2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024
Bài viết chọn lọc
tháng 6 năm 2018
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Bản danh sách của Schindler

Bản danh sách của Schindler là một bộ phim chính kịch lịch sử của Hoa Kỳ, do Steven Spielberg làm đạo diễn kiêm đồng sản xuất và Steven Zaillian viết kịch bản. Phim dựa theo cuốn tiểu thuyết Schindler's Ark của Thomas Keneally, một tiểu thuyết gia người Úc. Bộ phim dựa trên cuộc đời của Oskar Schindler, một doanh nhân người Đức đã cứu sống hơn một nghìn người, trong đó phần lớn là người Do Thái gốc Ba Lan tị nạn (Schindlerjuden) trong thời kỳ phát xít Đức tàn sát người Do Thái bằng cách thuê họ vào làm trong các nhà máy của ông. Phim có sự tham gia của Liam Neeson trong vai Schindler, Ralph Fiennes trong vai sĩ quan Schutzstaffel (SS) Amon Goeth và Ben Kingsley trong vai kế toán người Do Thái của Schindler Itzhak Stern. Bản danh sách của Schindler ra mắt vào ngày 30 tháng 11 năm 1993 tại Washington, D.C. và được phát hành rộng rãi trên toàn nước Mỹ vào ngày 15 tháng 12 năm 1993. Thường được coi là một trong những bộ phim hay nhất mọi thời đại từng được sản xuất, phim cũng thu được thành công thương mại và giành được bảy giải Oscar, cùng nhiều giải thưởng khác (trong đó có bảy giải BAFTA và ba giải Quả cầu vàng). Năm 2007, Viện phim Mỹ xếp bộ phim này đứng thứ 8 trong danh sách 100 phim Mỹ hay nhất mọi thời đại. [ Đọc tiếp ]

Robert Oppenheimer

Julius Robert Oppenheimer (1904 – 1967) là một nhà vật lý lý thuyết người Mỹ, giáo sư Đại học California tại Berkeley. Là lãnh đạo thời chiến của Phòng thí nghiệm Los Alamos, ông là một trong số những "cha đẻ của bom nguyên tử" với vai trò trong Dự án Manhattan, dự án thời chiến tranh Thế giới thứ II phát triển các vũ khí hạt nhân đầu tiên. Sau chiến tranh, Oppenheimer trở thành chủ tịch của Hội đồng Tư vấn chung đầy ảnh hưởng thuộc Ủy ban Năng lượng nguyên tử Hoa Kỳ, và sử dụng vị trí đó nhằm vận động cho việc kiểm soát quốc tế về năng lượng hạt nhân để ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân cũng như một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân với Liên Xô. Sau khi làm nhiều chính trị gia nổi giận với các quan điểm thẳng thắn của mình, ông đã bị tước quyền miễn trừ an ninh trong một phiên điều trần được biết đến rộng rãi vào năm 1954. Dù thực tế đã mất ảnh hưởng chính trị trực tiếp, Oppenheimer vẫn tiếp tục giảng dạy, viết, và làm việc trong ngành vật lý. Chín năm sau, Tổng thống John F. Kennedy trao tặng Giải Enrico Fermi như là một dấu hiệu phục hồi uy tín chính trị cho ông. Ông là giám đốc của Viện Nghiên cứu Cao cấp ở Princeton trong gần 20 năm. [ Đọc tiếp ]

Captain America: Nội chiến siêu anh hùng

Dàn diễn viên của Captain America: Nội chiến siêu anh hùng trong buổi công chiếu tại Luân Đôn.
Dàn diễn viên của Captain America: Nội chiến siêu anh hùng trong buổi công chiếu tại Luân Đôn.

