đầu tiến hoá của thiên thể này. Vệ tinh này có thể đã được hình thành từ đĩa bồi tụ bao quanh Sao Thiên Vương ngay sau khi hành tinh này hình thành. Cho đến năm 2010, hệ thống vệ tinh Sao Thiên Vương chỉ được nghiên cứu kỹ càng một lần bởi tàu không gian Voyager 2 vào tháng 1 năm 1986. Nó đã chụp nhiều hình ảnh về Oberon, cho phép con người có thể lập được bản đồ về 40% diện tích bề mặt Oberon. [ Đọc tiếp ]

Tuần 17

Lớp thiết giáp hạm Helgoland

Lớp thiết giáp hạm Helgoland là lớp thiết giáp hạm dreadnought thứ hai của Hải quân Đế quốc Đức. Được chế tạo từ năm 1908 đến năm 1912, lớp bao gồm bốn chiếc: Helgoland, Ostfriesland, OldenburgThüringen. Thiết kế của chúng là một sự cải tiến đáng kể so với những chiếc thuộc lớp Nassau dẫn trước; chúng có dàn pháo chính với cỡ pháo lớn hơn, thay vì 28 cm (11 in) trang bị trên những chiếc trước đây, và một hệ thống động lực được cải tiến. Lớp Helgoland có thể dễ dàng phân biệt với lớp Nassau dẫn trước nhờ ba ống khói được sắp xếp gần nhau thay vì hai ống khói lớn như của lớp trước. Các con tàu vẫn giữ lại cách sắp xếp các tháp pháo chính theo hình lục giác khá bất thường của lớp Nassau. Những chiếc trong lớp đã phục vụ cùng nhau như là một đơn vị: Đội 1 thuộc Hải đội Chiến trận 1, cùng với những chiếc trong lớp Nassau trong thành phần Đội 2. Chúng đã tham gia hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, bao gồm Trận Jutland tại Bắc Hải và Trận chiến vịnh Riga trong biển Baltic. Cả bốn chiếc đều đã sống sót qua chiến tranh và đều không nằm trong bộ phận của Hạm đội Biển khơi Đức bị chiếm giữ tại Scapa Flow sau chiến tranh. [ Đọc tiếp ]

Tuần 18

SMS Von der Tann

SMS Von der Tann là chiếc tàu chiến-tuần dương đầu tiên được Hải quân Đế chế Đức chế tạo, cũng là chiếc tàu chiến chủ lực đầu tiên của Đức vận hành bằng turbine hơi nước. Vào lúc được chế tạo, Von der Tann là chiếc tàu chiến kiểu dreadnought nhanh nhất, có khả năng đạt tốc độ trên 27 kn (50 km/h). Được chế tạo bởi hãng đóng tàu Blohm & Voss tại Hamburg, với tên được đặt theo Ludwig von der Tann, Von der Tann chính là “con ngựa thồ” của Hải đội Tuần tiễu thuộc Hạm đội Biển khơi Đức. Von der Tann được thiết nhằm đối phó lại lớp tàu chiến-tuần dương Invincible của Anh. Trong khi thiết kế của Đức mang một cỡ pháo hơi nhỏ hơn, chỉ 28 cm (11 in) so với cỡ 30,5 cm (12,0 in) của loại hải pháo BL 12 inch Mk X trên các con tàu Anh, Von der Tann lại nhanh hơn và có vỏ giáp mạnh hơn đáng kể. Von der Tann đã đặt ra một tiền lệ cho các tàu chiến-tuần dương Đức, mang một vỏ giáp mạnh hơn các đối thủ Anh, cho dù phải đánh đổi với cỡ pháo nhỏ hơn. [ Đọc tiếp ]

Tuần 19

Một chiếc xe tăng BT của quân đội Liên Xô kéo theo một khẩu pháo M-3 bị bỏ lại trên chiến trường.

Chiến dịch Barvenkovo-Lozovaya là một hoạt động quân sự lớn của quân đội Liên Xô và quân đội Đức Quốc xã tại sườn phía Nam mặt trận Xô-Đức, chiến trường chính của chiến dịch là khu vực tam giác Barvenkovo-Volchansk-Krasnograd ở phía Đông Kharkov, trên khu vực nằm giữa hai con sông Bắc Donets và Oskol. Dựa vào ưu thế tương đối về binh lực tại khu vực mặt trận Tây Nam, Phương diện quân Tây Nam đã đệ trình kế hoạch chiến dịch từ cuối tháng 2 năm 1942 với ý đồ chiếm lại Kharkov bằng hai đòn vu hồi từ phía Bắc và phía Nam. Kế hoạch này bị Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô phản đối vì khi tính toán tại thì thấy không được bảo đảm về nhân lực và vật chất. Tuy nhiên, I. V. Stalin lại ủng hộ kế hoạch này và lệnh cho Bộ Tổng tham mưu phải tuân thủ do Tư lệnh Phương diện quân Tây Nam S. K. Timoshenko cam đoan sẽ thành công. Khởi đầu ngày 12 tháng 5, sau ba ngày tấn công, bốn tập đoàn quân bộ binh và hai quân đoàn xe tăng Liên Xô đã tiến công đến cách phía Bắc và phía Nam Kharkov khoảng 40 đến 60 km. Ngày 14 tháng 5, Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) bắt đầu giai đoạn đệm của Chiến dịch Blau với mục đích chiếm một số bàn đạp chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công lớn vào mùa hè tại phía Nam mặt trận Xô-Đức. [ Đọc tiếp ]

Tuần 20

SMS Friedrich der Große là chiếc thứ hai trong lớp thiết giáp hạm Kaiser của Hải quân Đế quốc Đức trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Friedrich der Große được đặt lườn vào ngày 26 tháng 1 năm 1910 tại xưởng tàu của hãng AG Vulcan ở Hamburg, được hạ thủy vào ngày 10 tháng 6 năm 1911 và được đưa ra hoạt động cùng hạm đội vào ngày 15 tháng 10 năm 1912. Con tàu được trang bị mười khẩu pháo 30,5 cm được bố trí trên năm tháp pháo nòng đôi, và đạt được tốc độ tối đa 23,4 hải lý một giờ. Friedrich der Große được phân về Hải đội Chiến trận 3 của Hạm đội Biển khơi Đức trong hầu hết thời gian của Thế chiến thứ nhất, và đã phục vụ như là soái hạm của hạm đội từ khi đưa vào hoạt động cho đến năm 1917. Cùng với các tàu chị em cùng lớp Kaiser, Kaiserin, König AlbertPrinzregent Luitpold, Friedrich der Große đã tham gia hầu hết các hoạt động hạm đội chủ yếu trong Thế chiến thứ nhất, bao gồm trận Jutland từ ngày 31 tháng 5 đến 1 tháng 6 năm 1916. [ Đọc tiếp ]

Tuần 21

Tượng Nữ thần Tự do.

Tượng Nữ thần Tự do là một tác phẩm điêu khắc theo phong cách tân cổ điển với kích thước cực lớn, đặt trên Đảo Liberty tại cảng New York. Tác phẩm này do kiến trúc sư Frédéric Bartholdi thiết kế và được khánh thành vào ngày 28 tháng 10 năm 1886. Đây là tặng vật của nhân dân Pháp gửi nước Mỹ. Tượng Nữ thần Tự do có hình dáng một người phụ nữ mặc áo choàng, tiêu biểu cho Libertas, nữ thần tự do của La Mã, tay phải cầm ngọn đuốc còn tay kia một tấm đá phiến có khắc ngày tháng độc lập của Hoa Kỳ. Bức tượng này là biểu tượng mẫu mực của lý tưởng tự do cũng như của chính Hoa Kỳ. Kiến trúc sư Bartholdi lấy cảm hứng từ một lời nói của chính trị gia kiêm giáo sư luật học người Pháp, Édouard René de Laboulaye vào năm 1865 rằng bất cứ tượng đài nào dựng lên để đánh dấu ngày độc lập của Hoa Kỳ thì cũng đáng là một dự án chung của cả hai dân tộc Pháp và Mỹ. Vì tình hình chính trị xáo trộn tại Pháp, công trình bị hoãn cho đến đầu thập niên 1870. Năm 1875, Laboulaye đề nghị rằng Pháp sẽ tài trợ việc đúc tượng còn Mỹ sẽ xây phần bệ và tìm vị trí đặt tượng. Bartholdi hoàn thành phần đầu tượng và cánh tay cầm đuốc trước khi bức tượng được thiết kế toàn bộ. Các bộ phận của tượng được trưng bày triển lãm cho công chúng xem trong nhiều đợt triển lãm quốc tế. Riêng cánh tay phải cầm ngọn đuốc được trưng bày tại Công viên Quảng trường Madison của Thành phố New York từ năm 1876 đến năm 1882. [ Đọc tiếp ]

