Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2016/Tuần 12

Bài viết chọn lọc năm 2016
Tuần 11 Tuần 13
Một bức tranh minh họa Pháp thời Trung Cổ về ba giai cấp trong xã hội: tăng lữ, hiệp sĩ và nông dân. Mối quan hệ giữa các giai cấp này nằm trong khuôn khổ của chế độ phong kiến và chế độ trang viên.
Một bức tranh minh họa Pháp thời Trung Cổ về ba giai cấp trong xã hội: tăng lữ, hiệp sĩ và nông dân. Mối quan hệ giữa các giai cấp này nằm trong khuôn khổ của chế độ phong kiến và chế độ trang viên.

Thời kỳ Trung Cổ là giai đoạn trong lịch sử châu Âu bắt đầu từ sự sụp đổ của Đế quốc Tây Rômathế kỷ 5, kéo dài tới thế kỷ 15, hòa vào thời Phục hưngThời đại khám phá. Thời Trung Cổ (Trung Đại) là thời đại thứ hai trong ba thời đại lịch sử theo cách phân kỳ truyền thống của lịch sử phương Tây, cùng với Cổ Đại và Hiện đại. Thời kỳ Trung Cổ tự nó chia làm ba giai đoạn, Sơ kỳ Trung Cổ, Trung kỳ Trung CổHậu kỳ Trung Cổ. Suy giảm dân số, sự đảo ngược đô thị hóa, xâm lược, và di dân, bắt đầu từ Hậu kỳ Cổ đại, tiếp diễn trong thời Sơ kỳ Trung Cổ. Trong thời Trung kỳ Trung Cổ, bắt đầu từ thế kỷ 11, dân số châu Âu tăng nhanh khi các tiến bộ kỹ thuật và thời tiết thuận lợi giúp sản xuất phát triển và theo đó là thương mại phát đạt. Chế độ trang viên và chế độ phong kiến xác lập nên cấu trúc kinh tế-chính trị của xã hội thời Trung kỳ Trung Cổ. Giáo hội Công giáo củng cố sức ảnh hưởng trong khi những cuộc thập tự chinh được kêu gọi để tái chiếm Đất Thánh từ tay người Hồi giáo. Các nhà quân chủ ở nhiều quốc gia củng cố nhà nước trung ương tập quyền, giảm bớt tình trạng cát cứ. Đời sống trí thức ghi nhận sự thống trị của chủ nghĩa kinh viện và sự thành lập những trường đại học, trong khi nghệ thuật chứng kiến phong cách Gothic lên đến đỉnh cao. Thời Hậu kỳ Trung Cổ đánh dấu một loạt những khó khăn và tai họa bao gồm nạn đói, dịch hạch, và chiến tranh, gây suy giảm nghiêm trọng dân số Tây Âu; chỉ riêng Cái chết Đen đã hủy diệt một phần ba dân số châu Âu. [ Đọc tiếp ]