Captain America: Nội chiến siêu anh hùng là phim điện ảnh siêu anh hùng của Mỹ năm 2016 dựa trên nhân vật truyện tranh Captain America của Marvel Comics, do Marvel Studios sản xuất và Walt Disney Studios Motion Pictures chịu trách nhiệm phân phối. Đây là phần phim tiếp theo của phim điện ảnh Captain America: Kẻ báo thù đầu tiên ra mắt năm 2011 và Captain America 2: Chiến binh mùa đông công chiếu năm 2014, đồng thời cũng là phim điện ảnh thứ mười ba trong loạt phim điện ảnh thuộc Vũ trụ Điện ảnh Marvel (MCU). Phim do bộ đôi anh em Anthony và Joe Russo đạo diễn, với phần kịch bản được chấp bút bởi Christopher Markus và Stephen McFeely. Phim có sự tham gia diễn xuất của Chris Evans, Robert Downey Jr., Scarlett Johansson, Sebastian Stan, Anthony Mackie, Don Cheadle, Jeremy Renner, Chadwick Boseman, Paul Bettany, Elizabeth Olsen, Paul Rudd, Emily VanCamp, Tom Holland, Frank Grillo, William Hurt, và Daniel Brühl. Trong Captain America: Nội chiến siêu anh hùng, sự bất đồng quốc tế đã chia Biệt đội Avengers ra làm hai phe đối nghịch—một do Steve Rogers chỉ huy và một do Tony Stark dẫn đầu. [ Đọc tiếp ]

Giuse Maria Trịnh Văn Căn

Giuse Maria Trịnh Văn Căn (1921 – 1990) là một hồng ydịch giả Công giáo người Việt Nam. Ông nguyên là Tổng giám mục của Tổng giáo phận Hà Nội và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam. Với vai trò lãnh đạo chính của giáo hội Công giáo miền Bắc Việt Nam sau năm 1975, Trịnh Văn Căn được xem là người đã giúp giáo dân miền Bắc vượt qua những khó khăn trong việc sống đạo giữa những đổi thay của đất nước và khi quan hệ giữa chính quyền Việt Nam và Tòa Thánh Vatican có những biến động lớn.

Giuse Maria Trịnh Văn Căn xuất thân trong một gia đình Công giáo tại Hà Nam. Năm 1949, ông được thụ phong linh mục rồi thi hành mục vụ tại Nhà thờ chính tòa Hà Nội với vai trò là linh mục chánh xứ, kiêm đặc trách giáo xứ Kẻ Sét - Thịnh Liệt. Ông được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Tổng giám mục Phó Hà Nội vào năm 1963. Ông cùng thi hành mục vụ với Tổng Giám mục Trịnh Như Khuê cho đến năm 1978, khi Giám mục Khuê đột ngột qua đời và ông đương nhiên kế vị trở thành Tổng giám mục của Tổng giáo phận Hà Nội theo giáo luật. Năm 1979, Giáo hoàng Gioan Phaolô II vinh thăng ông làm Hồng y. Ông trở thành vị Hồng y thứ hai của Giáo hội Công giáo Việt Nam và đã đảm nhiệm cương vị này suốt 11 năm cho đến khi ông qua đời. [ Đọc tiếp ]

Kẽm

Kẽm là một nguyên tố kim loại chuyển tiếp, ký hiệu là Zn và có số nguyên tử là 30. Nó là nguyên tố đầu tiên trong nhóm 12 của bảng tuần hoàn các nguyên tố. Kẽm, trên một số phương diện, có tính chất hóa học giống với magiê, vì ion của chúng có bán kính giống nhau và có số ôxy hoá duy nhất ở điều kiện bình thường là +2. Kẽm là nguyên tố phổ biến thứ 24 trong lớp vỏ Trái Đất và có 5 đồng vị bền. Quặng kẽm phổ biến nhất là quặng sphalerit, một loại kẽm sulfua. Những mỏ khai thác lớn nhất nằm ở Úc, CanadaHoa Kỳ. Công nghệ sản xuất kẽm bao gồm tuyển nổi quặng, thiêu kết, và cuối cùng là chiết tách bằng dòng điện.

Đồng thau là một hợp kim của đồng và kẽm đã bắt đầu được sử dụng muộn nhất từ thế kỷ X TCN tại Judea và thế kỷ VII TCN tại Hy Lạp cổ đại. Mãi cho đến thế kỷ XII thì kẽm nguyên chất mới được sản xuất quy mô lớn ở Ấn Độ, và đến cuối thế kỷ XVI thì người châu Âu mới biết đến kẽm kim loại. Các mỏ ở Rajasthan được khai thác từ thế kỷ VI TCN. Cho đến nay, bằng chứng cổ xưa nhất về kẽm tinh khiết là từ Zawar ở Rajasthan vào khoảng thế kỷ IX, người ta dùng phương pháp chưng cất để tạo ra kẽm nguyên chất. Các nhà giả kim thuật đốt kẽm trong không khí để tạo thành một chất mà họ gọi là "len của nhà triết học" hay "tuyết trắng". [ Đọc tiếp ]