Tuần 22

SMS König là chiếc dẫn đầu cho lớp thiết giáp hạm König được Hải quân Đế quốc Đức chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. König (tiếng Đức, nghĩa là vua) được đặt tên nhằm tôn vinh Kaiser Wilhelm II của Đức, là vua nước Phổ đồng thời cũng là Hoàng đế Đức. König được đặt lườn vào ngày tháng 10 năm 1911 và được hạ thủy vào ngày 1 tháng 3 năm 1913. Việc trang bị cho König được hoàn tất không lâu sau khi chiến tranh nổ ra, và nó được đưa ra hoạt động cùng Hạm đội Biển khơi Đức vào ngày 9 tháng 8 năm 1914. Cùng với ba chiếc tàu chị em cùng lớp Grosser Kurfürst, MarkgrafKronprinz, König đã tham gia hầu hết các hoạt động của hạm đội trong chiến tranh. Là chiếc dẫn đầu hàng chiến trận Đức vào ngày 31 tháng 5 năm 1916 trong trận Jutland, nó đã đối đầu quyết liệt với nhiều thiết giáp hạm Anh Quốc và bị bắn trúng mười phát đạn pháo hạng nặng. Vào tháng 10 năm 1917, nó đã buộc chiếc thiết giáp hạm tiền-dreadnought của Nga Slava phải tự đánh đắm trong chiến dịch Albion tại vịnh Riga. [ Đọc tiếp ]

Tuần 23

SMS Kaiser trong một lễ hội tại Kiel vào tháng 6 năm 1913. Chiếc thuyền buồm hoàng gia Hohenzollern đang nằm ở phía hậu cảnh.

Lớp thiết giáp hạm Kaiser là một lớp bao gồm năm thiết giáp hạm của Hải quân Đế quốc Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Chúng là lớp thiết giáp hạm dreadnought thứ ba được Đức chế tạo, và là lớp đầu tiên được trang bị động cơ turbine cùng các tháp pháo bắn thượng tầng. Những chiếc trong lớp bao gồm: Kaiser, Friedrich der Grosse, Kaiserin, Prinzregent LuitpoldKönig Albert. Như thường thấy trên những thiết giáp hạm Đức đương thời, lớp Kaiser trang bị pháo chính có cỡ nòng nhỏ hơn so với các đối thủ Anh: 30,5 cm so với 34,3 cm trên lớp Orion của Anh Quốc. Cả năm chiếc trong lớp đã hoạt động tại Bắc Hải trong chiến tranh; chúng cùng phục vụ với nhau như là Đội 4 của Hải đội Chiến trận 3. Bốn chiếc đã có mặt trong trận Jutland, König Albert đang ở trong ụ tàu vào lúc đó; trong số bốn chiếc tham gia trận hải chiến, chỉ có Kaiser bị hư hại do trúng hai quả đạn pháo hạng nặng. Các con tàu cũng tham gia Chiến dịch Albion tại biển Baltic; khi chúng được tái tổ chức thành Hải đội Chiến trận 4 dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Wilhelm Souchon. Khi chiến tranh kết thúc, cả năm chiếc trong lớp đều bị lưu giữ tại căn cứ Hải quân Anh ở Scapa Flow. Vào ngày 21 tháng 6 năm 1919, chúng bị đánh đắm để tránh không bị Hải quân Hoàng gia Anh chiếm giữ. Sau này các con tàu lần lượt được cho trục vớt và tháo dỡ từ năm 1929 đến năm 1937. [ Đọc tiếp ]

Tuần 24

Quân đội Phổ tấn công quân Pháp tại cứ điểm Plancenoit.

Trận Waterloo diễn ra vào chủ nhật 18 tháng 6 năm 1815 tại một địa điểm gần Waterloo, thuộc Bỉ ngày nay. Đây là một trong những trận đánh nổi tiểng nhất và cũng là dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh Napoléon. Quân đội Đế chế Pháp dưới sự chỉ huy của Napoléon Bonaparte đã bị đánh bại bởi liên quân của Liên minh thứ bảy, bao gồm quân Anh và đồng minh do Arthur Wellesley, Công tước thứ nhất của Wellington chỉ huy và quân Phổ do Thống chế Gebhard von Blücher chỉ huy. Đây là trận đánh kết thúc chiến dịch Waterloo và cũng là trận đánh cuối cùng của Napoléon. Thất bại ở trận đánh này đã đặt dấu chấm hết cho ngôi vị Hoàng đế Pháp của Napoléon và vương triều một trăm ngày của ông. Sau khi Napoléon trở lại nắm quyền vào năm 1815, các nước chống lại ông đã cùng nhau thành lập Liên minh thứ bảy, và bắt đầu điều động quân đội. Hai lực lượng lớn dưới quyền chỉ huy của Wellington và Blücher tiến sát biên giới phía đông bắc nước Pháp. Napoléon quyết định tấn công để tiêu diệt họ trước khi họ kết hợp cùng các thành viên khác trong Liên minh để tiến hành một cuộc xâm lăng vào nước Pháp. Trận Waterloo chính là cuộc chiến quyết định trong chiến dịch Waterloo 3 ngày (từ 16 đến 19 tháng 6 năm 1815) này. Trước đó, vài trận đánh đẫm máu đã kết thúc với thất bại của Napoléon trong việc ngăn cách các kẻ thù của ông - sự lặp lại của chiến bại của ông hồi chiến tranh Liên minh thứ sáu. [ Đọc tiếp ]

Tuần 25

Pháp Long Tự

Lịch sử Nhật Bản bao gồm lịch sử của quần đảo Nhật Bảncư dân Nhật, trải dài lịch sử từ thời kỳ cổ đại tới hiện đại của quốc gia Nhật Bản. Các nghiên cứu khảo cổ học cho thấy trên các hòn đảo mà nay là Nhật Bản đã có người sinh sống ngay từ cuối thời kỳ đồ đá cũ. Ngay sau thời kỳ băng hà cuối cùng, khoảng 12.000 TCN, hệ sinh thái phong phú trên quần đảo Nhật Bản đã giúp đẩy nhanh sự phát triển loài người, sản sinh ra nền văn hóa đất nung nổi tiếng thời kỳ Jomon. Lịch sử Nhật Bản với nhiều thời kỳ cô lập thay thế nhau bị gián đoạn bởi các ảnh hưởng cấp tiến, thường là cách mạng từ thế giới bên ngoài. Các tài liệu đầu tiên viết về Nhật Bản qua các đoạn ghi chép ngắn trong Nhị thập tứ sử của người Trung Quốc. Các ảnh hưởng tôn giáo và tín ngưỡng chính được du nhập từ Trung Quốc. Vào năm 1550, Nhật Bản được chia thành vài trăm đơn vị kiểm soát tại địa phương, hoặc các khu vực thuộc quyền kiểm soát “daimyō”, với lực lượng của riêng mình là các chiến binh samurai. Tokugawa Ieyasu lên nắm quyền năm 1600, và phong đất cho những người ủng hộ mình, thành lập mạc phủEdo. “Thời kỳ Tokugawa” đánh dấu một thời kỳ thịnh vượng và hòa bình, nhưng Nhật Bản cố ý chấm dứt các hoạt động Kitô giáocắt đứt gần như tất cả các tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Thời kỳ Minh Trị bắt đầu bằng việc quân đội hoàng gia của thiên hoàng Minh Trị đánh bại quân đội Mạc phủ Tokugawa trong chiến tranh Mậu Thìn. Nhà lãnh đạo mới kết thúc chế độ phong kiến và chuyển đổi một hòn đảo cô lập—một quốc gia kém phát triển—nhanh chóng trở thành một cường quốc thế giới theo nhìn nhận của người phương Tây. Quân đội Nhật bắt đầu tiến vào Trung Quốc vào năm 1931 nhưng đã bị đánh bại trong cuộc chiến tranh Thái Bình Dương bởi Hoa KỳAnh. [ Đọc tiếp ]

Tuần 26

Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, giáp với tỉnh Phú Yên về hướng bắc, tỉnh Đắk Lắk về hướng tây bắc, tỉnh Lâm Đồng về hướng tây nam, tỉnh Ninh Thuận về hướng nam, và Biển Đông về hướng đông. Khánh Hòa ngày nay là phần đất cũ của xứ Kauthara thuộc vương quốc Chăm Pa. Năm 1653, lấy cớ vua Chiêm Thành là Bà Tấm quấy nhiễu dân Việt ở Phú Yên, Chúa Nguyễn Phúc Tần sai quan cai cơ Hùng Lộc đem quân sang đánh chiếm được vùng đất Phan Rang trở ra đến Phú Yên. Năm 1831, Vua Minh Mạng thành lập tỉnh Khánh Hòa trên cơ sở trấn Bình Hòa. Sau lần hợp nhất vào năm 1975, đến năm 1989, Quốc hội lại chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa cho đến ngày nay. Khánh Hòa hiện nay bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Nha TrangCam Ranh), 1 thị xã (Ninh Hòa) và 6 huyện (Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâmhuyện Trường Sa) với tổng diện tích 5.217,6 km². Một phần quần đảo Trường Sa nằm dưới sự quản lý của tỉnh Khánh Hòa, nhưng bị tranh chấp về chủ quyền bởi một số quốc gia khác. Khánh Hòa có bờ biển dài hơn 200 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh... với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 26⁰C, có hơn 300 ngày nắng trong năm, và nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng khác. Với những lợi thế đó Khánh Hòa đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. [ Đọc tiếp ]

Tuần 27

Lớp tàu chiến-tuần dương Moltke là một lớp gồm hai tàu chiến-tuần dươngtoàn-súng lớn” được Hải quân Đế chế Đức chế tạo trong những năm 1909–1911. Gồm hai chiếc SMS MoltkeSMS Goeben, lớp này có thiết kế tương tự như chiếc Von der Tann dẫn trước, nhưng bao gồm nhiều cải tiến lớn hơn. Những chiếc Moltke hơi lớn hơn, nhanh hơn và có vỏ giáp tốt hơn, chúng cũng được bổ sung thêm một cặp pháo 28 cm. Cả hai chiếc trong lớp đều đã tham gia Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Moltke tham gia nhiều trận chiến lớn cùng với phần còn lại của Hạm đội Biển khơi Đức, bao gồm các trận Dogger Bank và Jutland tại Bắc Hải cùng trận Riga và Chiến dịch Albion tại biển Baltic. Vào cuối chiến tranh, Moltke cùng với phần lớn tàu chiến của Hạm đội Biển khơi bị lưu giữ tại Scapa Flow trong khi các cuộc đàm phán hòa bình diễn ra nhằm quyết định số phận của chúng. Moltke đã bị đánh đắm cùng với hầu hết hạm đội vào ngày 21 tháng 6 năm 1919 nhằm ngăn chúng không bị rơi vào tay người Anh. Goeben được bố trí tại Địa Trung Hải vào lúc chiến tranh nổ ra, nó thoát khỏi sự săn đuổi của hạm đội Anh để đi đến Constantinopolis. Con tàu cùng với chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ Breslau nhanh chóng được chuyển cho Hải quân Ottoman không lâu sau đó. [ Đọc tiếp ]

Tuần 28

Tiệm bánh mì Katz’s Delicatessen, nơi thực hiện một cảnh quay trong bộ phim When Harry Met Sally…
Tiệm bánh mì Katz’s Delicatessen, nơi thực hiện một cảnh quay trong bộ phim When Harry Met Sally…

When Harry Met Sally… là một tác phẩm điện ảnh Mỹ sản xuất năm 1989 do Nora Ephron viết kịch bản và Rob Reiner đạo diễn. Đây là bộ phim tình cảm hài xoay quanh câu chuyện của hai nhân vật Harry (do Billy Crystal thủ vai) và Sally (do Meg Ryan thủ vai) từ lần gặp mặt đầu tiên của họ trong chuyến đi từ Đại học Chicago lên New York cho đến mối quan hệ tình cảm giữa hai người 12 năm sau đó ở New York. Phim được nhớ tới với nhiều câu thoại dí dỏm, sự phối hợp diễn xuất ăn ý của Crystal và Ryan cùng những cảnh quay rất đẹp về thành phố New York. Sau khi công chiếu bộ phim đã được cả công chúng và giới phê bình đánh giá khá cao, đồng thời đem lại cho tác giả kịch bản Nora Ephron một số giải thưởng và đề cử tại giải BAFTAgiải Oscar. Năm 2000 When Harry Met Sally… được bầu chọn đứng thứ 23 trong Danh sách 100 phim hài của Viện phim Mỹ, câu thoại của phim trong tiệm bánh mì – “I’ll have what she’s having” – cũng đứng trong Danh sách 100 câu thoại đáng nhớ. Năm 2004 phim đã được dựng thành tác phẩm sân khấu và Bollywood làm lại với cái tên Hum Tum. [ Đọc tiếp ]

Tuần 29

Thiết giáp hạm SMS Kronprinz Wilhelm tại Scapa Flow, năm 1919

SMS Kronprinz là chiếc cuối cùng của lớp thiết giáp hạm König được Hải quân Đế quốc Đức chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Kronprinz được đặt lườn vào ngày tháng 11 năm 1911 và được hạ thủy vào ngày 21 tháng 2 năm 1914. Nó được chính thức đưa ra hoạt động cùng Hạm đội Biển khơi Đức vào ngày 8 tháng 11 năm 1914, chỉ bốn tháng sau khi chiến tranh nổ ra tại Châu Âu. Cái tên Kronprinz (Hoàng thái tử) được đặt để ám chỉ Thái tử Wilhelm, và vào tháng 6 năm 1918, con tàu được đổi tên thành Kronprinz Wilhelm nhằm tôn vinh trực tiếp ông. Chiếc thiết giáp hạm được trang bị mười khẩu pháo SK 30,5 cm L/50 trên năm tháp pháo nòng đôi, và có thể di chuyển với tốc độ tối đa 21 hải lý trên giờ (39 km/h; 24 mph). Cùng với ba chiếc tàu chị em cùng lớp König, Grosser KurfürstMarkgraf, Kronprinz đã tham gia hầu hết các hoạt động của hạm đội trong chiến tranh, kể cả trận Jutland vào ngày 31 tháng 5–1 tháng 6 năm 1916. Mặc dù được bố trí gần phía đầu của hàng chiến trận Đức, nó đã thoát ra khỏi trận đánh mà không bị hư hại. Tuy nhiên, nó lại bị tàu ngầm Anh J1 phóng trúng ngư lôi vào ngày 5 tháng 11 năm 1916 trong một chiến dịch ngoài khơi bờ biển Đan Mạch. Sau khi được sửa chữa, nó tham gia Chiến dịch Albion, một cuộc tấn công đổ bộ lên bờ biển Baltic vào tháng 10 năm 1917, nơi nó đối đầu với thiết giáp hạm Nga Tsesarevich, buộc đối thủ phải rút lui. [ Đọc tiếp ]

Tuần 30

Những ngôi nhà cổ Hội An

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Thế kỷ 19, do giao thông đường thủy ở đây không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái, nhường chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang được người Pháp xây dựng. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ 20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.

Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. [ Đọc tiếp ]

Tuần 31

Thiết giáp hạm SMS Rheinland

SMS Rheinland là một trong bốn thiết giáp hạm dreadnought đầu tiên thuộc lớp Nassau được chế tạo cho Hải quân Đế quốc Đức. Rheinland được trang bị dàn pháo chính bao gồm mười hai khẩu pháo 28 cm (11 in) bố trí trên sáu tháp pháo nòng đôi theo một sự sắp xếp hình lục giác khá bất thường. Hải quân Đức đã cho đóng Rheinland cùng các tàu chị em là nhằm đối phó lại việc hạ thủy thiết giáp hạm HMS Dreadnought mang tính cách mạng của Hải quân Hoàng gia Anh vào năm 1906. Rheinland được đặt lườn vào tháng 6 năm 1907, được hạ thủy vào tháng 10 năm sau, và đưa ra hoạt động vào tháng 4 năm 1910. Westfalen đã phục vụ rộng rãi cùng Hạm đội Biển khơi Đức trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ nhất, bao gồm nhiều cuộc xuất kích của hạm đội ra Bắc Hải, một số là nhằm hỗ trợ cho các cuộc bắn phá bở biển Anh do các tàu chiến-tuần dương của Lực lượng Tuần tiễu I tiến hành. Chúng lên đến đỉnh điểm trong Trận Jutland vào ngày 31 tháng 5-1 tháng 6 năm 1916, nơi mà Rheinland tham gia một trận chiến đêm ác liệt chống các tàu khu trục Anh ở tầm gần. Con tàu cũng tham gia nhiều hoạt động tại biển Baltic, nằm trong thành phần hỗ trợ cho Trận chiến vịnh Riga vào năm 1915. Nó được phái quay trở lại Baltic vào năm 1918 hỗ trợ phe Bạch vệ trong cuộc Nội chiến Phần Lan, nhưng đã bị mắc cạn không lâu sau khi đi đến khu vực. [ Đọc tiếp ]

Tuần 32

Thư viện Quốc gia Pháp

Thư viện Quốc gia Phápthư viện quan trọng nhất, đồng thời là cơ quan giữ chức năng lưu chiểu xuất bản phẩm của Pháp. Với vai trò thư viện quốc gia, đây cũng là nơi sưu tầm và lưu trữ những di sản thư tịch, đồng thời đảm nhiệm chức năng biên soạn, phát hành thư mục quốc gia. Thư viện Quốc gia Pháp ngày nay bao gồm 5 địa điểm và 2 trung tâm bảo quản tài liệu, trong đó địa điểm chính mang tên François-Mitterrand nằm ở Quận 13, Paris, còn địa điểm lịch sử Richelieu vẫn nằm trong trung tâm thành phố. Năm 2008, ngân sách của thư viện lên đến 280,6 triệu euro với tổng số nhân viên khoảng 2.500 người. Thư viện Quốc gia Pháp có lịch sử bắt đầu vào năm 1368, khi vua Charles V cho thành lập thư viện cá nhân đặt trong cung điện Louvre. Năm 1537, François I ghi một dấu ấn quan trọng trong lịch sử thư viện khi ban hành chiếu dụ Montpellier, bắt buộc tất cả những ấn phẩm xuất bản tại Pháp phải có một bản sao lưu giữ trong thư viện hoàng gia ở lâu đài Blois. Thế kỷ 17, nhờ Jean-Baptiste Colbert, thư viện có những bước tiến mạnh mẽ và đạt đến giai đoạn hoàng kim trong suốt những năm của thế kỷ 18. Trở thành thư viện quốc gia vào thời kỳ Cách mạng, thư viện không ngừng đón nhận những bộ sưu tập sách được đưa về từ khắp Paris và nước Pháp, rồi từ cả những quốc gia láng giềng. Sự phát triển liên tục của bộ sưu tập tài liệu đã đẩy thư viện vào giai đoạn khó khăn tiếp theo vì thiếu không gian lưu trữ. [ Đọc tiếp ]

Tuần 33

Một bản đồ nhân tướng học có từ năm 1894 của bộ não. Nhân tướng học là một trong những nỗ lực đầu tiên liên hệ những chức năng tinh thần với những phần cụ thể của bộ não.

Triết học tinh thần là ngành triết học nghiên cứu bản chất tinh thần, các hiện tượng, chức năng và đặc tính của tinh thần, năng lực ý thức và mối quan hệ giữa chúng với thể xác, đặc biệt là với bộ não. Vấn đề tâm-vật có nghĩa là mối liên hệ giữa tinh thần (tâm) và thể xác (vật), thường được xem là đề tài trung tâm trong triết học tinh thần, mặc dù còn có nhiều vấn đề khác liên quan đến bản chất của tinh thần mà không có mối liên hệ với thể xác. Nhị nguyên luậnnhất nguyên luận là hai trường phái tư tưởng chính nỗ lực giải quyết vấn đề tâm-vật. Trong trường phái nhị nguyên luận có thể kể đến triết học của Plato, nhưng nó được trình bày một cách có hệ thống lần đầu tiên bởi triết gia Descartes vào thế kỉ 17. Trong số những người theo nhị nguyên luận thì các triết gia theo trường phái thực thể cho rằng tinh thần là một thực thể tồn tại độc lập, trong khi những người theo trường phái đặc tính (hay thuộc tính) xem tinh thần là một nhóm những đặc tính nảy sinh từ bộ não và không thể quy giản về chính bộ não nhưng cũng không phải là một thực thể riêng biệt. Lập trường của nhất nguyên luận cho rằng tinh thần và thể xác không phải là những dạng thực thể khác nhau về mặt bản thể. Quan điểm này xuất hiện lần đầu tiên trong triết học phương Tây là từ Parmenides ở thế kỷ 5 TCN và sau đó được nhà triết học duy lí Baruch Spinoza cổ vũ. [ Đọc tiếp ]

Tuần 34

Tàu chiến-tuần dương HMAS Australia

HMAS Australia là một trong số ba chiếc tàu chiến-tuần dương lớp Indefatigable được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo để bảo vệ các lãnh thổ của Đế quốc Anh. Được chính phủ Australia đặt hàng vào năm 1909, nó được hạ thủy vào năm 1911, và được đưa ra hoạt động như là soái hạm của Hải quân Hoàng gia Australia mới thành lập vào năm 1913. Australia là chiếc tàu chiến chủ lực duy nhất từng phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia Australia. Vào lúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra, Australia được giao nhiệm vụ tìm và tiêu diệt Hải đội Đông Á Đức Quốc, vốn bị thúc đẩy rút lui khỏi Thái Bình Dương do sự hiện diện của chiếc tàu chiến-tuần dương. Các hoạt động phân tán nhằm hỗ trợ cho việc chiếm đóng các thuộc địa của Đức tại New GuineaSamoa, cũng như hành động quá thận trọng của Bộ Hải quân Anh đã khiến nó không thể đối đầu với hải đội Đức cho đến khi chúng bị tiêu diệt trong Trận chiến quần đảo Falkland. Sau đó Australia được điều về hoạt động tại khu vực Bắc Hải, vốn chủ yếu bao gồm các cuộc tuần tra và tập trận cho đến khi chiến tranh kết thúc. Trong thời gian này, nó tham gia vào các hoạt động không lực hải quân đầu tiên, và 11 người của nó đã tham gia cuộc bắn phá Zeebrugge. Chiếc tàu chiến-tuần dương đã không thể tham gia trận Jutland vì nó đang được sửa chữa sau vụ tai nạn va chạm với tàu chị em New Zealand. Nó chỉ khai hỏa hai lần: một lần vào một tàu buôn Đức vào tháng 1 năm 1915, và một lần do nhầm tưởng một tàu ngầm vào tháng 12 năm 1917. [ Đọc tiếp ]

Tuần 35

Một lính Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đang đứng gần một số địa điểm giao tranh tại Đồi 123 thuộc ngọn đồi "Edson" sau trận đánh.

Trận chiến đồi Edson là một trận đánh trên bộ trong Chiến dịch Guadalcanal thuộc Mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai giữa Lục quân Đế quốc Nhật Bản và quân Đồng Minh (chủ yếu là Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ) diễn ra từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 9 năm 1942. Đây là một trong ba cuộc tấn công lớn của quân Nhật nhằm tái chiếm sân bay Henderson và đẩy lùi quân Đồng Minh trên đảo Guadalcanal. Trong trận đánh này, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Alexander Vandegrift đã bảo vệ thành công phòng tuyến Lunga bao quanh sân bay Henderson sau khi đánh bại cuộc tấn công của Lữ đoàn Bộ binh số 35 Nhật Bản do Thiếu tướng Kiyotake Kawaguchi chỉ huy. Do đánh giá sai quân số Đồng Minh trên đảo Guadalcanal (khoảng 12.000 quân) mà tướng Kawaguchi đã cho 6.000 quân tấn công trực diện vào phòng tuyến Mỹ nhiều lần vào ban đêm. Địa điểm chính nơi diễn ra trận đánh là ngọn đồi phía nam sân bay Henderson, bảo vệ bởi nhiều đơn vị Thủy quân lục chiến khác nhau, nhưng chủ yếu là Tiểu đoàn 1 Thủy quân lục chiến tuần duyên (Marine Raiders) và Tiểu đoàn 1 Thủy quân lục chiến Nhảy dù (Paramarines) do Thiếu tá Merritt A. Edson chỉ huy. Mặc dù phòng tuyến ở đây gần như đã bị chọc thủng, cuộc tấn công của quân Nhật sau cùng đã bị đánh bại hoàn toàn với tổn thất nặng nề. [ Đọc tiếp ]

Tuần 36

Zeus và Thetis, tranh của Anton Losenko.

Thần thoại Hy Lạp là tập hợp những huyền thoại và truyền thuyết của người Hy Lạp cổ đại liên quan đến các vị thần, các anh hùng, bản chất của thế giới, và nguồn gốc cũng như ý nghĩa của các tín ngưỡng, nghi lễ tôn giáo đó. Chúng là một phần của tôn giáo Hy Lạp cổ đại và nay là bộ phận của một tôn giáo hiện đại lưu hành ở Hy Lạp và trên thế giới gọi là Hellenismos. Các học giả hiện đại tham khảo và nghiên cứu các truyện thần thoại này để rọi sáng vào các thể chế tôn giáo, chính trị Hy Lạp cổ đại, nền văn minh của nó cũng như để tìm hiểu về bản thân sự hình thành huyền thoại. Thần thoại Hy Lạp được thể hiện rõ ràng trong tập hợp đồ sộ những truyện kể, và trong các tác phẩm nghệ thuật tượng trưng Hy Lạp, chẳng hạn các tranh vẽ trên bình gốm và các đồ tế lễ. Thần thoại Hy Lạp đã cố gắng giải thích nguồn gốc của thế giới, kể tỉ mỉ về cuộc đời và các cuộc phiêu lưu của một tập hợp đa dạng những vị thần, nữ thần, anh hùng và những sinh vật thần thoại. Những truyện kể này lúc đầu được truyền miệng bằng thơ ca; ngày nay các thần thoại Hy Lạp chủ yếu được biết thông qua các tác phẩm văn học Hy Lạp. [ Đọc tiếp ]

Tuần 37

Thiết giáp hạm SMS Baden, với dàn pháo chính xoay sang mạn trái

SMS Baden là một thiết giáp hạm thuộc lớp Bayern được Hải quân Đế quốc Đức chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Được hạ thủy vào tháng 10 năm 1915 và hoàn tất vào tháng 3 năm 1917, nó là chiếc thiết giáp hạm Đức cuối cùng được hoàn tất trong chiến tranh, khi hai con tàu chị em cùng lớp SachsenWürttemberg chưa hoàn tất khi chiến tranh kết thúc. Con tàu trang bị tám khẩu pháo 38 cm trên bốn tháp pháo nòng đôi, có trọng lượng choán nước 32.200 tấn mét khi chất đầy tải trọng chiến đấu, và đạt đến tốc độ tối đa 21 hải lý một giờ. Cùng với con tàu chị em Bayern, Baden là chiếc tàu chiến lớn nhất và trang bị mạnh nhất từng được Hải quân Đế quốc Đức chế tạo. Khi được đưa vào hoạt động cùng Hạm đội Biển khơi Đức, Baden được đặt làm soái hạm của hạm đội, thay thế cho chiếc Friedrich der Grosse. Baden có rất ít hoạt động trong quãng đời phục vụ ngắn ngủi của nó; lần xuất quân duy nhất vào tháng 4 năm 1918 kết thúc mà không đụng độ với đối phương. Baden bị lưu giữ cùng với hầu hết Hạm đội Biển khơi tại Scapa Flow sau khi Đức thua trận vào tháng 11 năm 1918. [ Đọc tiếp ]

Tuần 38

Tùng Dương (sinh 18 tháng 9 năm 1983) là một ca sĩ Việt Nam. Anh được biết đến từ cuộc thi Sao Mai điểm hẹn năm 2004, trong đó anh đã giành chiến thắng với giải thưởng do Hội đồng nghệ thuật bình chọn. Những ca khúc mà anh thể hiện trong cuộc thi, phần lớn là các sáng tác mang phong cách dân gian đương đại của Lê Minh Sơn, đã được anh đưa vào album đầu tay mang tên ...Chạy trốn (2004). Sau khi tạm dừng hát nhạc Lê Minh Sơn, Tùng Dương có những thử nghiệm với sáng tác của các nhạc sĩ khác như Ngọc Đại, Như Huy, Giáng Son, Lưu Hà An..., và tham gia hai chương trình Vọng Nguyệt của nhạc sĩ Quốc Trung cùng Gió bình minh của Đỗ Bảo. Tiếp tục cộng tác với Đỗ Bảo, Tùng Dương cho ra mắt album thứ hai, Những ô màu khối lập phương (2007), album với nền hòa âm New Age đã giành chiến thắng ở hạng mục Album của năm trong Giải Cống Hiến 2007. Album thứ ba của Tùng Dương theo phong cách âm nhạc điện tử trên nền nhạc giao hưởng, Li ti (2010), được thực hiện với sự cộng tác của nhạc sĩ Nguyễn Công Phương Nam và ê-kíp ở Đức, đã giúp anh nhận hai giải Ca sĩ của nămAlbum của năm ở Giải Cống Hiến 2010. Anh còn giành được thành công ở chương trình Bài hát Việt với những ca khúc chiếm thứ hạng cao do anh biểu diễn, đặc biệt hai ca khúc quán quân năm 2007 ("Con cò") và 2009 ("Đồng hồ treo tường"). Những chương trình biểu diễn chung gần đây của anh với Thanh Lam, Lê Cát Trọng LýNguyên Lê cũng giành được sự chú ý của báo giới và công chúng. [ Đọc tiếp ]

Tuần 39

Tắc kè lùn quần đảo Virgin

Tắc kè lùn quần đảo Virgin (Sphaerodactylus parthenopion) là một trong hai loài tắc kè mang danh hiệu “loài bò sát nhỏ nhất trên thế giới” (loài kia là tắc kè lùn Jaragua S. ariase). Nó được tìm thấy trên ba hòn đảo trong quần đảo Virgin thuộc Anh: Virgin Gorda, Tortola, và đảo Moskito. S. parthenopion được phát hiện vào năm 1964 và được cho rằng là họ hàng gần của loài tắc kè lùn Sphaerodactylus nicholsi sống ở Puerto Rico gần đó. Nó chia sẻ chung vùng phân bố với tắc kè nhỏ vảy lớn (S. macrolepis) vốn sinh sống trên các lá cây mục. Trái với S. macrolepis, S. parthenopion sinh sống trên các sườn đồi khô hơn mặc dù chúng cũng ưa thích các khu vực ẩm ướt nằm dưới các tảng đá vì chúng thiếu các cơ chế ngăn chặn việc mất nước – một vấn đề hóc búa do kích thước quá nhỏ của con vật. Tắc kè lùn quần đảo Virgin có màu nâu sậm ở mặt lưng – thường đi kèm với những vết lốm đốm sẫm màu. Trung bình, chiều dài của chúng là khoảng 18 mm (0,71 in) tính từ mõm tới lỗ huyệt và kích thước gần như nhỏ bằng đồng 10 xu Hoa Kỳ. Con vật có cân nặng tối đa chỉ chừng 0,15 g (0,0053 oz). Tại vùng sau mắt và trên đỉnh cổ có những vằn màu nhạt, đây là một đặc điểm nhận dạng loài tắc kè này. Màu sắc của con đực và con cái không có gì khác biệt nhau, trong khi con cái thì to hơn con đực một chút. Khi rụng hay đứt đuôi thì đuôi của con vật có thể tự mọc lại được. Không có nhiều thông tin về đặc điểm sinh học cũng như quần thể của loài vật này được biết đến. [ Đọc tiếp ]

Tuần 40

Thiết giáp hạm SMS Rheinland vào năm 1910

Lớp thiết giáp hạm Nassau là một nhóm bốn thiết giáp hạm dreadnought được chế tạo cho Hải quân Đế quốc Đức; là sự đáp trả của Đức đối với việc Hải quân Hoàng gia Anh đưa ra hoạt động chiếc thiết giáp hạm “toàn-súng-lớn” Dreadnought mang tính cách mạng. Lớp bao gồm các chiếc Nassau, Rheinland, PosenWestfalen; cả bốn chiếc đều được đặt lườn vào giữa năm 1907 và hoàn tất từ tháng 5 đến tháng 9 năm 1910. So với những thiết giáp hạm Anh Quốc đương thời, những chiếc trong lớp Nassau nhẹ hơn và có chiều rộng mạn thuyền lớn hơn. Tuy nhiên, chúng chậm hơn hai knot (hải lý mỗi giờ), vì những con tàu Đức giữ lại kiểu động cơ hơi nước ba buồng bành trướng đặt dọc so với kiểu động cơ turbine hơi nước công suất mạnh hơn của Anh. Những con tàu này cũng mang cỡ pháo chính nhỏ hơn, 11 inch (280 mm) thay vì cỡ 12 inch (305 mm) trang bị trên các con tàu Anh. Sau khi được đưa ra hoạt động cùng Hạm đội Đức, cả bốn chiếc đã phục vụ như một đơn vị: Đội II thuộc Hải đội Thiết giáp I. NassauPosen đã tham gia Trận chiến vịnh Riga bất phân thắng bại vào năm 1915, khi chúng đối đầu với thiết giáp hạm tiền-dreadnought Slava của Nga. Những chiếc trong lớp Nassau đã tham gia trận Jutland vào ngày 31 tháng 51 tháng 6 năm 1916 trong thành phần Hải đội Thiết giáp II; chúng chỉ bị hư hại nhẹ từ một số ít phát đạn pháo hạng hai bắn trúng cùng một số thương vong giới hạn. Khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc, cả bốn chiếc đều bị phe Đồng Minh thắng trận chiếm giữ như những chiến lợi phẩm, và được bán để tháo dỡ. [ Đọc tiếp ]

Tuần 41

Napoléon dans son cabinet de travail, họa phẩm của Jacques-Louis David, 1812

Napoléon Bonaparte (15 tháng 8 năm 1769 – 5 tháng 5 năm 1821) là một nhà quân sự và chính trị kiệt xuất người Pháp trong và sau cuộc cách mạng Pháp cũng như các cuộc chiến tranh liên quan ở châu Âu. Ông giữ ngôi Hoàng đế Pháp từ năm 1804 đến năm 1815 với đế hiệu là Napoléon I. Cuộc cải cách pháp luật của ông, Bộ luật Napoléon, đã có những ảnh hưởng lớn lên nhiều bộ luật dân sự trên toàn thế giới, nhưng ông được nhớ đến nhất bởi vai trò của mình trong các cuộc chiến tranh mà Pháp phải đương đầu với hàng loạt liên minh, được gọi là các cuộc chiến tranh Napoléon. Ông đã thiết lập quyền bá chủ trên phần lớn lục địa châu Âu và tìm cách truyền bá những lý tưởng của cách mạng Pháp, đồng thời củng cố nền đế chế làm phục hồi những nét của chế độ cũ Pháp (Ancien Régime). Nhờ thắng lợi trong những cuộc chiến này, thường là chống lại đối phương có ưu thế về quân số, ông được coi là một trong những nhà quân sự vĩ đại nhất mọi thời đại, và các chiến dịch của Napoléon được nghiên cứu tại các học viện quân sự trên khắp thế giới. [ Đọc tiếp ]

Tuần 42

Thiết giáp hạm SMS Ostfriesland

SMS Ostfriesland là một thiết giáp hạm dreadnought của Hải quân Đế quốc Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, là chiếc thứ hai trong lớp Helgoland bao gồm bốn chiếc. Ostfriesland được đặt lườn vào tháng 10 năm 1908 tại xưởng tàu của hãng Kaiserliche Werft ở Wilhelmshaven; nó được hạ thủy vào ngày 30 tháng 9 năm 1909 và đưa ra hoạt động cùng hạm đội vào ngày 1 tháng 8 năm 1911. Con tàu được trang bị mười hai khẩu pháo 30,5 xentimét (12,0 in) trên sáu tháp pháo nòng đôi, và đạt được vận tốc tối đa 21,2 hải lý trên giờ (39,3 km/h; 24,4 mph). Ostfriesland được phân về Hải đội Chiến trận 1 thuộc Hạm đội Biển khơi Đức trong hầu hết quãng đời hoạt động của nó, kể cả trong Thế Chiến I. Cùng với ba chiếc tàu chị em cùng lớp Helgoland, ThüringenOldenburg, Ostfriesland tham gia mọi hoạt động hạm đội chủ yếu tại Bắc Hải trong Thế Chiến I chống lại Hạm đội Grand Anh Quốc, bao gồm Trận Jutland vào ngày 31 tháng 51 tháng 6 năm 1916, trận hải chiến lớn nhất của cuộc chiến tranh này. Con tàu cũng hoạt động tại biển Baltic chống lại Hải quân Nga. Nó đã có mặt trong Trận chiến vịnh Riga không thành công vào tháng 8 năm 1915. [ Đọc tiếp ]

Tuần 43

Brian Epstein và Ringo Starr

Brian Samuel Epstein (sinh ngày 19 tháng 9 năm 1934 – mất ngày 27 tháng 8 năm 1967) là một doanh nhân trong lĩnh vực âm nhạc, được biết đến nhiều nhất trong vai trò quản lý của ban nhạc huyền thoại The Beatles cho tới khi ông qua đời. Ông cũng là quản lý của một số nghệ sĩ nổi tiếng khác, trong đó có Gerry & the Pacemakers, Billy J. Kramer, The Fourmost, Cilla Black, The Remo Four, và The Cyrkle. Công ty mà ông quản lý có tên là NEMS, theo tên gọi của cửa hàng cũ của gia đình ông (North End Music Stores, NEMS). Epstein là người đầu tiên gửi những bản thu của The Beatles tới hãng thu âm Decca Records. Tuy nhiên hãng này không hào hứng và quyết định không ký hợp đồng với 4 chàng trai từ Liverpool. Sau khi bị hầu hết các hãng thu âm lớn ở London từ chối thu âm và sản xuất, Epstein quyết định tới EMI, và EMI đồng ý ký hợp đồng với điều kiện phải phát hành ấn phẩm của họ trong hệ thống của NEMS (NEMS là một chuỗi cửa hàng bán đồ miễn thuế có tiếng ở phía Bắc nước Anh). Nhà sản xuất George Martin đã đồng ý ký hợp đồng theo nhãn đĩa Parlophone khi ông còn chưa được biết về thỏa thuận thương mại giữa EMI và NEMS. Martin tiến hành buổi thu đầu tiên với The Beatles vào ngày 6 tháng 6 năm 1962. Martin nói việc Epstein đã chấp nhận nhượng bộ rất nhiều về mặt kinh tế để thu âm cho The Beatles chứng tỏ niềm đam mê và niềm tin của ông vào thành công của 4 chàng trai trẻ. Chính điều đó thuyết phục Martin ký hợp đồng với ban nhạc. [ Đọc tiếp ]

Tuần 44

Tàu chiến–tuần dương SMS Moltke viếng thăm Hampton Roads, Virginia vào năm 1912

SMS Moltke là chiếc dẫn đầu trong lớp tàu chiến–tuần dương Moltke của Hải quân Đế quốc Đức, tên được đặt theo Thống chế Helmuth von Moltke, Tổng tham mưu trưởng quân đội Phổ vào giai đoạn giữa thế kỷ 19. Được đưa ra hoạt động vào ngày 30 tháng 9 năm 1911, nó là chiếc tàu chiến–tuần dương thứ hai được đưa vào hoạt động của Hải quân Đế quốc Đức. Cùng với con tàu chị em Goeben, Moltke là một phiên bản mở rộng tương tự như thiết kế của chiếc tàu chiến–tuần dương Đức Von der Tann trước đó, nhưng có vỏ giáp được tăng cường và được bổ sung thêm một tháp pháo. So với đối thủ Anh đương thời, lớp tàu chiến–tuần dương Indefatigable, Moltke cùng với con tàu chị em Goeben lớn hơn đáng kể và có vỏ giáp tốt hơn. Con tàu đã tham gia hầu hết các hoạt động hạm đội chính được Hải quân Đức tiến hành trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, bao gồm các trận Dogger Bank và trận Jutland tại Bắc Hải cùng trận Riga và Chiến dịch Albion tại biển Baltic. Moltke bị hư hại nhiều lần trong chiến tranh, bị đạn pháo hạng nặng bắn trúng tại Jutland và hai lần trúng ngư lôi của tàu ngầm Anh. Khi chiến tranh kết thúc vào năm 1918, Moltke cùng với phần lớn tàu chiến của Hạm đội Biển khơi bị lưu giữ tại Scapa Flow trong khi các cuộc đàm phán hòa bình diễn ra nhằm quyết định số phận của chúng. Moltke đã bị đánh đắm cùng với hầu hết hạm đội vào ngày 21 tháng 6 năm 1919 nhằm ngăn chúng không bị rơi vào tay người Anh. Xác tàu đắm của nó được cho nổi trở lại vào năm 1927 và được tháo dỡ tại Rosyth từ năm 1927 đến năm 1929. [ Đọc tiếp ]

Tuần 45

Ảnh chụp trailer tại Mỹ của phim Help!

Help! là album phòng thu thứ 5 của ban nhạc huyền thoại The Beatles, được thu âm và sản xuất bởi George Martin. Album được phát hành ngày 5 tháng 8 năm 1965 tại Anh, và 1 tuần sau tại Mỹ. Album là đĩa nhạc từ bộ phim cùng tên năm 1965. Ban nhạc đã tiến hành thu âm trong khoảng thời gian xen kẽ giữa các buổi diễn của mình. Với Help!, The Beatles đã quan tâm nhiều hơn tới phòng thu, nhất là kỹ thuật ghi đè. Họ phát hiện ra nhiều nhạc cụ và hiệu ứng âm thanh mới, thứ mà họ sử dụng sau này trong album bước ngoặt của họ, Rubber Soul. Với Help!, The Beatles đã đi sâu vào các khía cạnh của văn hóa nhạc pop. Phần mặt A là bản soundtrack của bộ phim, trong đó có một số ca khúc nổi tiếng như “You’re Going to Lose That Girl”, nhất là “Help!” và “Ticket to Ride” đều đã được phát hành dưới dạng đĩa đơn. Phần mặt A này cũng là phần đĩa kim của album. Phần mặt B bao gồm 7 bài hát thu âm thêm xung quanh quá trình làm phim và ghi âm album, trong đó có một trong những bản nhạc nổi tiếng nhất lịch sử, “Yesterday”, thu âm bởi Paul McCartney với guitar cùng dàn tứ tấu dây. Help! nhận được rất nhiều đánh giá tích cực. Ngay ở tuần đầu tiên phát hành, album vuơn lên đứng đầu tại UK Albums Chart và còn xuất hiện tại bảng xếp hạng suốt 41 tuần. Ở Mỹ, The Beatles chỉ phát hành album nhạc phim Help!. Trong số 7 bài hát còn lại, 2 bài hát được giới thiệu trong album tiếp theo của The Beatles, Rubber Soul, 2 được xuất hiện trong album Yesterday and Today, và 3 bài còn lại có trong Beatles VI. Tổng hợp lại, các ca khúc của Help! được chia làm 4 đĩa và đều đứng số 1 tại đây. Năm 2012, tạp chí Rolling Stone xếp Help! ở vị trí số 331 trong danh sách 500 album xuất sắc nhất mọi thời đại. [ Đọc tiếp ]

Tuần 46

Tàu chiến–tuần dương HMS Lion

HMS Lion là một tàu chiến–tuần dương của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc, là chiếc dẫn đầu trong lớp của nó, vốn được đặt tên lóng là những “Con mèo Tráng lệ” (Splendid Cats). Chúng được cải tiến đáng kể so với những chiếc trong lớp Indefatigable dẫn trước về tốc độ, vỏ giáp và vũ khí. Lớp Lion nhanh hơn 2 hải lý trên giờ (3,7 km/h; 2,3 mph), thay đổi cỡ nòng dàn pháo chính từ 12 inch (305 mm) lên 13,5 inch (343 mm) với cùng số khẩu pháo, và có đai giáp chính dày đến 9 inch (229 mm) thay vì 6 inch (152 mm) như của lớp Indefatigable. Nó là nhằm đối phó với những tàu chiến–tuần dương đầu tiên của Hải quân Đức, lớp Moltke, vốn lớn hơn nhiều và mạnh mẽ hơn những tàu chiến–tuần dương đầu tiên của Anh, lớp Invincible. Lion đã phục vụ như là soái hạm của lực lượng tàu chiến–tuần dương thuộc Hạm đội Grand Anh Quốc trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ nhất, trừ những giai đoạn nó được sửa chữa hay tái trang bị. Nó đã đánh chìm tàu tuần dương hạng nhẹ Đức Köln trong trận Heligoland Bight, và đã hoạt động như là soái hạm của Phó Đô đốc David Beatty trong các trận Dogger Bank và Jutland. [ Đọc tiếp ]

Tuần 47

Sao Hỏa chụp bởi tàu quỹ đạo Viking 1 năm 1980

Sao Hỏahành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong hệ Mặt Trời. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh. Nó thường được gọi với tên khác là "Hành tinh Đỏ", do sắt ôxít có mặt rất nhiều trên bề mặt hành tinh làm cho bề mặt nó hiện lên với màu đỏ đặc trưng. Sao Hỏa là một hành tinh đất đá với một khí quyển mỏng, với những đặc điểm trên bề mặt có nét giống với cả các hố va chạm trên Mặt Trăng và các núi lửa, thung lũng, sa mạc và chỏm băng ở cực trên Trái Đất. Chu kỳ tự quay và sự tuần hoàn của các mùa trên Hỏa Tinh khá giống với của Trái Đất do sự nghiêng của trục quay tạo ra. Trên Sao Hỏa có ngọn núi Olympus Mons, ngọn núi cao nhất trong Hệ Mặt Trời, và hẻm núi Valles Marineris, hẻm núi dài và rộng nhất trong Thái Dương Hệ. Lòng chảo Borealis bằng phẳng trên bán cầu bắc bao phủ tới 40% diện tích bề mặt hành tinh đỏ và có thể là một hố va chạm khổng lồ trong quá khứ. Cho đến khi tàu Mariner 4 lần đầu tiên bay ngang qua Sao Hỏa vào năm 1965, đã có nhiều suy đoán về sự có mặt của nước lỏng trên bề mặt hành tinh này. [ Đọc tiếp ]

Tuần 48

SMS Oldenburg là một thiết giáp hạm dreadnought của Hải quân Đế quốc Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, là chiếc cuối cùng trong lớp thiết giáp hạm Helgoland bao gồm bốn chiếc. Oldenburg được đặt lườn vào ngày 1 tháng 3 năm 1909 tại xưởng tàu Schichau ở Danzig; nó được hạ thủy vào ngày 30 tháng 6 năm 1910 và đưa ra hoạt động cùng hạm đội vào ngày 1 tháng 5 năm 1912. Con tàu được trang bị mười hai khẩu pháo 30,5 xentimét (12,0 in) trên sáu tháp pháo nòng đôi, và đạt được vận tốc tối đa 21,2 hải lý trên giờ (39,3 km/h; 24,4 mph). Oldenburg được phân về Hải đội Chiến trận 1 thuộc Hạm đội Biển khơi Đức trong hầu hết quãng đời hoạt động của nó, kể cả trong Thế Chiến I. Cùng với ba chiếc tàu chị em cùng lớp Helgoland, OstfrieslandThüringen, Oldenburg tham gia mọi hoạt động hạm đội chủ yếu tại Bắc Hải trong Thế Chiến I chống lại Hạm đội Grand Anh Quốc, bao gồm Trận Jutland vào ngày 31 tháng 5-1 tháng 6 năm 1916, trận hải chiến lớn nhất của cuộc chiến tranh này. Con tàu cũng hoạt động tại biển Baltic chống lại Hải quân Nga. Nó đã có mặt trong Trận chiến vịnh Riga không thành công vào tháng 8 năm 1915, cho dù nó không có hoạt động tác chiến nào. [ Đọc tiếp ]

Tuần 49

Tượng bán thân Demosthenes ở Bảo tàng Louvre

Demosthenes (384–322 trước Công nguyên) là một chính khách và nhà hùng biện xuất chúng người Athena thời Hy Lạp cổ đại. Các bài hùng biện của ông đã trở thành dẫn chứng nổi bật về sức mạnh trí tuệ của người Athena đương thời và cung cấp một cái nhìn sâu sắc về nền chính trị và văn hóa của Hy Lạp cổ đại trong thế kỷ 4 tr.C.N. Ông đã học hỏi nghệ thuật tu từ thông qua việc nghiên cứu diễn văn của các diễn giả vĩ đại trước mình. Demosthenes có bài diễn thuyết tranh tụng đầu tiên vào năm 20 tuổi, trong đó ông đã biện luận thành công để thu hồi tài sản thừa kế từ những người giám hộ. Trong một thời gian ông đã kiếm sống bằng nghề viết diễn văn chuyên nghiệp - logographer, một luật sư, viết các diễn văn cho các vụ kiện cá nhân. Với nghề nghiệp đó, mối quan tâm của Demosthenes đối với chính trị lớn dần. Năm 30 tuổi, ông trình bày bài diễn thuyết chính trị đầu tiên trước công chúng Athena. Ông dành phần lớn phần đời sôi nổi của mình nhằm kêu gọi chống lại sự bành trướng của Macedonia. Ông đã lý tưởng hóa thành bang của mình bằng những lời hùng biện và phấn đấu suốt đời để khôi phục quyền bá chủ cho Athena cũng như động viên đồng bào mình chống lại nhà vua Philipos II của Macedonia. Demosthenes tìm cách bảo vệ nền tự do của Athena và thành lập một liên minh giữa các thành bang Hy Lạp trong một nỗ lực bất thành nhằm ngăn trở mưu đồ thôn tính toàn bộ Hy Lạp. [ Đọc tiếp ]

Tuần 50

Thiết giáp hạm SMS Bayern

Lớp thiết giáp hạm Bayern là một lớp bao gồm bốn thiết giáp hạm "siêu-dreadnought" được Hải quân Đế quốc Đức chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Lớp này bao gồm các chiếc Bayern, Baden, SachsenWürttemberg. Công việc chế tạo các con tàu được bắt đầu ngay trước chiến tranh; Baden được đặt lườn vào năm 1913, BayernSachsen tiếp nối vào năm 1914, còn chiếc cuối cùng trong lớp Württemberg được đặt lườn vào năm 1915. Chỉ có BadenBayern được hoàn tất; do sự ưu tiên trong việc đóng tàu thay đổi khi chiến tranh tiếp diễn, người ta nhận ra tàu ngầm U-boat có giá trị hơn cho các nỗ lực trong chiến tranh, nên việc chế tạo các thiết giáp hạm mới bị chậm lại và cuối cùng bị ngừng lại hẵn. Kết quả là, BayernBaden là những thiết giáp hạm Đức cuối cùng được Hải quân Đế quốc Đức hoàn tất. BayernBaden được đưa ra hoạt động cùng hạm đội vào tháng 7 năm 1916tháng 3 năm 1917; tuy nhiên đã quá trễ để cả hai có thể tham gia vào Jutland, một trận hải chiến lớn nhất của Thế Chiến I vào ngày 31 tháng 5-1 tháng 6 năm 1916. Bayern được điều về một lực lượng hải quân để đẩy lui Hải quân Đế quốc Nga ra khỏi vịnh Riga trong Chiến dịch Albion vào tháng 10 năm 1917, trong lần này con tàu đã bị hư hại nặng bởi một quả thủy lôi và phải rút lui về Kiel để sửa chữa. Baden thay thế cho thiết giáp hạm Friedrich der Grosse trong vai trò soái hạm của Hạm đội Biển khơi Đức, nhưng không tham gia hoạt động tác chiến nào. Cả hai sau đó đều bị lưu giữ tại căn cứ hải quân của Anh ở Scapa Flow theo thỏa thuận Đình chiến vào tháng 11 năm 1918. [ Đọc tiếp ]

Tuần 51

Ngày được ghi trên lịch dài của người Maya.

Hiện tượng 2012 bao gồm hàng loạt những đức tin về thuyết mạt thế cho rằng vào ngày 21 tháng 12 năm 2012 là ngày tận thế hoặc sẽ xảy ra những sự kiện biến đổi lớn. Ngày này được coi là ngày kết thúc của một chu kỳ dài 5.125 năm trong lịch Long Count của người Maya. Đã có những đề xuất về sự liên quan giữa ngày này với sự thẳng hàng của các sao trong thiên văn và những công thức thần số học. Tín đồ New Age giải thích ngày này đánh dấu một thời điểm bắt đầu một thời kỳ mà Trái đất và cư dân sống trên đó có thể sẽ trải qua một sự biến đổi về thể chất hoặc tinh thần, và cho rằng năm 2012 có thể là cột mốc khởi đầu của một kỷ nguyên mới. Những người khác thì cho rằng năm 2012 sẽ đánh dấu sự kết thúc của thế giới hoặc là một thảm họa nhỏ hơn. Cả hai ý kiến này đều phổ biến trong sách và phim tư liệu, và được lan truyền rộng rãi trên các trang web và qua các nhóm thảo luận. Thảm cảnh được đưa ra cho ngày tận thế gồm có: Mặt trời sẽ đạt mức năng lượng cực đại hoặc sự va chạm của Trái đất với một lỗ đen hay với hành tinh “Nibiru”. Các học giả từ nhiều ngành khác nhau đã bác bỏ ý tưởng về những sự kiện tận thế sẽ xảy ra vào năm 2012. Những nhà nghiên cứu chính thống về người Maya cho thấy không tìm được trong bất kỳ tài liệu cổ thư nào còn sót lại của người Maya dự đoán về ngày tận thế sắp xảy ra, và cho rằng ý tưởng về lịch Long Count sẽ "kết thúc" trong năm 2012 là bóp méo lịch sử của người Maya. [ Đọc tiếp ]

Tuần 52

Giải vô địch bóng đá châu Âu năm 2012giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ 14 do Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) tổ chức. Vòng chung kết được tổ chức tại Ba Lan và Ukraina từ ngày 8 tháng 6 đến 1 tháng 7 năm 2012. Đây cũng là lần đầu tiên hai quốc gia này đăng cai giải đấu sau khi được lựa chọn bởi ủy ban điều hành UEFA vào năm 2007. Euro 2012 cũng là vòng chung kết cuối cùng có 16 đội tuyển tranh tài (kể từ Euro 2016 trở đi, sẽ có 24 đội vào vòng chung kết). Vòng sơ loại bao gồm 51 đội tuyển tham dự từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 11 năm 2011. Giải được tổ chức tại 8 sân vận động, trong đó có 5 sân là được xây mới. Ngoài các sân vận động, hai nước chủ nhà còn đầu tư rất lớn vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như đường sắt và đường bộ, theo yêu cầu của UEFA. Trận đấu mở màn của giải là trận hòa 1-1 giữa chủ nhà Ba LanHy Lạp trên sân vận động quốc gia tại Warsaw vào ngày 8 tháng 6 năm 2012 còn trận đấu cuối cùng diễn ra trên sân vận động Olympic, Kiev, Ukraina, nơi đội tuyển Tây Ban Nha đã có chiến thắng 4–0 trước đội tuyển Ý. Qua đó giúp họ trở thành đội đầu tiên bảo vệ thành công chức vô địch châu Âu, và là đội tuyển châu Âu đầu tiên giành ba danh hiệu lớn liên tiếp (trước đó là Euro 2008, World Cup 2010). Tuy vậy, do Tây Ban Nha đã được nhận một suất tham dự Cúp Liên đoàn các châu lục 2013 nhờ vô địch World Cup 2010 nên đội á quân Ý sẽ là đại diện cho UEFA tham dự giải đấu trên. [ Đọc tiếp ]